Có được miễn lệ phí khi làm lại thẻ căn cước công dân đối với công dân là đồng bào dân tộc thiểu số hay không?
- Có được miễn lệ phí khi làm lại thẻ căn cước công dân đối với công dân là đồng bào dân tộc thiểu số hay không?
- Công dân là đồng bào dân tộc thiểu số bị ốm đau, bệnh tật thì có được cấp lại thẻ Căn cước công dân tại nhà không?
- Thời hạn cấp lại thẻ Căn cước công dân tại các huyện miền núi vùng cao là bao nhiêu ngày?
Có được miễn lệ phí khi làm lại thẻ căn cước công dân đối với công dân là đồng bào dân tộc thiểu số hay không?
Căn cứ khoản 1 Điều 5 Thông tư 59/2019/TT-BTC quy định về các trường hợp miễn, không phải nộp lệ phí như sau:
Các trường hợp miễn, không phải nộp lệ phí
1. Các trường hợp miễn lệ phí
a) Đổi thẻ căn cước công dân khi Nhà nước quy định thay đổi địa giới hành chính;
b) Đổi, cấp lại thẻ căn cước công dân cho công dân là bố, mẹ, vợ, chồng, con dưới 18 tuổi của liệt sỹ; thương binh, người hưởng chính sách như thương binh; con dưới 18 tuổi của thương binh và người hưởng chính sách như thương binh; bệnh binh; công dân thường trú tại các xã biên giới; công dân thường trú tại các huyện đảo; đồng bào dân tộc thiểu số ở các xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; công dân thuộc hộ nghèo theo quy định của pháp luật;
c) Đổi, cấp lại thẻ căn cước công dân cho công dân dưới 18 tuổi, mồ côi cả cha lẫn mẹ, không nơi nương tựa.
2. Các trường hợp không phải nộp lệ phí
a) Công dân từ đủ 14 tuổi trở lên làm thủ tục cấp thẻ căn cước công dân lần đầu theo quy định tại khoản 1 Điều 19, khoản 2 Điều 32 Luật căn cước công dân;
b) Đổi thẻ căn cước công dân theo quy định tại Điều 21 và điểm a khoản 3 Điều 32 Luật căn cước công dân;
c) Đổi thẻ căn cước công dân khi có sai sót về thông tin trên thẻ căn cước công dân do lỗi của cơ quan quản lý căn cước công dân.
Như vậy, theo quy định trên thì công dân là đồng bào dân tộc thiểu số ở các xã có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn thuộc trường hợp được được miễn lệ phí khi cấp lại thẻ căn cước công dân.
Do đó, trường hợp công dân là đồng bào dân tộc thiểu số khi làm lại thẻ căn cước công dân thì được miễn lệ phí nếu là đồng bào dân tộc thiểu số ở các xã có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn.
Có được miễn lệ phí khi làm lại thẻ căn cước công dân đối với công dân là đồng bào dân tộc thiểu số hay không? (Hình từ Internet)
Công dân là đồng bào dân tộc thiểu số bị ốm đau, bệnh tật thì có được cấp lại thẻ Căn cước công dân tại nhà không?
Căn cứ khoản 3 Điều 14 Thông tư 59/2021/TT-BCA quy định về tổ chức thu nhận hồ sơ cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân lưu động trong trường hợp cần thiết như sau:
Tổ chức thu nhận hồ sơ cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân lưu động trong trường hợp cần thiết
1. Cơ quan quản lý căn cước công dân các cấp tiến hành thu nhận hồ sơ cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân lưu động nếu xét thấy cần thiết.
2. Cơ quan quản lý căn cước công dân tổ chức cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân tại cơ quan, tổ chức khi có văn bản đề nghị của thủ trưởng các cơ quan này và xét thấy cần thiết.
3. Cơ quan quản lý căn cước công dân tổ chức cấp thẻ Căn cước công dân tại chỗ ở của công dân đối với trường hợp người già yếu, bệnh tật, ốm đau không thể đi lại.
Như vậy, theo quy định, trường hợp công dân là đồng bào dân tộc thiểu số bị ốm đau, bệnh tật không thể đi lại được thì có thể được cơ quan quản lý căn cước công dân tổ chức cấp lại thẻ căn cước công dân tại chỗ ở của công dân.
Thời hạn cấp lại thẻ Căn cước công dân tại các huyện miền núi vùng cao là bao nhiêu ngày?
Căn cứ khoản 2 Điều 25 Luật Căn cước công dân 2014 quy định về thời hạn cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân như sau:
Thời hạn cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân
Kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định tại Luật này, cơ quan quản lý căn cước công dân phải cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân cho công dân trong thời hạn sau đây:
1. Tại thành phố, thị xã không quá 07 ngày làm việc đối với trường hợp cấp mới và đổi; không quá 15 ngày làm việc đối với trường hợp cấp lại;
2. Tại các huyện miền núi vùng cao, biên giới, hải đảo không quá 20 ngày làm việc đối với tất cả các trường hợp;
3. Tại các khu vực còn lại không quá 15 ngày làm việc đối với tất cả các trường hợp;
4. Theo lộ trình cải cách thủ tục hành chính, Bộ trưởng Bộ Công an quy định rút ngắn thời hạn cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân.
Như vậy, theo quy định, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan quản lý căn cước công dân phải cấp lại thẻ Căn cước công dân cho công dân trong thời hạn không quá 20 ngày làm việc đối với trường hợp công dân sinh sống tại các huyện miền núi vùng cao.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Việc quản lý trật tự xây dựng phải được thực hiện từ khi nào? Ủy ban nhân dân cấp xã có phải chịu trách nhiệm về quản lý trật tự xây dựng không?
- Mẫu Biên bản thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động mới nhất? Hai bên có thể thỏa thuận để chấm dứt hợp đồng lao động không?
- Sản phẩm hàng hóa vật liệu xây dựng có khả năng gây mất an toàn là gì? Yêu cầu chung về quản lý chất lượng như thế nào?
- Tổng hợp mẫu vẽ tranh vẽ ngày tết đơn giản 2025 đẹp nhất? Đánh giá định kỳ, thường xuyên học sinh tiểu học thế nào?
- Thẩm quyền ký thỏa thuận cấp bảo lãnh, cam kết bảo lãnh và văn bản cam kết phát hành thư bảo lãnh theo Thông tư 61/2024?