Cơ quan nào có quyền cấp bản sao điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên?

Cho tôi hỏi, cơ quan nào có quyền cấp bản sao điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên? Việc lưu chiểu điều ước quốc tế nhiều bên được thực hiện như thế nào? Những cơ quan nào phải đăng tải điều ước quốc tế khi nhận được bản sao điều ước quốc tế có hiệu lực do Bộ Ngoại giao gửi? Câu hỏi của anh Ngọc Tân tại Trà Vinh.

Cơ quan nào có quyền cấp bản sao điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên?

Căn cứ theo Điều 61 Luật Điều ước quốc tế 2016 quy định về cấp bản sao điều ước quốc tế như sau:

Cấp bản sao điều ước quốc tế
Bộ Ngoại giao cấp bản sao điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên được lưu trữ, lưu chiểu tại Bộ Ngoại giao cho cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật có liên quan.

Theo quy định trên, Bộ Ngoại giao cấp bản sao điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên được lưu trữ, lưu chiểu tại Bộ Ngoại giao cho cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật có liên quan.

cấp bản sao

Điều ước quốc tế (Hình từ Internet)

Bộ Ngoại giao thực hiện việc lưu chiểu điều ước quốc tế nhiều bên trong trường hợp nào?

Tại Điều 57 Luật Điều ước quốc tế 2016 quy định về lưu chiểu điều ước quốc tế nhiều bên như sau:

Lưu chiểu điều ước quốc tế nhiều bên
Bộ Ngoại giao thực hiện việc lưu chiểu điều ước quốc tế nhiều bên trong trường hợp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được chỉ định là cơ quan lưu chiểu điều ước quốc tế đó.

Như vậy, Bộ Ngoại giao thực hiện việc lưu chiểu điều ước quốc tế nhiều bên trong trường hợp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được chỉ định là cơ quan lưu chiểu điều ước quốc tế đó.

Việc lưu trữ điều ước quốc tế được thực hiện như thế nào?

Căn cứ theo Điều 58 Luật Điều ước quốc tế 2016 quy định lưu trữ điều ước quốc tế như sau:

Lưu trữ điều ước quốc tế
1. Bộ Ngoại giao lưu trữ bản chính điều ước quốc tế hai bên; bản sao điều ước quốc tế nhiều bên mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên được cơ quan lưu chiểu chứng thực; văn kiện phê chuẩn, phê duyệt hoặc gia nhập điều ước quốc tế; giấy ủy quyền đàm phán, ký điều ước quốc tế; giấy ủy nhiệm tham dự hội nghị quốc tế và các văn kiện khác có liên quan.
2. Cơ quan đề xuất có trách nhiệm gửi Bộ Ngoại giao bản chính hoặc bản sao được chứng thực và bản dịch bằng tiếng Việt của điều ước quốc tế, giấy ủy quyền đàm phán, ký điều ước quốc tế của phía nước ngoài theo thời hạn quy định tại Điều 26 và Điều 46 của Luật này.

Theo đó, Bộ Ngoại giao lưu trữ bản chính điều ước quốc tế hai bên; bản sao điều ước quốc tế nhiều bên mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên được cơ quan lưu chiểu chứng thực; văn kiện phê chuẩn, phê duyệt hoặc gia nhập điều ước quốc tế; giấy ủy quyền đàm phán, ký điều ước quốc tế; giấy ủy nhiệm tham dự hội nghị quốc tế và các văn kiện khác có liên quan.

Những cơ quan nào phải đăng tải điều ước quốc tế khi nhận được bản sao điều ước quốc tế có hiệu lực do Bộ Ngoại giao gửi?

Căn cứ theo Điều 60 Luật Điều ước quốc tế 2016 quy định về cấp bản sao điều ước quốc tế như sau:

Đăng tải điều ước quốc tế
1. Điều ước quốc tế có hiệu lực đối với nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam phải được đăng tải trên Công báo nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cổng thông tin điện tử của cơ quan đề xuất, trừ trường hợp có thỏa thuận khác giữa bên Việt Nam và bên ký kết nước ngoài hoặc có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Trong trường hợp có yêu cầu không đăng tải điều ước quốc tế, cơ quan đề xuất trình Thủ tướng Chính phủ quyết định sau khi lấy ý kiến bằng văn bản của Bộ Ngoại giao, Bộ Tư pháp và cơ quan, tổ chức có liên quan. Cơ quan đề xuất có trách nhiệm thông báo nội dung phải thực hiện cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân trực tiếp thực hiện quy định có liên quan của điều ước quốc tế.
2. Cơ quan Công báo đăng tải điều ước quốc tế trên Công báo nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được bản sao điều ước quốc tế có hiệu lực do Bộ Ngoại giao gửi.
3. Cơ quan đề xuất đăng tải điều ước quốc tế trên Cổng thông tin điện tử của cơ quan mình trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày nhận được bản sao điều ước quốc tế có hiệu lực do Bộ Ngoại giao gửi. Trong trường hợp điều ước quốc tế chỉ được ký bằng tiếng nước ngoài thì phải đăng tải cả bản dịch điều ước quốc tế bằng tiếng Việt.
4. Bộ Ngoại giao đăng tải điều ước quốc tế trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Ngoại giao trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày sao lục điều ước quốc tế theo quy định tại Điều 59 của Luật này.

Theo đó, cơ quan Công báo đăng tải điều ước quốc tế trên Công báo nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được bản sao điều ước quốc tế có hiệu lực do Bộ Ngoại giao gửi.

Cơ quan đề xuất đăng tải điều ước quốc tế trên Cổng thông tin điện tử của cơ quan mình trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày nhận được bản sao điều ước quốc tế có hiệu lực do Bộ Ngoại giao gửi. Trong trường hợp điều ước quốc tế chỉ được ký bằng tiếng nước ngoài thì phải đăng tải cả bản dịch điều ước quốc tế bằng tiếng Việt.

Điều ước quốc tế
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Điều ước quốc tế về đầu tư gồm những điều ước nào?
Pháp luật
Mẫu đề nghị giảm thuế theo Điều ước quốc tế đối với cá nhân nước ngoài đăng ký kê khai trực tiếp với cơ quan thuế là mẫu nào?
Pháp luật
Điều ước quốc tế chỉ được thực hiện trên lãnh thổ Việt Nam sau khi đã được chuyển hóa vào pháp luật Việt Nam đúng không?
Pháp luật
Những kế hoạch hàng năm về hoạt động đối ngoại của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch thuộc thẩm quyền phê duyệt của Bộ trưởng là gì?
Pháp luật
Kế hoạch thực hiện các điều ước quốc tế về hoạt động đối ngoại thuộc thẩm quyền phê duyệt của ai?
Pháp luật
Hồ sơ đề xuất gia nhập điều ước quốc tế trong Công an nhân dân gồm những tài liệu nào? Trình tự đề xuất được quy định thế nào?
Pháp luật
Thông báo tạm đình chỉ việc thi hành điều ước quốc tế sẽ được thực hiện những biện pháp dự kiến của mình kể từ khi nào?
Pháp luật
Một điều ước quốc tế không có những quy định về việc rút khỏi điều ước đó nhưng vẫn có thể là đối tượng của việc rút khỏi khi nào?
Pháp luật
Những điều ước quốc tế nào phải được phê duyệt? Ai có thẩm quyền phê duyệt những điều ước quốc tế này?
Pháp luật
Bên nêu lên lý do nhằm chấm dứt điều ước quốc tế sẽ phải thông báo ý định của mình cho các bên khác gồm những nội dung gì?
Pháp luật
Một điều ước quốc tế nhiều bên có bị chấm dứt chỉ vì lý do duy nhất là số lượng các bên trở nên thấp hơn số lượng cần thiết để điều ước có hiệu lực không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Điều ước quốc tế
838 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Điều ước quốc tế

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Điều ước quốc tế

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào