Giới hạn vay nước ngoài đối với bên đi vay không phải tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài để thực hiện dự án đầu tư là bao nhiêu?
- Giới hạn vay nước ngoài đối với bên đi vay không phải tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài để thực hiện dự án đầu tư là bao nhiêu?
- Bên đi vay nước ngoài không phải là tổ chức tín dụng không được Chính phủ bảo lãnh phải chứng minh mục đích vay nước ngoài thông qua đâu?
- Thỏa thuận vay nước ngoài không được Chính phủ bảo lãnh phải được ký trong thời gian nào?
Giới hạn vay nước ngoài đối với bên đi vay không phải tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài để thực hiện dự án đầu tư là bao nhiêu?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 18 Thông tư 08/2023/TT-NHNN, quy định như sau:
Giới hạn vay nước ngoài
1. Trường hợp vay nước ngoài để thực hiện dự án đầu tư:
a) Số dư nợ gốc của các khoản vay trung, dài hạn trong nước và nước ngoài của bên đi vay (bao gồm cả các khoản vay ngắn hạn được gia hạn và ngắn hạn quá hạn thành trung, dài hạn) phục vụ cho dự án đầu tư tối đa không vượt quá giới hạn vay vốn của dự án đầu tư;
b) Giới hạn vay vốn của dự án đầu tư quy định tại điểm a khoản 1 Điều này là phần chênh lệch giữa tổng vốn đầu tư của dự án đầu tư và vốn góp của nhà đầu tư ghi nhận tại Giấy chứng nhận đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư.
2. Trường hợp vay nước ngoài để thực hiện kế hoạch sản xuất, kinh doanh, dự án khác của bên đi vay:
Số dư nợ vay trung, dài hạn trong nước và nước ngoài của bên đi vay (bao gồm cả các khoản vay ngắn hạn được gia hạn và ngắn hạn quá hạn thành trung, dài hạn) phục vụ cho mục đích này không vượt quá tổng nhu cầu vốn vay tại Phương án sử dụng vốn vay nước ngoài đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật.
...
Như vậy, căn cứ theo quy định nêu trên thì giới hạn vay nước ngoài đối với bên đi vay không phải là tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài để thực hiện dự án đầu tư được quy định như sau:
- Số dư nợ gốc của các khoản vay trung, dài hạn trong nước và nước ngoài của bên đi vay (bao gồm cả các khoản vay ngắn hạn được gia hạn và ngắn hạn quá hạn thành trung, dài hạn) phục vụ cho dự án đầu tư tối đa không vượt quá giới hạn vay vốn của dự án đầu tư.
- Giới hạn vay vốn của dự án đầu tư nêu trên là phần chênh lệch giữa tổng vốn đầu tư của dự án đầu tư và vốn góp của nhà đầu tư ghi nhận tại Giấy chứng nhận đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư.
Giới hạn vay nước ngoài đối với bên đi vay không phải tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài để thực hiện dự án đầu tư là bao nhiêu? (Hình từ internet)
Bên đi vay nước ngoài không phải là tổ chức tín dụng không được Chính phủ bảo lãnh phải chứng minh mục đích vay nước ngoài thông qua đâu?
Căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 17 Thông tư 08/2023/TT-NHNN, quy định như sau:
Mục đích vay nước ngoài
...
4. Bên đi vay nước ngoài phải chứng minh mục đích vay nước ngoài thông qua:
a) Giấy chứng nhận đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư và các quy định hiện hành của pháp luật có liên quan trong trường hợp vay nước ngoài để thực hiện dự án đầu tư của bên đi vay;
b) Phương án sử dụng vốn vay nước ngoài theo quy định tại khoản 3 Điều 7 Thông tư này trong trường hợp vay nước ngoài để thực hiện kế hoạch sản xuất, kinh doanh, dự án khác của bên đi vay;
c) Phương án cơ cấu nợ theo quy định tại Điều 8 Thông tư này trong trường hợp vay nước ngoài cơ cấu lại khoản nợ nước ngoài.
Như vậy, căn cứ theo quy định nêu trên thì bên đi vay nước ngoài không được chính phủ bảo lãnh phải chứng minh mục đích vay như sau:
- Thông qua giấy chứng nhận đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư và các quy định hiện hành của pháp luật có liên quan trong trường hợp vay nước ngoài để thực hiện dự án đầu tư của bên đi vay;
- Thông qua phương án sử dụng vốn vay nước ngoài theo quy định tại khoản 3 Điều 7 Thông tư 08/2023/TT-NHNN trong trường hợp vay nước ngoài để thực hiện kế hoạch sản xuất, kinh doanh, dự án khác của bên đi vay
- Thông qua phương án cơ cấu nợ theo quy định tại Điều 8 Thông tư 08/2023/TT-NHNN trong trường hợp vay nước ngoài cơ cấu lại khoản nợ nước ngoài.
Thỏa thuận vay nước ngoài không được Chính phủ bảo lãnh phải được ký trong thời gian nào?
Căn cứ tại khoản 3 Điều 9 Thông tư 08/2023/TT-NHNN, quy định về thỏa thuận vay nước ngoài như sau:
Thỏa thuận vay nước ngoài
1. Thỏa thuận vay nước ngoài là một hoặc tập hợp một số văn bản ghi nhận thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao hoặc cam kết giao cho bên đi vay một khoản tiền hoặc tài sản (trong trường hợp vay nước ngoài dưới hình thức hợp đồng cho thuê tài chính) để sử dụng vào mục đích xác định trong một thời gian nhất định với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi (nếu có thỏa thuận về lãi).
2. Thỏa thuận vay nước ngoài phải được lập thành văn bản, trường hợp là thỏa thuận dưới hình thức thông điệp dữ liệu điện tử phải tuân thủ quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.
3. Thỏa thuận vay nước ngoài phải được ký kết trước hoặc vào ngày rút vốn khoản vay nước ngoài. Việc ký kết thỏa thuận vay nước ngoài vào ngày rút vốn khoản vay nước ngoài chỉ được thực hiện trong các trường hợp sau:
a) Khoản vay ngắn hạn nước ngoài với điều kiện việc giải ngân khoản vay thực hiện sau khi các bên ký kết thỏa thuận vay;
b) Khoản vay nước ngoài phát sinh từ việc chuyển số tiền thực hiện chuẩn bị đầu tư của các dự án đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư thành vốn vay nước ngoài theo quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối đối với hoạt động vay trả nợ nước ngoài và hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam.
Theo đó, thỏa thuận vay nước ngoài phải được ký kết trước hoặc vào ngày rút vốn khoản vay nước ngoài.
*Lưu ý: Việc ký kết thỏa thuận vay nước ngoài vào ngày rút vốn khoản vay nước ngoài chỉ được thực hiện trong các trường hợp sau:
- Khoản vay ngắn hạn nước ngoài với điều kiện việc giải ngân khoản vay thực hiện sau khi các bên ký kết thỏa thuận vay;
- Khoản vay nước ngoài phát sinh từ việc chuyển số tiền thực hiện chuẩn bị đầu tư của các dự án đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư thành vốn vay nước ngoài theo quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối đối với hoạt động vay trả nợ nước ngoài và hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam.











Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

- Quyền định đoạt là gì? Điều kiện thực hiện quyền định đoạt tài sản là gì? Người không phải là chủ sở hữu tài sản có quyền định đoạt tài sản khi nào?
- Người trưng cầu giám định tư pháp có quyền đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư giới thiệu cá nhân, tổ chức thực hiện giám định tư pháp không?
- Việc nuôi trồng loài ngoại lai có nguy cơ xâm hại chỉ được tiến hành khi nào? Tiêu chí xác định bao gồm những gì?
- Cơ sở đào tạo cao đẳng xác định thí sinh trúng tuyển như thế nào? Hồ sơ nộp sau khi trúng tuyển bao gồm những gì?
- Ban thường vụ cấp ủy cấp tỉnh chịu trách nhiệm trước cơ quan nào? Chức năng của cấp ủy cấp tỉnh được quy định như thế nào?