Có những loại khoản vay nước ngoài không được Chính phủ bảo lãnh hiện nay và những khoản vay này được áp dụng với các đối tượng nào?
- Thế nào là khoản vay nước ngoài không được Chính phủ bảo lãnh và khoản vay này được áp dụng với những đối tượng nào?
- Có những loại khoản vay nước ngoài không được Chính phủ bảo lãnh hiện nay?
- Mục đích và thỏa thuận trong việc đi vay nước ngoài không được Chính phủ bảo lãnh được quy định như thế nào?
Thế nào là khoản vay nước ngoài không được Chính phủ bảo lãnh và khoản vay này được áp dụng với những đối tượng nào?
Theo khoản 2 Điều 3 Nghị định 219/2013/NĐ-CP định nghĩa về khoản vay nước ngoài không được Chính phủ bảo lãnh như sau:
"Điều 3. Giải thích từ ngữ
...
2. Vay nước ngoài không được Chính phủ bảo lãnh (sau đây gọi là “vay nước ngoài tự vay, tự trả”) là việc Bên đi vay thực hiện vay nước ngoài theo phương thức tự vay, tự chịu trách nhiệm trả nợ với bên cho vay nước ngoài."
Bên cạnh đó, về khoản vay nước ngoài không được Chính phủ bảo lãnh áp dụng với các đối tượng được quy định theo khoản 2 Điều 1 Nghị định 219/2013/NĐ-CP như sau:
"Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
...
2. Doanh nghiệp thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định này (sau đây gọi là “Bên đi vay”) bao gồm:
a) Doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật doanh nghiệp;
b) Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng;
c) Hợp tác xã, liên minh hợp tác xã được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật hợp tác xã."
Như vậy, các doanh nghiệp, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng, hợp tác xã, liên minh hợp tác xã (gọi chung là bên đi vay) muốn thực hiện hoạt động vay nước ngoài không được Chính phủ bảo lãnh phải thuộc một trong các đối tượng được áp dụng khoản vay nước ngoài không được Chính phủ bảo lãnh.
Khoản vay nước ngoài không được Chính phủ bảo lãnh
Có những loại khoản vay nước ngoài không được Chính phủ bảo lãnh hiện nay?
Các loại khoản vay nước ngoài không được Chính phủ bảo lãnh được quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 2 Thông tư 12/2014/TT-NHNN như sau:
"Điều 2. Giải thích từ ngữ
...
1. Khoản vay ngắn hạn nước ngoài tự vay, tự trả (sau đây gọi là khoản vay ngắn hạn nước ngoài) là khoản vay nước ngoài không được Chính phủ bảo lãnh có thời hạn đến một (01) năm.
2. Khoản vay trung, dài hạn nước ngoài tự vay, tự trả (sau đây gọi là khoản vay trung, dài hạn nước ngoài) là khoản vay nước ngoài không được Chính phủ bảo lãnh có thời hạn trên một (01) năm.
..."
Theo đó, có hai loại khoản vay nước ngoài không được Chính phủ bảo lãnh đó là khoản vay ngắn hạn nước ngoài và khoản vay trung, dài hạn nước ngoài.
Mục đích và thỏa thuận trong việc đi vay nước ngoài không được Chính phủ bảo lãnh được quy định như thế nào?
Về mục đích vay nước ngoài được quy định tại Điều 5 Thông tư 12/2014/TT-NHNN như sau:
"Điều 5. Mục đích vay nước ngoài
Bên đi vay được phép vay nước ngoài để phục vụ các mục đích sau đây:
1. Thực hiện phương án sản xuất, kinh doanh, dự án đầu tư sử dụng vốn vay nước ngoài của các đối tượng sau:
a) Của Bên đi vay;
b) Của doanh nghiệp mà Bên đi vay tham gia góp vốn đầu tư trực tiếp (chỉ áp dụng với trường hợp vay trung, dài hạn nước ngoài). Trong trường hợp này, giới hạn mức vay của Bên đi vay trên tổng kim ngạch vay phục vụ phương án sản xuất kinh doanh, dự án đầu tư đó tối đa không vượt quá tỷ lệ góp vốn của Bên đi vay trong doanh nghiệp mà Bên đi vay tham gia góp vốn.
Các phương án sản xuất kinh doanh, dự án đầu tư sử dụng vốn vay nước ngoài quy định tại Khoản này phải được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định có liên quan của pháp luật Việt Nam và phù hợp với phạm vi giấy phép thành lập, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đầu tư, giấy đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã của Bên đi vay hoặc của doanh nghiệp mà Bên đi vay tham gia góp vốn đầu tư trực tiếp.
2. Cơ cấu lại các khoản nợ nước ngoài của Bên đi vay mà không làm tăng chi phí vay."
Về thỏa thuận vay nước ngoài được quy định tại Điều 6 Thông tư 12/2014/TT-NHNN:
"Điều 6. Thỏa thuận vay nước ngoài
1. Thỏa thuận vay nước ngoài phải được ký kết bằng văn bản trước khi thực hiện giải ngân khoản vay và không trái với quy định của pháp luật Việt Nam trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Trường hợp tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài vay ngắn hạn nước ngoài, thỏa thuận vay nước ngoài phải được ký kết bằng văn bản trước hoặc vào thời điểm thực hiện giải ngân khoản vay và không trái với quy định của pháp luật Việt Nam."
Trong các trường hợp được quy định như trên thì mới được thực hiện việc vay nước ngoài không được Chính phủ bảo lãnh.
Tuy nhiên khi vay thì phải tuân thử quy định về việc thỏa thuận vay nước ngoài đã được quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Xe máy lắp gương thời trang có bị phạt không? Lắp gương thời trang bên trái bị phạt trong trường hợp nào?
- Ngày 24 1 có sự kiện gì? Ngày 24 1 cung gì? Ngày 24 1 CBCCVC đã được nghỉ Tết Nguyên đán Ất tỵ chưa?
- Mẫu bài phát biểu chia tay CBCCVC nghỉ hưu sớm do chính sách tinh giản biên chế? Tham khảo mẫu?
- Bài phát biểu tổng kết cuối năm của công ty hay và ý nghĩa? Mẫu bài phát biểu tổng kết cuối năm ngắn gọn?
- Bảng giá tính lệ phí trước bạ với ô tô xe máy 2025 thế nào? Bảng giá tính lệ phí trước bạ với ô tô, xe máy mới nhất?