Áp dụng tập quán và lựa chọn giải quyết tranh chấp trong bảo lãnh ngân hàng thế nào theo Thông tư 61/2024?
Áp dụng tập quán và lựa chọn giải quyết tranh chấp trong bảo lãnh ngân hàng thế nào theo Thông tư 61/2024?
Căn cứ tại Điều 8 Thông tư 61/2024/TT-NHNN quy định về áp dụng tập quán và lựa chọn giải quyết tranh chấp trong bảo lãnh ngân hàng như sau:
- Các bên tham gia bảo lãnh ngân hàng, bảo lãnh đối ứng, xác nhận bảo lãnh, đồng bảo lãnh được thỏa thuận áp dụng tập quán thương mại theo quy định tại Điều 3 Luật Các tổ chức tín dụng 2024.
- Việc xử lý tranh chấp phát sinh trong giao dịch bảo lãnh thực hiện theo thỏa thuận của các bên phù hợp với quy định của pháp luật. Trường hợp bảo lãnh có yếu tố nước ngoài hoặc các bên lựa chọn áp dụng tập quán thương mại quốc tế, các bên có thể thỏa thuận pháp luật áp dụng, cơ quan giải quyết tranh chấp (bao gồm cả tòa án hoặc trọng tài thương mại nước ngoài) để giải quyết tranh chấp về giao dịch bảo lãnh.
Như vậy, việc áp dụng tập quán và lựa chọn giải quyết tranh chấp trong bảo lãnh ngân hàng được thực hiện theo quy định như đã nêu trên.
Áp dụng tập quán và lựa chọn giải quyết tranh chấp trong bảo lãnh ngân hàng thế nào theo Thông tư 61/2024? (Hình từ internet)
Quyền và nghĩa vụ của bên nhận bảo lãnh thế nào?
Căn cứ tại Điều 32 Thông tư 61/2024/TT-NHNN quy định về quyền và nghĩa vụ của bên nhận bảo lãnh như sau:
- Quyền của bên nhận bảo lãnh:
+ Yêu cầu bên bảo lãnh, bên xác nhận bảo lãnh thực hiện đúng nghĩa vụ, trách nhiệm theo cam kết bảo lãnh;
+ Khiếu nại bên bảo lãnh, bên xác nhận bảo lãnh trong thời hạn 05 ngày làm việc tiếp theo sau ngày nhận được thông báo từ chối của bên bảo lãnh, bên xác nhận bảo lãnh nếu lý do từ chối thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh của các bên không phù hợp với điều kiện thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh tại cam kết bảo lãnh;
+ Khởi kiện theo quy định của pháp luật khi bên bảo lãnh, bên xác nhận bảo lãnh vi phạm nghĩa vụ đã cam kết;
+ Kiểm tra tính xác thực của cam kết bảo lãnh;
+ Chuyển nhượng quyền, nghĩa vụ của mình cho tổ chức, cá nhân khác theo thỏa thuận của các bên liên quan phù hợp với quy định của pháp luật;
+ Miễn thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh cho bên bảo lãnh, bên xác nhận bảo lãnh;
+ Các quyền khác theo thỏa thuận của các bên phù hợp với quy định của pháp luật.
- Nghĩa vụ của bên nhận bảo lãnh:
+ Thực hiện đầy đủ và đúng nghĩa vụ trong các hợp đồng liên quan đến nghĩa vụ bảo lãnh; thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ được quy định trong cam kết bảo lãnh (nếu có);
+ Thông báo kịp thời cho bên bảo lãnh, bên xác nhận bảo lãnh và các bên liên quan dấu hiệu vi phạm, hành vi vi phạm của bên được bảo lãnh;
+ Chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, đầy đủ, hợp lệ, hợp pháp của các chứng từ, tài liệu xuất trình theo cam kết bảo lãnh và các nội dung tuyên bố trong hồ sơ yêu cầu thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh của bên nhận bảo lãnh;
+ Các nghĩa vụ khác theo thỏa thuận của các bên phù hợp với quy định của pháp luật.
Như vậy, bên nhận bảo lãnh có những quyền và nghĩa vụ theo quy định như đã nêu trên.
Bảo lãnh đối với khách hàng là người không cư trú như thế nào?
Căn cứ tại Điều 12 Thông tư 61/2024/TT-NHNN quy định về bảo lãnh đối với khách hàng là người không cư trú như sau:
- Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chỉ được bảo lãnh ngân hàng cho khách hàng tổ chức là người không cư trú và phải đáp ứng một trong những yêu cầu sau (khách hàng là tổ chức tín dụng ở nước ngoài không phải đáp ứng yêu cầu này):
+ Khách hàng là tổ chức kinh tế thành lập và hoạt động tại nước ngoài có vốn góp của doanh nghiệp Việt Nam dưới hình thức đầu tư quy định tại điểm a, c khoản 1 Điều 52 Luật Đầu tư 2020 hoặc dưới hình thức đầu tư khác quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 52 Luật Đầu tư 2020;
+ Khách hàng ký quỹ đủ 100% giá trị bảo lãnh hoặc có bảo đảm đủ 100% giá trị bảo lãnh bằng tài sản của khách hàng gồm số dư tiền gửi tại chính tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài bảo lãnh và chứng chỉ tiền gửi của chính tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài bảo lãnh;
+ Bên nhận bảo lãnh là người cư trú.
- Chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được bảo lãnh bằng ngoại tệ đối với khách hàng tổ chức là người không cư trú, trừ trường hợp bên nhận bảo lãnh là người cư trú.
- Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khi thực hiện bảo lãnh bằng ngoại tệ cho khách hàng là người không cư trú phải:
+ Tuân thủ quy định của Ngân hàng Nhà nước về quản lý ngoại hối đối với việc cho vay ra nước ngoài và thu hồi nợ bảo lãnh cho người không cư trú;
+ Có quy trình đánh giá, quản lý rủi ro tín dụng, trong đó có rủi ro trong bảo lãnh đối với người không cư trú.
- Ngoài các quy định tại Điều 12 Thông tư 61/2024/TT-NHNN, các nội dung khác về việc bảo lãnh đối với khách hàng là người không cư trú phải thực hiện theo quy định tương ứng tại Thông tư 61/2024/TT-NHNN.
Như vậy, việc bảo lãnh đối với khách hàng là người không cư trú được thực hiện theo quy định như đã nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Để được cấp chứng chỉ hành nghề thiết kế quy hoạch xây dựng hạng 2 cần đáp ứng điều kiện kinh nghiệm như thế nào?
- 11 điểm bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 Hoà Bình chính thức? Hoà Bình bắn pháo hoa 2025 mấy giờ?
- Thơ chúc mừng năm mới Ất Tỵ ngắn gọn, ý nghĩa? Thời điểm bắt đầu năm mới? Có bắn pháo hoa chúc mừng năm mới không?
- Tổ chức tham gia hoạt động xây dựng phải là tổ chức như thế nào? Thời hạn cấp lại chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng khi bị thu hồi chứng chỉ?
- Địa điểm bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 An Giang? Thời gian bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 An Giang như thế nào?