Cơ quan An ninh Điều tra trong Quân đội nhân dân Việt Nam là các cơ quan nào? Tổ chức bộ máy của Cơ quan An ninh Điều tra trong Quân đội nhân dân như thế nào?
- Cơ quan An ninh điều tra trong Quân đội nhân dân Việt Nam là các cơ quan nào?
- Nhiệm vụ và quyền hạn của Cơ quan An ninh Điều tra quân khu và tương đương là gì?
- Cơ quan An ninh Điều tra Bộ Quốc phòng có được tiến hành Điều tra vụ án hình sự thuộc thẩm quyền của Cơ quan An ninh Điều tra quân khu và tương đương không?
Cơ quan An ninh điều tra trong Quân đội nhân dân Việt Nam là các cơ quan nào?
Căn cứ vào Điều 6 Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự 2015 quy định về cơ quan An ninh Điều tra trong Quân đội nhân dân Việt Nam như sau:
Cơ quan Điều tra trong Quân đội nhân dân
1. Cơ quan An ninh điều tra Bộ Quốc phòng; Cơ quan An ninh điều tra quân khu và tương đương.
2. Cơ quan điều tra hình sự Bộ Quốc phòng; Cơ quan điều tra hình sự quân khu và tương đương; Cơ quan điều tra hình sự khu vực.
Như vậy, cơ quan An ninh Điều tra trong Quân đội nhân dân Việt Nam gồm có:
+ Cơ quan An ninh điều tra Bộ Quốc phòng;
+ Cơ quan An ninh điều tra quân khu và tương đương.
Bên cạnh đó, Điều 22 Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự 2015 quy định về tổ chức bộ máy của Cơ quan An ninh Điều tra trong Quân đội nhân dân Việt Nam như sau:
Tổ chức bộ máy của Cơ quan An ninh Điều tra trong Quân đội nhân dân
1. Tổ chức bộ máy của Cơ quan An ninh Điều tra Bộ Quốc phòng gồm có các phòng Điều tra, phòng nghiệp vụ và bộ máy giúp việc.
2. Tổ chức bộ máy của Cơ quan An ninh Điều tra quân khu và tương đương gồm có Ban Điều tra và bộ máy giúp việc.
Căn cứ vào nhiệm vụ và tổ chức của Quân đội nhân dân trong từng thời kỳ, Chính phủ trình Uỷ ban thường vụ Quốc hội quyết định việc thành lập hoặc giải thể Cơ quan An ninh Điều tra quân khu và tương đương.
Cơ quan An ninh điều tra trong Quân đội nhân dân Việt Nam là các cơ quan nào? (Hình từ Internet)
Nhiệm vụ và quyền hạn của Cơ quan An ninh Điều tra quân khu và tương đương là gì?
Căn cứ vào Điều 24 Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự 2015 quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Cơ quan An ninh Điều tra quân khu và tương đương như sau:
(1) Tổ chức công tác trực ban hình sự, tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố; phân loại và giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố thuộc thẩm quyền giải quyết của mình hoặc chuyển ngay đến cơ quan có thẩm quyền để giải quyết.
(2) Cơ quan An ninh Điều tra vụ án hình sự về các tội phạm quy định tại Chương XIII, Chương XXVI và các tội phạm quy định tại các Điều 207, 208, 282, 283, 284, 299, 300, 303, 304, 305, 309, 337, 338, 347, 348, 349 và Điều 350 Bộ luật Hình sự 2015 khi các tội phạm đó thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân;
(3) Kiến nghị với cơ quan, tổ chức hữu quan áp dụng biện pháp khắc phục nguyên nhân, Điều kiện làm phát sinh tội phạm.
(4) Tổ chức sơ kết, tổng kết công tác tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và công tác Điều tra, xử lý tội phạm của Cơ quan An ninh Điều tra quân khu và tương đương báo cáo Thủ trưởng Cơ quan An ninh Điều tra Bộ Quốc phòng.
(5) Giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự.
Cơ quan An ninh Điều tra Bộ Quốc phòng có được tiến hành Điều tra vụ án hình sự thuộc thẩm quyền của Cơ quan An ninh Điều tra quân khu và tương đương không?
Căn cứ vào Điều 23 Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự 2015 quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của Cơ quan An ninh Điều tra Bộ Quốc phòng như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của Cơ quan An ninh Điều tra Bộ Quốc phòng
1. Tổ chức công tác trực ban hình sự, tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố; phân loại và giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố thuộc thẩm quyền giải quyết của mình hoặc chuyển ngay đến cơ quan có thẩm quyền để giải quyết.
2. Tiến hành Điều tra vụ án hình sự thuộc thẩm quyền Điều tra của Cơ quan An ninh Điều tra quân khu và tương đương về những tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp, xảy ra trên địa bàn nhiều quân khu và tương đương hoặc có yếu tố nước ngoài nếu xét thấy cần trực tiếp Điều tra; vụ án đặc biệt nghiêm trọng thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan An ninh điều tra của Quân đội nhân dân do Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hủy để điều tra lại.
3. Hướng dẫn, chỉ đạo nghiệp vụ Điều tra và kiểm tra việc chấp hành pháp luật, nghiệp vụ trong hoạt động Điều tra, xử lý tội phạm của Cơ quan An ninh Điều tra quân khu và tương đương; hướng dẫn Bộ đội biên phòng, lực lượng Cảnh sát biển, các cơ quan khác của Quân đội nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động Điều tra thực hiện hoạt động Điều tra theo thẩm quyền.
4. Kiến nghị với cơ quan, tổ chức hữu quan áp dụng biện pháp khắc phục nguyên nhân, Điều kiện làm phát sinh tội phạm.
5. Tổ chức sơ kết, tổng kết công tác tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và công tác Điều tra, xử lý tội phạm trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của Cơ quan An ninh Điều tra trong Quân đội nhân dân.
6. Giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự.
Như vậy, Cơ quan An ninh Điều tra Bộ Quốc phòng tiến hành:
+ Điều tra vụ án hình sự thuộc thẩm quyền Điều tra của Cơ quan An ninh Điều tra quân khu và tương đương về những tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp, xảy ra trên địa bàn nhiều quân khu và tương đương hoặc có yếu tố nước ngoài nếu xét thấy cần trực tiếp Điều tra;
+ Vụ án đặc biệt nghiêm trọng thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan An ninh điều tra của Quân đội nhân dân do Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hủy để điều tra lại.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Số tiền chiết khấu thương mại của hàng hóa đã bán được tính điều chỉnh trên hóa đơn bán hàng trong trường hợp nào?
- Thời hạn lập giao kế hoạch đầu tư công hằng năm vốn ngân sách trung ương trên Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về đầu tư công?
- Thưởng Tết là gì? Tiền thưởng Tết Âm lịch giữa các nhân viên trong công ty có khác nhau hay không?
- Người yêu cầu giải quyết việc dân sự là ai? Đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự có nội dung như thế nào?
- Hồ sơ, thủ tục xét công nhận đảng viên dự bị thành đảng viên chính thức? Đảng viên dự bị có được biểu quyết không?