Cơ quan nào có quyền đình chỉ thực hiện chuyến bay? Quyết định đình chỉ thực hiện chuyến bay có hiệu lực khi nào?
- Khi phát hiện chuyến bay không đáp ứng các tiêu chuẩn về an toàn hàng không thì được đình chỉ thực hiện chuyến bay đúng không?
- Cơ quan nào có quyền đình chỉ thực hiện chuyến bay? Quyết định đình chỉ thực hiện chuyến bay có hiệu lực khi nào?
- Trong hoạt động hàng không dân dụng phải tuân thủ bao nhiêu nguyên tắc?
Khi phát hiện chuyến bay không đáp ứng các tiêu chuẩn về an toàn hàng không thì được đình chỉ thực hiện chuyến bay đúng không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 41 Luật Hàng không dân dụng Việt Nam 2006 quy định về việc đình chỉ thực hiện chuyến bay như sau:
Đình chỉ thực hiện chuyến bay
1. Tàu bay chưa khởi hành bị đình chỉ thực hiện chuyến bay khi xảy ra một trong các trường hợp sau đây:
a) Xuất hiện tình huống cấp thiết phục vụ nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền, an ninh quốc gia hoặc phát hiện tàu bay có dấu hiệu vi phạm các quy định về bảo đảm quốc phòng, an ninh;
b) Vi phạm các quy định về tiêu chuẩn đủ điều kiện bay, khai thác tàu bay, an toàn hàng không, an ninh hàng không, thủ tục chuyến bay, lập và thực hiện kế hoạch bay, thực hiện phép bay;
c) Phát hiện chuyến bay có dấu hiệu bị uy hiếp an toàn hàng không, an ninh hàng không;
d) Các trường hợp khác theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
...
Theo quy định trên thì khi tàu bay chưa khởi hành bị đình chỉ thực hiện chuyến bay khi xảy ra một trong các trường hợp sau:
- Xuất hiện tình huống cấp thiết phục vụ nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền, an ninh quốc gia hoặc phát hiện tàu bay có dấu hiệu vi phạm các quy định về bảo đảm quốc phòng, an ninh;
- Vi phạm các quy định về tiêu chuẩn đủ điều kiện bay, khai thác tàu bay, an toàn hàng không, an ninh hàng không, thủ tục chuyến bay, lập và thực hiện kế hoạch bay, thực hiện phép bay;
- Phát hiện chuyến bay có dấu hiệu bị uy hiếp an toàn hàng không, an ninh hàng không;
- Các trường hợp khác theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Như vậy, trong trường hợp mà tàu bay chưa khởi hành mà phát hiện chuyến bay không đáp ứng các tiêu chuẩn về an toàn hàng không thì có thể được đình chỉ thực hiện chuyến bay theo quy định của pháp luật.
Cơ quan nào có quyền đình chỉ thực hiện chuyến bay? (Hình từ internet)
Cơ quan nào có quyền đình chỉ thực hiện chuyến bay? Quyết định đình chỉ thực hiện chuyến bay có hiệu lực khi nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 41 Luật Hàng không dân dụng Việt Nam 2006 quy định về việc đình chỉ thực hiện chuyến bay như sau:
Đình chỉ thực hiện chuyến bay
...
2. Trong trường hợp quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều này, Giám đốc Cảng vụ hàng không hoặc Thanh tra hàng không lập biên bản và ra quyết định đình chỉ thực hiện chuyến bay. Quyết định đình chỉ thực hiện chuyến bay có hiệu lực ngay và phải được gửi cho người chỉ huy tàu bay, cơ sở cung cấp dịch vụ không lưu và các cơ quan, tổ chức hữu quan.
3. Các cơ quan khác có thẩm quyền ra quyết định đình chỉ thực hiện chuyến bay thì quyết định đó có hiệu lực ngay. Quyết định đình chỉ thực hiện chuyến bay phải được gửi ngay sau đó cho Cảng vụ hàng không nơi tàu bay dự định khởi hành.
4. Người chỉ huy tàu bay, người khai thác tàu bay phải tuân thủ quyết định đình chỉ thực hiện chuyến bay và có quyền yêu cầu cơ quan hoặc người ra quyết định làm rõ lý do đình chỉ.
5. Tàu bay bị đình chỉ thực hiện chuyến bay được tiếp tục thực hiện chuyến bay sau khi không còn các căn cứ quy định tại khoản 1 Điều này và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định cho phép tiếp tục thực hiện chuyến bay.
Theo đó, cơ quan có quyền đình chỉ thực hiện chuyến bay được xác định như sau:
- Giám đốc Cảng vụ hàng không hoặc Thanh tra hàng không sẽ có quyền đình chỉ thực hiện chuyến bay đối với trường hợp quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều 41 Luật Hàng không dân dụng Việt Nam 2006.
- Các cơ quan có thẩm quyền khác có quyền đình chỉ thực hiện chuyến bay đối với trường hợp quy định tại các điểm d khoản 1 Điều 41 Luật Hàng không dân dụng Việt Nam 2006.
Và các Quyết định đình chỉ thực hiện chuyến bay đều sẽ có hiệu lực ngay theo quy định của pháp luật.
Ngoài ra, tàu bay bị đình chỉ thực hiện chuyến bay được tiếp tục thực hiện chuyến bay sau khi không còn các căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 41 Luật Hàng không dân dụng Việt Nam 2006 và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định cho phép tiếp tục thực hiện chuyến bay.
Trong hoạt động hàng không dân dụng phải tuân thủ bao nhiêu nguyên tắc?
Căn cứ theo quy định tại Điều 5 Luật Hàng không dân dụng Việt Nam 2006 thì trong hoạt động hàng không dân dụng phải tuân thủ 04 nguyên tắc sau đây:
(1) Tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; bảo đảm an toàn hàng không, an ninh hàng không; bảo đảm yêu cầu quốc phòng, an ninh và khai thác có hiệu quả tiềm năng về hàng không phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
(2) Phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển giao thông vận tải; phát triển đồng bộ cảng hàng không, sân bay, hoạt động bay, phương tiện vận tải và các nguồn lực khác; bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.
(3) Cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng giữa các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia hoạt động hàng không dân dụng.
(4) Mở rộng giao lưu và hợp tác quốc tế trong lĩnh vực hàng không dân dụng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh? Tải mẫu?
- Mẫu công văn yêu cầu bảo hành hàng hóa theo hợp đồng mua bán hàng hóa? Khi nào bên mua phải chịu chi phí bảo hành?
- Việc quản lý trật tự xây dựng phải được thực hiện từ khi nào? Ủy ban nhân dân cấp xã có phải chịu trách nhiệm về quản lý trật tự xây dựng không?
- Mẫu Biên bản thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động mới nhất? Hai bên có thể thỏa thuận để chấm dứt hợp đồng lao động không?
- Sản phẩm hàng hóa vật liệu xây dựng có khả năng gây mất an toàn là gì? Yêu cầu chung về quản lý chất lượng như thế nào?