Cơ quan nào chủ trì việc lập kế hoạch vay, trả nợ hằng năm của chính quyền địa phương? Việc lập kế hoạch vay, trả nợ hằng năm của chính quyền địa phương phải đáp ứng các yêu cầu gì?
- Cơ quan nào chủ trì việc lập kế hoạch vay, trả nợ hằng năm của chính quyền địa phương?
- Kế hoạch vay, trả nợ hằng năm của chính quyền địa phương được lập dựa trên các căn cứ nào?
- Việc lập kế hoạch vay, trả nợ hằng năm của chính quyền địa phương phải đáp ứng các yêu cầu gì?
- Nội dung lập kế hoạch vay, trả nợ hằng năm của chính quyền địa phương gồm có những gì?
Cơ quan nào chủ trì việc lập kế hoạch vay, trả nợ hằng năm của chính quyền địa phương?
Căn cứ vào khoản 1 Điều 6 Nghị định 93/2018/NĐ-CP quy định về kế hoạch vay, trả nợ hằng năm của chính quyền địa phương như sau:
Kế hoạch vay, trả nợ hằng năm
1. Hằng năm, cùng với thời gian lập dự toán ngân sách nhà nước, Sở Tài chính chủ trì lập kế hoạch vay, trả nợ của chính quyền địa phương, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, trình Hội đồng nhân dân cùng cấp cho ý kiến trước khi gửi Bộ Tài chính để tổng hợp. Trường hợp do yêu cầu thời gian gửi báo cáo Bộ Tài chính về kế hoạch vay, trả nợ 05 năm của chính quyền địa phương không trùng với kỳ họp Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh báo cáo Thường trực Hội đồng nhân dân cùng cấp cho ý kiến trước khi gửi Bộ Tài chính để tổng hợp, báo cáo Hội đồng nhân dân tại kỳ họp gần nhất.
...
Như vậy, Sở Tài chính chủ trì lập kế hoạch vay, trả nợ của chính quyền địa phương, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, trình Hội đồng nhân dân cùng cấp cho ý kiến trước khi gửi Bộ Tài chính để tổng hợp.
- Trường hợp do yêu cầu thời gian gửi báo cáo Bộ Tài chính về kế hoạch vay, trả nợ 05 năm của chính quyền địa phương không trùng với kỳ họp Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh báo cáo Thường trực Hội đồng nhân dân cùng cấp cho ý kiến trước khi gửi Bộ Tài chính để tổng hợp, báo cáo Hội đồng nhân dân tại kỳ họp gần nhất.
- Việc điều chỉnh kế hoạch vay, trả nợ của chính quyền địa phương hằng năm thực hiện theo quy định tại Điều 52 Luật Ngân sách nhà nước 2015 và Điều 53 Luật Ngân sách nhà nước 2015.
- Trường hợp trong kế hoạch vay và trả nợ hằng năm có nguồn vay từ phát hành trái phiếu chính quyền địa phương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng Đề án sơ bộ phát hành trái phiếu chính quyền địa phương trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh phê duyệt về chủ trương cùng thời điểm phê duyệt kế hoạch vay trả nợ và dự toán ngân sách địa phương hằng năm.
Đề án sơ bộ phát hành trái phiếu chính quyền địa phương bao gồm khối lượng huy động tối đa, mục đích phát hành, dự kiến nguồn trả nợ, dự kiến thời điểm phát hành.
- Hội đồng nhân dân cấp tỉnh xem xét, phê duyệt kế hoạch vay, trả nợ hằng năm cùng với dự toán ngân sách địa phương hằng năm bao gồm:
+ Tổng mức vay của ngân sách địa phương, trong đó phân ra vay để bù đắp bội chi và vay để trả nợ gốc;
+ Các hình thức vay trong đó nêu rõ chủ trương phát hành trái phiếu chính quyền địa phương theo Đề án của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng (nếu có);
+ Kế hoạch trả nợ gốc, lãi, phí trong năm của ngân sách địa phương.
Cơ quan nào chủ trì việc lập kế hoạch vay, trả nợ hằng năm của chính quyền địa phương? (Hình từ Internet)
Kế hoạch vay, trả nợ hằng năm của chính quyền địa phương được lập dựa trên các căn cứ nào?
Căn cứ vào khoản 2 Điều 6 Nghị định 93/2018/NĐ-CP quy định về căn cứ lập kế hoạch vay, trả nợ hằng năm của chính quyền địa phương như sau:
Căn cứ lập kế hoạch vay, trả nợ hằng năm:
- Nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh ở địa phương;
- Phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi ngân sách và tỷ lệ phần trăm (%) phân chia đối với các khoản thu phân chia và mức bổ sung cân đối ngân sách của ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới. Số dư nợ vay, hạn mức tối đa được phép vay và nghĩa vụ trả nợ theo cam kết;
- Văn bản pháp luật của các cấp, cơ quan nhà nước có thẩm quyền hướng dẫn xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước, vay và trả nợ năm sau;
- Kế hoạch tài chính 05 năm, kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm, kế hoạch đầu tư công trung hạn nguồn ngân sách nhà nước;
- Tình hình thực hiện ngân sách nhà nước, vay và trả nợ năm trước.
Việc lập kế hoạch vay, trả nợ hằng năm của chính quyền địa phương phải đáp ứng các yêu cầu gì?
Căn cứ vào khoản 3 Điều 6 Nghị định 93/2018/NĐ-CP quy định về yêu cầu của lập kế hoạch vay, trả nợ hằng năm của chính quyền địa phương như sau:
Yêu cầu của lập kế hoạch vay, trả nợ hằng năm:
- Kế hoạch vay, trả nợ phải tổng hợp theo từng khoản vay, trả nợ theo đúng biểu mẫu, thời hạn do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định;
- Kế hoạch vay, trả nợ được lập trên cơ sở bảo đảm đã ký kết vay và cam kết trả các khoản nợ đến hạn của năm dự toán ngân sách;
- Dự toán vay bù đắp bội chi ngân sách địa phương phải căn cứ vào cân đối ngân sách địa phương, khả năng từng nguồn vay, khả năng trả nợ và trong giới hạn nợ quy định cho từng địa phương, giới hạn an toàn về nợ công theo nghị quyết của Quốc hội.
Nội dung lập kế hoạch vay, trả nợ hằng năm của chính quyền địa phương gồm có những gì?
Căn cứ vào khoản 4 Điều 6 Nghị định 93/2018/NĐ-CP quy định về nội dung lập kế hoạch vay, trả nợ của chính quyền địa phương hằng năm như sau:
- Đánh giá tình hình thực hiện việc quản lý nợ của chính quyền địa phương năm hiện hành;
- Dự kiến dư nợ vay, hạn mức còn được phép vay của chính quyền địa phương năm dự toán ngân sách;
- Dự kiến nhu cầu vay, nguồn vay, phương án vay, chi phí huy động; số vay để bù đắp bội chi, vay để trả nợ gốc; nghĩa vụ trả nợ và dự kiến nguồn trả nợ; rủi ro có thể phát sinh trong năm kế hoạch;
- Các giải pháp chủ yếu để thực hiện chương trình đảm bảo an toàn, bền vững nợ của chính quyền địa phương.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Dấu hợp quy được sử dụng như thế nào? Tổ chức công bố hợp quy sử dụng dấu hợp quy đối với sản phẩm hàng hóa khi nào?
- 09 Trường hợp miễn nhiệm thành viên Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp y tế công lập theo Thông tư 53?
- Đánh giá độ không chắc chắn kết quả kiểm kê khí nhà kính cấp lĩnh vực thực hiện với nguồn phát thải khí nhà kính nào?
- Chi phí bán hàng là gì? Cách hạch toán chi phí bán hàng theo Thông tư 200? Tài khoản chi phí bán hàng?
- Quy định 22 về đình chỉ sinh hoạt đảng? Đảng viên bị khởi tố có bị đình chỉ sinh hoạt đảng không?