Có những loại bảo lãnh ngân hàng nào? Cam kết bảo lãnh đã hết hiệu lực thì nghĩa vụ bảo lãnh có đồng thời chấm dứt hay không?
Có những loại bảo lãnh ngân hàng nào?
Có những loại bảo lãnh ngân hàng được quy định khoản 1, 2, 3 Điều 3 Thông tư 11/2022/TT-NHNN (Có hiệu lực ngày 01/04/2023) như sau:
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Bảo lãnh ngân hàng là hình thức cấp tín dụng, theo đó bên bảo lãnh là tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cam kết với bên nhận bảo lãnh về việc sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho bên được bảo lãnh khi bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh; bên được bảo lãnh phải nhận nợ và hoàn trả cho bên bảo lãnh theo thỏa thuận đã ký.
2. Bảo lãnh đối ứng là một hình thức bảo lãnh ngân hàng, theo đó bên bảo lãnh đối ứng cam kết với bên bảo lãnh về việc sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với bên bảo lãnh trong trường hợp bên bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho bên được bảo lãnh; bên được bảo lãnh phải nhận nợ và hoàn trả cho bên bảo lãnh đối ứng theo thỏa thuận đã ký.
3. Xác nhận bảo lãnh là một hình thức bảo lãnh ngân hàng, theo đó bên xác nhận bảo lãnh cam kết với bên nhận bảo lãnh về việc bảo đảm khả năng thực hiện nghĩa vụ của bên bảo lãnh đối với bên nhận bảo lãnh. Bên xác nhận bảo lãnh sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho bên bảo lãnh nếu bên bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh; bên bảo lãnh phải nhận nợ và hoàn trả cho bên xác nhận bảo lãnh, đồng thời bên được bảo lãnh phải nhận nợ và hoàn trả cho bên bảo lãnh theo thỏa thuận đã ký.
Theo đó, bảo lãnh đối ứng và xác nhận bảo lãnh được xem là hai hình thức bảo lãnh ngân hàng theo quy định pháp luật hiện hành.
Trước đây, theo quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều 3 Thông tư 07/2015/TT-NHNN (Hết hiệu lực ngày 01/04/2023) bảo lãnh ngân hàng và các hình thức bảo lãnh ngân hàng được quy định như sau:
- Bảo lãnh ngân hàng là hình thức cấp tín dụng, theo đó bên bảo lãnh cam kết với bên nhận bảo lãnh về việc sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho bên được bảo lãnh khi bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh; bên được bảo lãnh phải nhận nợ và hoàn trả cho bên bảo lãnh.
-Bảo lãnh đối ứng là một hình thức bảo lãnh ngân hàng, theo đó bên bảo lãnh đối ứng cam kết với bên bảo lãnh về việc sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với bên bảo lãnh trong trường hợp bên bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho bên được bảo lãnh là khách hàng của bên bảo lãnh đối ứng; bên được bảo lãnh phải nhận nợ và hoàn trả cho bên bảo lãnh đối ứng.
- Xác nhận bảo lãnh là một hình thức bảo lãnh ngân hàng, theo đó bên xác nhận bảo lãnh cam kết với bên nhận bảo lãnh về việc bảo đảm khả năng thực hiện nghĩa vụ của bên bảo lãnh đối với bên nhận bảo lãnh. Bên xác nhận bảo lãnh sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho bên bảo lãnh nếu bên bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ; bên bảo lãnh phải nhận nợ và hoàn trả cho bên xác nhận bảo lãnh, đồng thời bên được bảo lãnh phải nhận nợ và hoàn trả cho bên bảo lãnh.
Theo đó, bảo lãnh đối ứng và xác nhận bảo lãnh được xem là hai hình thức bảo lãnh ngân hàng theo quy định pháp luật hiện hành.
Nghĩa vụ bảo lãnh được thực hiện như thế nào đối với từng hình thức bảo lãnh ngân hàng?
Đối với từng hình thức bảo lãnh ngân hàng thì nghĩa vụ bảo lãnh được thực hiện theo khoản 3 Điều 22 Thông tư 11/2022/TT-NHNN (Có hiệu lực ngày 01/04/2023) như sau:
Thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh
...
3. Thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh:
a) Trường hợp bảo lãnh ngân hàng (trừ trường hợp bảo lãnh đối ứng, xác nhận bảo lãnh):
Trong vòng 5 ngày làm việc tiếp theo sau ngày bên bảo lãnh nhận được hồ sơ yêu cầu thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh hợp lệ theo quy định tại khoản 2 Điều này, bên bảo lãnh có trách nhiệm thực hiện đúng, đầy đủ nghĩa vụ bảo lãnh đã cam kết đối với bên nhận bảo lãnh, đồng thời hạch toán ghi nợ vào tài khoản cho vay bắt buộc số tiền đã trả thay cho bên được bảo lãnh và thông báo cho bên được bảo lãnh biết. Bên được bảo lãnh có nghĩa vụ hoàn trả đầy đủ số tiền bên bảo lãnh đã trả thay và số tiền lãi theo quy định tại khoản 5 Điều này;
b) Trường hợp bảo lãnh đối ứng:
Trong vòng 5 ngày làm việc tiếp theo sau ngày bên bảo lãnh nhận được hồ sơ yêu cầu thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh hợp lệ theo quy định tại khoản 2 Điều này, bên bảo lãnh yêu cầu bên bảo lãnh đối ứng thực hiện trả thay cho bên được bảo lãnh.
Bên bảo lãnh đối ứng thực hiện đúng, đầy đủ nghĩa vụ bảo lãnh đối ứng đã cam kết với bên bảo lãnh, đồng thời hạch toán ghi nợ vào tài khoản cho vay bắt buộc số tiền đã trả thay cho bên được bảo lãnh và thông báo cho bên được bảo lãnh biết. Bên được bảo lãnh có trách nhiệm hoàn trả đầy đủ số tiền bên bảo lãnh đối ứng đã trả thay và số tiền lãi theo quy định tại khoản 5 Điều này.
Trường hợp bên bảo lãnh đối ứng không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ đã cam kết với bên bảo lãnh thì bên bảo lãnh thực hiện đúng, đầy đủ nghĩa vụ bảo lãnh đã cam kết với bên nhận bảo lãnh, đồng thời bên bảo lãnh hạch toán ghi nợ vào tài khoản cho vay bắt buộc số tiền đã trả thay và thông báo cho bên bảo lãnh đối ứng biết. Bên bảo lãnh đối ứng có trách nhiệm hoàn trả đầy đủ số tiền bên bảo lãnh đã trả thay và số tiền lãi theo quy định tại khoản 5 Điều này;
c) Trường hợp xác nhận bảo lãnh:
Trong vòng 5 ngày làm việc tiếp theo sau ngày bên bảo lãnh nhận được hồ sơ yêu cầu thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh hợp lệ theo quy định tại khoản 2 Điều này, bên bảo lãnh thực hiện đúng, đầy đủ nghĩa vụ bảo lãnh đã cam kết với bên nhận bảo lãnh, đồng thời hạch toán ghi nợ vào tài khoản cho vay bắt buộc số tiền đã trả thay cho bên được bảo lãnh và thông báo cho bên được bảo lãnh biết. Bên được bảo lãnh có nghĩa vụ hoàn trả đầy đủ số tiền bên bảo lãnh đã trả thay và số tiền lãi theo quy định tại khoản 5 Điều này.
Trường hợp bên bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ bảo lãnh đã cam kết với bên nhận bảo lãnh thì bên nhận bảo lãnh gửi hồ sơ yêu cầu thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh theo thỏa thuận tại cam kết bảo lãnh cho bên xác nhận bảo lãnh. Trong vòng 5 ngày làm việc tiếp theo sau ngày bên xác nhận bảo lãnh nhận được hồ sơ yêu cầu thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh hợp lệ theo quy định tại khoản 2 Điều này, bên xác nhận bảo lãnh thực hiện đúng, đầy đủ nghĩa vụ đã cam kết đối với bên nhận bảo lãnh, đồng thời hạch toán ghi nợ vào tài khoản cho vay bắt buộc số tiền đã trả thay cho bên bảo lãnh và thông báo cho bên bảo lãnh biết. Bên bảo lãnh có trách nhiệm hoàn trả đầy đủ số tiền bên xác nhận bảo lãnh đã trả thay và số tiền lãi theo quy định tại khoản 5 Điều này, đồng thời yêu cầu bên được bảo lãnh phải nhận nợ và hoàn trả cho bên bảo lãnh.
...
Trước đây, việc thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 21 Thông tư 07/2015/TT-NHNN (Hết hiệu lực ngày 01/04/2023) như sau:
(1) Trường hợp bảo lãnh ngân hàng (trừ trường hợp bảo lãnh đối ứng, xác nhận bảo lãnh):
Chậm nhất sau 5 ngày làm việc kể từ ngày bên bảo lãnh nhận được văn bản yêu cầu thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh hợp lệ theo quy định tại khoản 1 Điều này, bên bảo lãnh có trách nhiệm thực hiện đúng, đầy đủ nghĩa vụ bảo lãnh đã cam kết đối với bên nhận bảo lãnh, đồng thời hạch toán ghi nợ vào tài khoản cho vay bắt buộc số tiền đã trả thay cho bên được bảo lãnh và thông báo cho bên được bảo lãnh biết. Bên được bảo lãnh có nghĩa vụ hoàn trả đầy đủ số tiền bên bảo lãnh đã trả thay và số tiền lãi theo quy định tại khoản 3 Điều này.
(2) Trường hợp bảo lãnh đối ứng:
Chậm nhất sau 5 ngày làm việc kể từ ngày bên bảo lãnh nhận được văn bản yêu cầu thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh hợp lệ theo quy định tại khoản 1 Điều này, bên bảo lãnh thực hiện đúng, đầy đủ nghĩa vụ bảo lãnh đã cam kết với bên nhận bảo lãnh.
Sau khi thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh, bên bảo lãnh gửi văn bản yêu cầu bên bảo lãnh đối ứng thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh đã cam kết kèm hồ sơ theo thỏa thuận tại cam kết bảo lãnh đối ứng. Yêu cầu thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh đối ứng được coi là hợp lệ khi bên bảo lãnh đối ứng nhận được trong thời gian làm việc của bên bảo lãnh đối ứng và trong thời hạn hiệu lực của cam kết bảo lãnh đối ứng. Trường hợp gửi yêu cầu thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh đối ứng dưới hình thức thư bảo đảm qua mạng bưu chính công cộng thì ngày bên bảo lãnh đối ứng nhận được yêu cầu là ngày ký nhận thư bảo đảm.
Chậm nhất sau 5 ngày làm việc kể từ ngày bên bảo lãnh đối ứng nhận được yêu cầu thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh, bên bảo lãnh đối ứng thực hiện đúng, đầy đủ nghĩa vụ bảo lãnh đã cam kết với bên bảo lãnh, đồng thời hạch toán ghi nợ vào tài khoản cho vay bắt buộc số tiền đã trả thay cho bên được bảo lãnh và thông báo cho bên được bảo lãnh biết. Bên được bảo lãnh có trách nhiệm hoàn trả đầy đủ số tiền bên bảo lãnh đối ứng đã trả thay và số tiền lãi theo quy định tại khoản 3 Điều này.
Trường hợp bên bảo lãnh đối ứng không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ đã cam kết với bên bảo lãnh thì bên bảo lãnh hạch toán ghi nợ vào tài khoản cho vay bắt buộc số tiền đã trả thay và thông báo cho bên bảo lãnh đối ứng biết. Bên bảo lãnh đối ứng có trách nhiệm hoàn trả đầy đủ số tiền bên bảo lãnh đã trả thay và số tiền lãi theo quy định tại khoản 3 Điều này.
(3) Trường hợp xác nhận bảo lãnh:
Chậm nhất sau 5 ngày làm việc kể từ ngày bên bảo lãnh nhận được văn bản yêu cầu thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh hợp lệ theo quy định tại khoản 1 Điều này, bên bảo lãnh thực hiện đúng, đầy đủ nghĩa vụ bảo lãnh đã cam kết với bên nhận bảo lãnh, đồng thời hạch toán ghi nợ vào tài khoản cho vay bắt buộc số tiền đã trả thay cho bên được bảo lãnh và thông báo cho bên được bảo lãnh biết. Bên được bảo lãnh có nghĩa vụ hoàn trả đầy đủ số tiền bên bảo lãnh đã trả thay và số tiền lãi theo quy định tại khoản 3 Điều này.
Trường hợp bên bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ bảo lãnh đã cam kết với bên nhận bảo lãnh thì bên nhận bảo lãnh gửi văn bản yêu cầu thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh kèm hồ sơ theo thỏa thuận tại cam kết bảo lãnh cho bên xác nhận bảo lãnh. Yêu cầu thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh được coi là hợp lệ khi bên xác nhận bảo lãnh nhận được trong thời gian làm việc của bên xác nhận bảo lãnh và trong thời hạn hiệu lực của cam kết bảo lãnh. Trường hợp gửi yêu cầu thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh dưới hình thức thư bảo đảm qua mạng bưu chính công cộng thì ngày bên xác nhận bảo lãnh nhận được yêu cầu là ngày ký nhận thư bảo đảm.
Chậm nhất sau 5 ngày làm việc kể từ ngày bên xác nhận bảo lãnh nhận được yêu cầu thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh, bên xác nhận bảo lãnh thực hiện đúng, đầy đủ nghĩa vụ đã cam kết đối với bên nhận bảo lãnh, đồng thời hạch toán ghi nợ vào tài khoản cho vay bắt buộc số tiền đã trả thay cho bên bảo lãnh và thông báo cho bên bảo lãnh biết. Bên bảo lãnh có trách nhiệm hoàn trả đầy đủ số tiền bên xác nhận bảo lãnh đã trả thay và số tiền lãi theo quy định tại khoản 3 Điều này, đồng thời yêu cầu bên được bảo lãnh phải nhận nợ và hoàn trả cho bên bảo lãnh.
Cam kết bảo lãnh hết hiệu lực thì nghĩa vụ bảo lãnh có theo đó mà chấm dứt luôn hay không?
Cam kết bảo lãnh hết hiệu lực thì nghĩa vụ bảo lãnh có theo đó mà chấm dứt theo không?
Cam kết bảo lãnh hết hiệu lực thì nghĩa vụ bảo lãnh có theo đó mà chấm dứt luôn hay không, thì căn cứ theo Điều 23 Thông tư 11/2022/TT-NHNN (Có hiệu lực ngày 01/04/2023) như sau:
Chấm dứt nghĩa vụ bảo lãnh
Nghĩa vụ bảo lãnh chấm dứt trong các trường hợp sau:
1. Nghĩa vụ của bên được bảo lãnh chấm dứt.
2. Nghĩa vụ bảo lãnh đã được thực hiện theo đúng cam kết bảo lãnh.
3. Việc bảo lãnh được hủy bỏ hoặc thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác theo thỏa thuận của bên nhận bảo lãnh và bên bảo lãnh, các bên liên quan khác (nếu có).
4. Cam kết bảo lãnh đã hết hiệu lực.
5. Bên nhận bảo lãnh miễn thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh cho bên bảo lãnh.
6. Theo thỏa thuận của các bên.
7. Nghĩa vụ bảo lãnh chấm dứt trong các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
Như vậy, cam kết bảo lãnh hết hiệu lực thì nghĩa vụ bảo lãnh cũng chấm dứt.
Trước đây, nội dung này được quy định tại Điều 23 Thông tư 07/2015/TT-NHNN (Hết hiệu lực ngày 01/04/2023) quy định một số trường hợp chấm dứt nghĩa vụ bảo lãnh gồm:
- Nghĩa vụ của bên được bảo lãnh chấm dứt.
- Nghĩa vụ bảo lãnh đã được thực hiện theo đúng cam kết bảo lãnh.
- Việc bảo lãnh được hủy bỏ hoặc thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác.
- Cam kết bảo lãnh đã hết hiệu lực.
- Bên nhận bảo lãnh miễn thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh cho bên bảo lãnh.
- Theo thỏa thuận của các bên.
- Theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 22.
- Nghĩa vụ bảo lãnh chấm dứt trong các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
Căn cứ quy định trên, có thể thấy khi cam kết bảo lãnh hết hiệu lực, nghĩa vụ bảo lãnh cũng đồng thời chấm dứt.
Như vậy, bảo lãnh ngân hàng được thực hiện thông qua hình thức bảo lãnh đối ứng và xác nhận bảo lãnh. Việc thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh tùy từng trường hợp được quy định cụ thể tại Thông tư 07/2015/TT-NHNN. Bên cạnh đó, một trong số những trường hợp làm chấm dứt nghĩa vụ bảo lãnh là khi cam kết bảo lãnh đã hết hiệu lực theo quy định của pháp luật hiện hành.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy hoạch làm căn cứ để lập dự án đầu tư xây dựng là cơ sở xem xét cấp giấy phép xây dựng gồm những loại quy hoạch nào?
- Bảng tiêu chí và điểm xếp hạng đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực quan hệ lao động theo Thông tư 11?
- Mẫu danh sách đề nghị tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp vũ trang quần chúng mới nhất là mẫu nào?
- Lỗi phạt nguội bao lâu thì lên hệ thống 2025? Cách check Biển số xe bị phạt nguội trên csgt vn?
- Cán bộ, công chức, viên chức tinh giản biên chế theo Nghị định 29 được hưởng chế độ chính sách tại Nghị định 178 khi nào?