CO form X là gì? CO form X dùng cho nước nào? Mẫu Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (CO form X)?
- CO form X là gì? CO form X dùng cho nước nào?
- Mẫu Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (CO form X) đang áp dụng hiện nay là mẫu nào?
- CO form X phải được đóng dấu cấp sau “Issued Retroactively” khi nào?
- Danh mục các cặp cửa khẩu được phép thông quan hàng nông sản có xuất xứ của Campuchia được hưởng thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam?
CO form X là gì? CO form X dùng cho nước nào?
Căn cứ Điều 1 Thông tư 17/2011/TT-BCT quy định về Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa như sau:
Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa
1. Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (sau đây gọi tắt là C/O) Mẫu X được quy định như mẫu ban hành tại Phụ lục 1, do Bộ Công Thương nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (sau đây gọi tắt là Việt Nam) cấp cho hàng hóa có xuất xứ Việt Nam xuất khẩu sang Vương quốc Campuchia (sau đây gọi tắt là Campuchia).
2. C/O Mẫu S được quy định như mẫu ban hành tại Phụ lục 2, do Bộ Thương mại Campuchia cấp cho hàng hóa có xuất xứ Campuchia xuất khẩu sang Việt Nam.
3. C/O Mẫu X và C/O Mẫu S có màu hồng nhạt (Light Pink, Pantone 700C).
4. Mỗi bộ C/O Mẫu X và C/O Mẫu S gồm một bản gốc (Orginal) và ba bản sao (Duplicate, Triplicate và Quadruplicate).
Theo đó, CO form X hay còn gọi là Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa Mẫu X do Bộ Công Thương nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (gọi tắt là Việt Nam) cấp cho hàng hóa có xuất xứ Việt Nam xuất khẩu sang Vương quốc Campuchia (gọi tắt là Campuchia).
- CO form X có màu hồng nhạt (Light Pink, Pantone 700C).
- Mỗi bộ CO form X gồm một bản gốc (Orginal) và ba bản sao (Duplicate, Triplicate và Quadruplicate).
CO form X là gì? CO form X dùng cho nước nào? (Hình từ Internet)
Mẫu Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (CO form X) đang áp dụng hiện nay là mẫu nào?
Mẫu CO form X - Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa mẫu X đang áp dụng hiện nay là mẫu Phụ lục 1 ban hành kèm Thông tư 17/2011/TT-BCT có dạng như sau:
TẢI VỀ Mẫu CO form X
Lưu ý: Mẫu CO form X - Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa mẫu X ban hành kèm theo Thông tư 17/2011/TT-BCT của Bộ Công Thương thực hiện Quy tắc xuất xứ trong Bản Thỏa thuận về việc thúc đẩy thương mại song phương giữa Bộ Công Thương nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Bộ Thương mại Vương quốc Campuchia áp dụng cho những mặt hàng có xuất xứ từ một bên ký kết được hưởng ưu đãi thuế quan khi nhập khẩu trực tiếp vào lãnh thổ của bên ký kết kia.
CO form X phải được đóng dấu cấp sau “Issued Retroactively” khi nào?
Căn cứ Điều 2 Thông tư 17/2011/TT-BCT quy định về hiệu lực của CO form X như sau:
Hiệu lực của C/O
1. Đối với hàng hóa không áp dụng hạn ngạch thuế quan, hiệu lực của C/O Mẫu S và C/O Mẫu X quy định tại Điều 1 thông tư này là một năm kể từ ngày cấp.
2. Đối với mặt hàng lá thuốc lá và thóc, gạo, C/O Mẫu S quy định tại Điều 1 thông tư này có hiệu lực kể từ ngày cấp đến hết ngày 31 tháng 12 của năm đó.
3. C/O Mẫu S của Campuchia được cấp theo mẫu quy định tại Quyết định số 013/2007/QĐ-BCT của Bộ trưởng Bộ Công Thương ngày 27 tháng 12 năm 2007 về Quy tắc xuất xứ và Thủ tục thực hiện Quy tắc xuất xứ cho Bản thỏa thuận giữa Bộ Công Thương nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Bộ Thương mại Vương quốc Cam-pu-chia có hiệu lực đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2011.
4. C/O Mẫu S và C/O Mẫu X cấp sau khi hàng hóa đã xuất khẩu phải được đóng dấu cấp sau “Issued Retroactively”.
Đối chiếu với quy định trên thì CO form X được cấp sau khi hàng hóa đã xuất khẩu phải được đóng dấu cấp sau “Issued Retroactively”.
Lưu ý: Đối với hàng hóa không áp dụng hạn ngạch thuế quan, hiệu lực của CO form X là một năm kể từ ngày cấp.
Danh mục các cặp cửa khẩu được phép thông quan hàng nông sản có xuất xứ của Campuchia được hưởng thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam?
Căn cứ Phụ lục 3 ban hành kèm theo Quyết định 13/2007/QĐ-BCT có quy định danh mục các cặp cửa khẩu được phép thông quan hàng nông sản có xuất xứ của Campuchia được hưởng thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam như sau:
STT | Phía Việt Nam | Phía Cam-pu-chia |
1 | Lệ Thanh (tỉnh Gia Lai) | Ô Da Đao (tỉnh Rattanakiri) |
2 | Buprăng (tỉnh Đắc Nông) | Ô Răng (tỉnh Mondolkiri) |
3 | Hoa Lư (tỉnh Bình Phước) | Trapaing Sre (tỉnh Kratie) |
4 | Mộc Bài (tỉnh Tây Ninh) | Ba Vét (tỉnh Xvay Riêng) |
5 | Xa Mát (tỉnh Tây Ninh) | Trapaing Plong (tỉnh Công Pông Chàm) |
6 | Tràng Riệc (tỉnh Tây Ninh) | Đa (tỉnh Công Pông Chàm) |
7 | Cà Tum (tỉnh Tây Ninh) | Chăn Mun (tỉnh Công Pông Chàm) |
8 | Tống Lê Chân (tỉnh Tây Ninh) | Sa Tum (tỉnh Công Pông Chàm) |
9 | Phước Tân (tỉnh Tây Ninh) | Bos môn (tỉnh Xvay Riêng) |
10 | Bình Hiệp (tỉnh Long An) | Prây Vo (tỉnh Xvay Riêng) |
11 | Vàm Đồn (tỉnh Long An) | Sre barang (tỉnh Xvay Riêng) |
12 | Mỹ Quý Tây (tỉnh Long An) | Xom Rông (tỉnh Xvay Riêng) |
13 | Dinh Bà (tỉnh Đồng Tháp) | Bon Tia Chak Crây (tỉnh Pray Veng) |
14 | Vĩnh Xương (tỉnh An Giang) và Thường Phước (tỉnh Đồng Tháp) | Ka-oam Samnor (tỉnh Kan Đan) và Koh Rokar (tỉnh Prey Veng) |
15 | Tịnh Biên (tỉnh An Giang) | Phnom Den (tỉnh Ta Keo) |
16 | Khánh Bình (tỉnh An Giang) | Chrây Thum (tỉnh Kan Đan) |
17 | Hà Tiên (tỉnh Kiên Giang) | Prek Chak (tỉnh Cam Pốt) |
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hoạt động bảo lãnh điện tử theo Thông tư 61/2024 ra sao? Trường hợp nào chấm dứt nghĩa vụ bảo lãnh ngân hàng?
- Đề án giải thể đơn vị hành chính cấp huyện có lấy ý kiến của Nhân dân hay không? 06 Nguyên tắc sắp xếp đơn vị hành chính?
- Thư ký Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp y tế công lập do ai bổ nhiệm? Tiêu chuẩn bổ nhiệm Thư ký?
- Quy định về cam kết bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 như thế nào? Bên nhận bảo lãnh có quyền và nghĩa vụ ra sao?
- Tải về mẫu biên bản họp Đại hội đồng cổ đông công ty cổ phần về việc thông qua hợp đồng hợp nhất để thành lập công ty mới?