Habemus Papam là gì? Lịch lễ nhậm chức của Đức giáo hoàng mới nhất? Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động tín ngưỡng tôn giáo?
Habemus Papam là gì? Lịch lễ nhậm chức của Đức giáo hoàng mới nhất?
‘Habemus Papam’ trong tiếng La tinh nghĩa là “Chúng ta đã có Giáo hoàng”.
Tham khảo Lịch lễ nhậm chức của Đức giáo hoàng mới nhất/ Lễ nhậm chức của tân Giáo hoàng Leo XIV dưới đây:
Thời gian: 10h giờ Italia (15h giờ Việt Nam) ngày 18/5/2025
Địa điểm: tại Quảng trường Thánh Peter.
Khói trắng Vatican báo hiệu Đức giáo hoàng mới được chọn đúng không?
Mật nghị Hồng y (hay còn gọi Cơ mật viện bầu Giáo hoàng) là một cuộc họp kín của Hồng y đoàn để bầu ra vị Giám mục của giáo phận Rôma, người sẽ trở thành giáo hoàng của Giáo hội Công giáo thay cho vị giáo hoàng trước đó vừa qua đời hoặc từ chức. Giáo hội Công giáo xem giáo hoàng là người kế vị thánh Phêrô để đứng đầu Giáo hội Công giáo tại trần gian. |
Khói trắng Vatican là sự Báo hiệu rằng một Đức Giáo hoàng mới đã được chọn.
Điều này xảy ra khi một ứng viên nhận được ít nhất 2/3 số phiếu từ các Hồng y tham gia conclave.
Khói trắng Vatican - Báo hiệu rằng một Đức Giáo hoàng mới đã được chọn, thường kèm theo tiếng chuông rung lên từ Nhà thờ Thánh Phêrô để xác nhận.
Thông tin Khói trắng Vatican báo hiệu Đức giáo hoàng mới được chọn đúng không chỉ mang tính chất tham khảo.
Lưu ý:
Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người được quy định tại Điều 6 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016 như sau:
(1) Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào.
(2) Mỗi người có quyền bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo; thực hành lễ nghi tín ngưỡng, tôn giáo; tham gia lễ hội; học tập và thực hành giáo lý, giáo luật tôn giáo.
(3) Mỗi người có quyền vào tu tại cơ sở tôn giáo, học tại cơ sở đào tạo tôn giáo, lớp bồi dưỡng của tổ chức tôn giáo. Người chưa thành niên khi vào tu tại cơ sở tôn giáo, học tại cơ sở đào tạo tôn giáo phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý.
(4) Chức sắc, chức việc, nhà tu hành có quyền thực hiện lễ nghi tôn giáo, giảng đạo, truyền đạo tại cơ sở tôn giáo hoặc địa điểm hợp pháp khác.
(5) Người bị tạm giữ, người bị tạm giam theo quy định của pháp luật về thi hành tạm giữ, tạm giam; người đang chấp hành hình phạt tù; người đang chấp hành biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc có quyền sử dụng kinh sách, bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo.
Bên cạnh đó, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc được quy định tại Điều 7 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016 như sau:
(1) Hoạt động tôn giáo theo hiến chương, điều lệ và văn bản có nội dung tương tự (sau đây gọi chung là hiến chương) của tổ chức tôn giáo.
(2) Tổ chức sinh hoạt tôn giáo.
(3) Xuất bản kinh sách và xuất bản phẩm khác về tôn giáo.
(4) Sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu văn hóa phẩm tôn giáo, đồ dùng tôn giáo.
(5) Cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới cơ sở tôn giáo.
(6) Nhận tài sản hợp pháp do tổ chức, cá nhân trong nước và tổ chức, cá nhân nước ngoài tự nguyện tặng cho.
(7) Các quyền khác theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Đối với người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam thì quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo được quy định tại Điều 8 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016, như sau:
(1) Người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam được Nhà nước Việt Nam tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.
(2) Người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam có quyền:
- Sinh hoạt tôn giáo, tham gia hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo;
- Sử dụng địa điểm hợp pháp để sinh hoạt tôn giáo tập trung;
- Mời chức sắc, chức việc, nhà tu hành là người Việt Nam thực hiện lễ nghi tôn giáo, giảng đạo; mời chức sắc, nhà tu hành là người nước ngoài giảng đạo;
- Vào tu tại cơ sở tôn giáo, học tại cơ sở đào tạo tôn giáo, lớp bồi dưỡng về tôn giáo của tổ chức tôn giáo ở Việt Nam;
- Mang theo xuất bản phẩm tôn giáo, đồ dùng tôn giáo để phục vụ nhu cầu sinh hoạt tôn giáo theo quy định của pháp luật Việt Nam.
(3) Chức sắc, nhà tu hành là người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam được giảng đạo tại cơ sở tôn giáo hoặc địa điểm hợp pháp khác ở Việt Nam.
Habemus Papam là gì? Lịch lễ nhậm chức của Đức giáo hoàng mới nhất? Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động tín ngưỡng tôn giáo? (Hình từ Internet)
Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động tín ngưỡng tôn giáo?
Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động tín ngưỡng tôn giáo được quy định tại Điều 5 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016, cụ thể như sau:
(1) Phân biệt đối xử, kỳ thị vì lý do tín ngưỡng, tôn giáo.
(2) Ép buộc, mua chuộc hoặc cản trở người khác theo hoặc không theo tín ngưỡng, tôn giáo.
(3) Xúc phạm tín ngưỡng, tôn giáo.
(4) Hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo:
- Xâm phạm quốc phòng, an ninh, chủ quyền quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, môi trường;
- Xâm hại đạo đức xã hội; xâm phạm thân thể, sức khỏe, tính mạng, tài sản; xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác;
- Cản trở việc thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân;
- Chia rẽ dân tộc; chia rẽ tôn giáo; chia rẽ người theo tín ngưỡng, tôn giáo với người không theo tín ngưỡng, tôn giáo, giữa những người theo các tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau.
(5) Lợi dụng hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo để trục lợi.






Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Khí thiên nhiên hóa lỏng là khí metan đúng không? Ưu tiên phát triển hạ tầng kho cảng nhập khí thiên nhiên hóa lỏng theo mô hình gì?
- Mẫu biên bản đánh giá công việc mới nhất là mẫu nào? Tải về mẫu biên bản đánh giá công việc ở đâu?
- Mẫu văn nghị luận về lối sống hết mình của tuổi trẻ? Yêu cầu cần đạt của kỹ năng viết văn nghị luận lớp 12 là gì?
- Thánh lễ tấn phong Đức Giáo Hoàng mới ngày mấy? Ở đâu? Ngày Thánh lễ tấn phong Đức Giáo Hoàng có được nghỉ làm?
- Chính thức hoàn thành đề án sáp nhập còn 34 tỉnh thành 2025? Giảm 29 tỉnh và 6714 xã (dự kiến)?