Cơ quan chuyên trách trong phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao được sử dụng những biện pháp gì để đấu tranh chống tội phạm?
Cơ quan chuyên trách trong phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao là cơ quan nào?
Cơ quan chuyên trách trong phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (Hình từ Internet)
Theo khoản 3 Điều 3 Nghị định 25/2014/NĐ-CP thì cơ quan chuyên trách phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác có sử dụng công nghệ cao là cơ quan được giao nhiệm vụ chuyên trách tham mưu, tổ chức, trực tiếp thực hiện nhiệm vụ đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác có sử dụng công nghệ cao bao gồm:
- Các đơn vị nghiệp vụ trong Công an nhân dân;
- Các đơn vị nghiệp vụ trong Quân đội nhân dân.
Những biện pháp nào được áp dụng trong tổ chức, đấu tranh chống tội phạm sử dụng công nghệ cao?
Theo khoản 1 Điều 14 Nghị định 25/2014/NĐ-CP khi phát hiện dấu hiệu vi phạm pháp luật, Cơ quan chuyên trách được tiến hành các biện pháp sau đây trong tổ chức, đấu tranh chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác có sử dụng công nghệ cao:
- Áp dụng các biện pháp nghiệp vụ theo quy định của pháp luật để thu thập thông tin, tài liệu, xác minh, làm rõ tội phạm và vi phạm pháp luật khác có sử dụng công nghệ cao;
- Sử dụng phương tiện kỹ thuật nghiệp vụ để kiểm tra, giám sát, phát hiện, thu thập, phục hồi và phân tích thông tin, tài liệu, dữ liệu điện tử phục vụ phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm và các vi phạm pháp luật khác có sử dụng công nghệ cao;
- Yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức cung cấp thông tin, tài liệu, đồ vật, phương tiện liên quan đến tội phạm và vi phạm pháp luật khác có sử dụng công nghệ cao;
- Yêu cầu ngân hàng, tổ chức tín dụng cung cấp thông tin, tài liệu về hoạt động của tài khoản và thông tin, tài liệu khác phục vụ công tác phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm và vi phạm pháp luật khác có sử dụng công nghệ cao theo quy định của pháp luật;
- Yêu cầu các doanh nghiệp viễn thông, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet bố trí mặt bằng, cổng kết nối, các điều kiện kỹ thuật cần thiết để Cơ quan chuyên trách triển khai các phương tiện, biện pháp kỹ thuật kiểm tra, giám sát, thu thập dữ liệu điện tử;
Yêu cầu doanh nghiệp viễn thông, doanh nghiệp công nghệ thông tin, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ thông tin cung cấp thông tin, tài liệu về hoạt động của chủ thuê bao và thông tin, tài liệu khác phục vụ công tác phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm và vi phạm pháp luật khác có sử dụng công nghệ cao;
- Trực tiếp hoặc phối hợp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet, doanh nghiệp viễn thông ngăn chặn, đình chỉ việc truy nhập hệ thống thiết bị, mạng lưới, sử dụng và cung cấp dịch vụ;
- Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
Việc phát hiện, xử lý tội phạm sử dụng công nghệ cao được thực hiện như thế nào?
Căn cứ Điều 13 Nghị định 25/2014/NĐ-CP quy định về phát hiện, xử lý tội phạm và vi phạm pháp luật khác có sử dụng công nghệ cao thông qua hoạt động thanh tra, kiểm tra như sau:
Phát hiện, xử lý tội phạm và vi phạm pháp luật khác có sử dụng công nghệ cao thông qua hoạt động thanh tra, kiểm tra
1. Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có trách nhiệm thường xuyên tự kiểm tra việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình; trường hợp phát hiện tội phạm, hoặc các vi phạm pháp luật khác có sử dụng công nghệ cao thì phải xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị xử lý theo quy định của pháp luật.
2. Cơ quan thanh tra chuyên ngành, Cơ quan chuyên trách thông qua hoạt động thanh tra chủ động phát hiện, xử lý hoặc kiến nghị xử lý tội phạm và vi phạm pháp luật khác có sử dụng công nghệ cao.
3. Trong trường hợp cần thiết, cơ quan thanh tra chuyên ngành đề nghị Cơ quan chuyên trách phối hợp tiến hành thanh tra, xử lý vi phạm đối với các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân nhằm phòng ngừa tội phạm và vi phạm pháp luật khác có sử dụng công nghệ cao.
Theo đó, việc phát hiện, xử lý tội phạm có sử dụng công nghệ cao được thực hiện thông qua các hoạt động sau:
- Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có trách nhiệm thường xuyên tự kiểm tra việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình để phát hiện tội phạm, hoặc các vi phạm pháp luật khác có sử dụng công nghệ cao;
- Cơ quan thanh tra chuyên ngành, Cơ quan chuyên trách thông qua hoạt động thanh tra chủ động phát hiện, xử lý hoặc kiến nghị xử lý tội phạm và vi phạm pháp luật khác có sử dụng công nghệ cao.
- Cơ quan thanh tra chuyên ngành đề nghị Cơ quan chuyên trách phối hợp tiến hành thanh tra, xử lý vi phạm đối với các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp trường hợp cần thiết.
Bên cạnh đó, theo Điều 12 Nghị định 25/2014/NĐ-CP, cá nhân có trách nhiệm tố giác về tội phạm và vi phạm pháp luật khác có sử dụng công nghệ cao với cơ quan Công an, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn hoặc với bất kỳ cơ quan, tổ chức nào.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hạn ngạch thuế quan là gì? Lưu ý điều gì khi áp dụng biện pháp hạn ngạch thuế quan theo quy định?
- Người yêu cầu Tòa án trưng cầu giám định trong tố tụng dân sự có phải nộp tiền tạm ứng chi phí giám định không?
- Nguyên nhân thanh lý rừng trồng? Tổ chức có rừng trồng được thanh lý có trách nhiệm gì sau khi hoàn thành việc thanh lý?
- Trong hồ sơ thanh toán hợp đồng xây dựng theo đơn giá cố định, đề nghị thanh toán của bên nhận thầu cần thể hiện các nội dung gì?
- Nguyên tắc bố trí kinh phí NSNN cải tạo nâng cấp hạng mục công trình trong dự án đã đầu tư xây dựng?