Cơ quan nào có trách nhiệm quản lý Cơ sở dữ liệu về giá? Nguồn kinh phí quản lý Cơ sở dữ liệu về giá bao gồm các nguồn nào?
Cơ quan nào có trách nhiệm quản lý Cơ sở dữ liệu về giá?
Căn cứ theo Điều 24 Nghị định 85/2024/NĐ-CP quy định về việc quản lý cơ sở dữ liệu về giá như sau:
Quản lý cơ sở dữ liệu về giá
1. Bộ Tài chính thống nhất quản lý Cơ sở dữ liệu quốc gia về giá; được quyền giao đơn vị chuyên môn trực thuộc tổ chức việc quản trị, điều hành toàn bộ hoạt động của hệ thống Cơ sở dữ liệu quốc gia về giá.
2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý cơ sở dữ liệu về giá tại địa phương; được quyền giao cho cơ quan, đơn vị trực thuộc tổ chức việc quản trị, điều hành toàn bộ hoạt động của hệ thống cơ sở dữ liệu về giá tại địa phương.
3. Theo chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức, cơ quan, đơn vị được giao tổ chức việc quản trị, điều hành cơ sở dữ liệu về giá theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này phân công đơn vị chuyên môn trực thuộc hoặc đơn vị sự nghiệp công lập để triển khai các hoạt động cụ thể của cơ sở dữ liệu về giá.
...
Như vậy, trách nhiệm quản lý Cơ sở dữ liệu về giá:
- Bộ Tài chính có trách nhiệm thống nhất quản lý Cơ sở dữ liệu quốc gia về giá;
Bộ Tài chính được quyền giao đơn vị chuyên môn trực thuộc tổ chức việc quản trị, điều hành toàn bộ hoạt động của hệ thống Cơ sở dữ liệu quốc gia về giá.
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý cơ sở dữ liệu về giá tại địa phương.
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được quyền giao cho cơ quan, đơn vị trực thuộc tổ chức việc quản trị, điều hành toàn bộ hoạt động của hệ thống cơ sở dữ liệu về giá tại địa phương.
Lưu ý: Theo chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức, cơ quan, đơn vị được giao tổ chức việc quản trị, điều hành cơ sở dữ liệu về giá phân công đơn vị chuyên môn trực thuộc hoặc đơn vị sự nghiệp công lập để triển khai các hoạt động cụ thể của cơ sở dữ liệu về giá.
Cơ quan nào có trách nhiệm quản lý Cơ sở dữ liệu về giá? (hình từ internet)
Nguồn kinh phí quản lý Cơ sở dữ liệu về giá bao gồm các nguồn nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 3 Thông tư 33/2024/TT-BTC quy định như sau:
Kinh phí duy trì, quản lý, vận hành Cơ sở dữ liệu về giá
1. Nguồn kinh phí duy trì, quản lý, vận hành Cơ sở dữ liệu về giá bao gồm:
a) Nguồn chi thường xuyên ngân sách nhà nước theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước được cơ quan có thẩm quyền giao trong dự toán chi ngân sách hàng năm của cơ quan, đơn vị (bao gồm cả nguồn bổ sung trong năm);
b) Nguồn kinh phí từ thu hoạt động sự nghiệp; quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp, quỹ hợp pháp khác (nếu có);
c) Các nguồn kinh phí tài trợ hợp pháp của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, các nguồn thu khác theo quy định của pháp luật.
2. Hằng năm, cơ quan, tổ chức được giao duy trì, quản lý, vận hành cơ sở dữ liệu về giá có trách nhiệm lập dự toán ngân sách phục vụ cho việc duy trì, quản lý, vận hành Cơ sở dữ liệu về giá để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật.
...
Như vậy, nguồn kinh phí quản lý Cơ sở dữ liệu về giá bao gồm các nguồn sau đây:
- Nguồn chi thường xuyên ngân sách nhà nước theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước được cơ quan có thẩm quyền giao trong dự toán chi ngân sách hàng năm của cơ quan, đơn vị (bao gồm cả nguồn bổ sung trong năm);
- Nguồn kinh phí từ thu hoạt động sự nghiệp; quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp, quỹ hợp pháp khác (nếu có);
- Các nguồn kinh phí tài trợ hợp pháp của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, các nguồn thu khác theo quy định của pháp luật.
Có thể khai thác thông tin, dữ liệu từ cơ sở dữ liệu về giá thông qua phương thức nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 26 Nghị định 85/2024/NĐ-CP quy định như sau:
Khai thác thông tin, dữ liệu từ cơ sở dữ liệu về giá
1. Phương thức khai thác:
a) Truy cập, khai thác trực tiếp trên môi trường internet, nền tảng website theo địa chỉ hoặc ứng dụng trên nền tảng di động cho thiết bị di động (nếu có) thông qua hệ thống tài khoản theo quyết định của cơ quan được giao quản trị, điều hành hoạt động của hệ thống cơ sở dữ liệu về giá;
b) Khai thác thông tin, dữ liệu theo yêu cầu bằng văn bản của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền;
c) Khai thác thông tin, dữ liệu theo thỏa thuận cung cấp dịch vụ thông tin giữa cơ quan được giao chủ trì vận hành Cơ sở dữ liệu quốc gia về giá với cơ quan, tổ chức, cá nhân có nhu cầu.
...
Như vậy, có thể khai thác thông tin, dữ liệu từ cơ sở dữ liệu về giá thông qua một trong các phương thức sau:
- Truy cập, khai thác trực tiếp trên môi trường internet, nền tảng website theo địa chỉ hoặc ứng dụng trên nền tảng di động cho thiết bị di động (nếu có) thông qua hệ thống tài khoản theo quyết định của cơ quan được giao quản trị, điều hành hoạt động của hệ thống cơ sở dữ liệu về giá;
- Khai thác thông tin, dữ liệu theo yêu cầu bằng văn bản của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền;
- Khai thác thông tin, dữ liệu theo thỏa thuận cung cấp dịch vụ thông tin giữa cơ quan được giao chủ trì vận hành Cơ sở dữ liệu quốc gia về giá với cơ quan, tổ chức, cá nhân có nhu cầu.
Lưu ý: Các cá nhân, tổ chức bảo đảm thực hiện khai thác thông tin, dữ liệu từ cơ sở dữ liệu về giá theo đúng phân quyền trên hệ thống,
Đồng thời sử dụng thông tin, dữ liệu từ cơ sở dữ liệu về giá đúng mục đích, phù hợp với tính chất, yêu cầu của nhiệm vụ, chịu trách nhiệm trong việc sử dụng, trích dẫn thông tin, dữ liệu từ cơ sở dữ liệu về giá, không được cung cấp thông tin, dữ liệu trực tiếp cho bên thứ ba với mục đích thương mại.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Gia hạn thời gian đóng thầu khi không có nhà thầu tham dự trong thời gian tối thiểu bao lâu?
- Mẫu thuyết minh báo cáo tài chính nhà nước mới nhất? Tải mẫu ở đâu? Báo cáo tài chính nhà nước phải được công khai trong thời hạn bao lâu?
- Mẫu phiếu tự phân tích chất lượng và đánh giá xếp loại của Đảng viên cuối năm? Tải về mẫu phiếu?
- Ghi mẫu 02B Bản kiểm điểm đảng viên phần phương hướng biện pháp khắc phục hạn chế khuyết điểm Đảng viên thế nào?
- Thời gian đặt lệnh MTL, đặt lệnh MOK và đặt lệnh MAK? Nhà đầu tư đặt lệnh MTL, đặt lệnh MOK và đặt lệnh MAK phải nắm rõ điều gì?