Cơ quan nào có thẩm quyền xây dựng quy chế phối hợp vận hành giữa các đập, hồ chứa trên sông suối?
Cơ quan nào có thẩm quyền xây dựng quy chế phối hợp vận hành giữa các đập, hồ chứa trên sông suối?
Căn cứ vào khoản 9 Điều 38 Luật Tài nguyên nước 2023 có quy định như sau:
Quy trình vận hành hồ chứa, liên hồ chứa
...
9. Đối với các hồ chứa không nằm trong danh mục các đập, hồ chứa phải lập quy trình vận hành liên hồ chứa trên các lưu vực sông quy định tại điểm a khoản 7 Điều này, căn cứ yêu cầu bảo đảm an toàn đập, hồ chứa, dòng chảy tối thiểu và yêu cầu phòng, chống lũ, lụt, hạn hán, thiếu nước, cấp nước ở hạ du, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh lập danh mục các đập, hồ chứa trên sông, suối thuộc địa bàn quản lý phải xây dựng quy chế phối hợp vận hành và lấy ý kiến Bộ Tài nguyên và Môi trường trước khi phê duyệt.
Căn cứ danh mục các đập, hồ chứa trên sông, suối thuộc địa bàn quản lý cần phải xây dựng quy chế phối hợp vận hành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức xây dựng quy chế phối hợp vận hành giữa các đập, hồ chứa trên sông, suối và lấy ý kiến Bộ Tài nguyên và Môi trường trước khi ban hành.
Trường hợp các đập, hồ chứa trên sông, suối phải xây dựng quy chế phối hợp vận hành thuộc phạm vi từ hai tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ở hạ du chủ trì xây dựng quy chế phối hợp vận hành và lấy ý kiến Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có liên quan và Bộ Tài nguyên và Môi trường trước khi Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ở hạ du ban hành.
10. Chính phủ quy định chi tiết khoản 4, điểm a khoản 7, khoản 8 và khoản 9 Điều này.
Theo đó, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền tổ chức xây dựng quy chế phối hợp vận hành giữa các đập, hồ chứa trên sông suối và lấy ý kiến Bộ Tài nguyên và Môi trường trước khi ban hành.
Cơ quan nào có thẩm quyền xây dựng quy chế phối hợp vận hành giữa các đập, hồ chứa trên sông suối? (Hình từ Internet)
Trình tự xây dựng quy chế phối hợp vận hành của các đập, hồ chứa trên sông suối thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 55 Nghị định 53/2024/NĐ-CP thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức thực hiện việc xây dựng quy chế phối hợp vận hành của các đập, hồ chứa trên sông, suối thuộc phạm vi quản lý theo trình tự như sau:
(1) Chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công Thương, tổ chức, cá nhân quản lý vận hành đập, hồ chứa và các đơn vị liên quan thực hiện xây dựng quy chế phối hợp vận hành giữa các đập, hồ chứa trên sông, suối thuộc phạm vi quản lý cần phải xây dựng quy chế;
(2) Lấy ý kiến của Bộ Tài nguyên và Môi trường, các cơ quan, tổ chức lưu vực sông (nếu có) và tổ chức, cá nhân có liên quan về dự thảo quy chế phối hợp vận hành giữa các đập, hồ chứa trên sông, suối thuộc phạm vi tỉnh;
(3) Sở Tài nguyên và Môi trường tổng hợp, tiếp thu, giải trình góp ý và hoàn thiện dự thảo quy chế phối hợp vận hành giữa các đập, hồ chứa trên sông, suối và trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt quy chế.
Lưu ý: Trường hợp các đập, hồ chứa phải xây dựng quy chế phối hợp vận hành trên sông, suối thuộc phạm vi từ hai tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ở hạ du của nguồn nước liên tỉnh chủ trì lập danh mục, xây dựng quy chế phối hợp vận hành và lấy ý kiến Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có liên quan trước khi lấy ý kiến Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Trình tự thực hiện việc xây dựng quy chế phối hợp vận hành của các đập, hồ chứa trên sông, suối thuộc phạm vi từ 02 tỉnh trở lên được thực hiện như quy định như trên.
Quy chế phối hợp vận hành hệ thống các đập, hồ chứa trên sông suối gồm những nội dung nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 54 Nghị định 53/2024/NĐ-CP thì nội dung của quy chế phối hợp vận hành giữa các đập, hồ chứa trên sông suối thuộc lưu vực sông đã có quy trình vận hành liên hồ chứa phải phù hợp với các quy định của quy trình vận hành liên hồ chứa trên lưu vực sông và bao gồm các nội dung chính như sau:
- Nguyên tắc vận hành để bảo đảm an toàn công trình, an toàn hạ du, nâng cao hiệu quả phát điện và bảo đảm dòng chảy tối thiểu theo quy định.
- Các thông số kỹ thuật cơ bản của hệ thống hồ chứa.
- Các nguyên tắc phối hợp vận hành trong mùa lũ.
- Các nguyên tắc phối hợp vận hành trong mùa kiệt.
- Trách nhiệm của các đơn vị, quản lý vận hành các hồ đập và các cơ quan chức năng của địa phương liên quan.
Lưu ý: Theo Điều 53 Nghị định 53/2024/NĐ-CP thì Danh mục các đập, hồ chứa trên sông suối phải xây dựng quy chế phối hợp vận hành được xác định dựa trên một số cơ sở chủ yếu như sau:
- Quy mô khai thác, sử dụng nước của công trình; vai trò của đập, hồ chứa trên lưu vực sông.
- Khả năng điều tiết nước của đập, hồ chứa trên lưu vực sông.
- Hiệu quả sử dụng nước của đập, hồ chứa trên lưu vực sông.
- Mức độ tác động, phạm vi ảnh hưởng và biện pháp giảm thiểu tác động do việc vận hành đập, hồ chứa gây ra.
- Yêu cầu bảo đảm an toàn đập, hồ chứa nước, dòng chảy tối thiểu và yêu cầu phòng, chống lũ lụt, hạn hán, thiếu nước, cấp nước ở hạ du.
- Các yêu cầu khác do cơ quan có thẩm quyền yêu cầu.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hạn ngạch thuế quan là gì? Lưu ý điều gì khi áp dụng biện pháp hạn ngạch thuế quan theo quy định?
- Người yêu cầu Tòa án trưng cầu giám định trong tố tụng dân sự có phải nộp tiền tạm ứng chi phí giám định không?
- Nguyên nhân thanh lý rừng trồng? Tổ chức có rừng trồng được thanh lý có trách nhiệm gì sau khi hoàn thành việc thanh lý?
- Trong hồ sơ thanh toán hợp đồng xây dựng theo đơn giá cố định, đề nghị thanh toán của bên nhận thầu cần thể hiện các nội dung gì?
- Nguyên tắc bố trí kinh phí NSNN cải tạo nâng cấp hạng mục công trình trong dự án đã đầu tư xây dựng?