Có cần lắp đèn cảnh báo khi chở hóa chất nguy hiểm không? Một xe ô tô có được chở nhiều hóa chất nguy hiểm không?
Có cần lắp đèn cảnh báo khi chở hàng hóa nguy hiểm không?
Căn cứ khoản 3 Điều 51 Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 quy định về bảo đảm đối với phương tiện giao thông đường bộ vận chuyển hàng hoá nguy hiểm như sau:
Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ đối với phương tiện giao thông đường bộ vận chuyển hàng hoá nguy hiểm
1. Hàng hóa nguy hiểm là hàng hóa có chứa các chất hoặc vật phẩm nguy hiểm khi chở trên đường bộ có khả năng gây nguy hại tới tính mạng, sức khỏe con người, môi trường, an toàn và an ninh quốc gia.
2. Việc vận chuyển hàng hoá nguy hiểm phải có giấy phép vận chuyển; trong trường hợp cần thiết, đơn vị vận chuyển hàng hoá nguy hiểm phải bố trí người áp tải để bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ.
3. Xe ô tô vận chuyển hàng hoá nguy hiểm phải dán biểu trưng nhận diện hàng hóa nguy hiểm; lắp đèn, tín hiệu cảnh báo.
4. Người lái xe hoặc người áp tải vận chuyển hàng hóa nguy hiểm phải được tập huấn về vận chuyển hàng hóa nguy hiểm.
…
Theo đó, xe ô tô chở hàng hoá nguy hiểm lắp đèn cảnh báo khi tham gia lưu thông trên đường.
Ngoài ra, việc vận chuyển hàng hoá nguy hiểm phải có giấy phép vận chuyển. Trong trường hợp cần thiết, đơn vị vận chuyển hàng hoá nguy hiểm phải bố trí người áp tải để bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ.
Có cần lắp đèn cảnh báo khi chở hóa chất nguy hiểm không? Một xe ô tô có được chở nhiều hóa chất nguy hiểm không? (Hình từ Internet)
Một xe ô tô có được chở nhiều loại hàng hóa nguy hiểm không?
Căn cứ khoản 2 Điều 9 Nghị định 161/2024/NĐ-CP quy định về phương tiện vận chuyển hàng hóa nguy hiểm như sau:
Điều kiện đối với phương tiện vận chuyển hàng hóa nguy hiểm
1. Phương tiện vận chuyển phải đủ điều kiện tham gia giao thông theo quy định của pháp luật. Thiết bị chuyên dùng của phương tiện vận chuyển hàng hóa nguy hiểm phải bảo đảm tiêu chuẩn quốc gia hoặc quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hoặc theo quy định của bộ quản lý chuyên ngành.
2. Phương tiện vận chuyển hàng hóa nguy hiểm phải thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 51 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ. Nếu trên một phương tiện có nhiều loại hàng hóa nguy hiểm khác nhau thì phương tiện phải dán đủ biểu trưng của các loại hàng hóa đó. Vị trí dán biểu trưng ở hai bên, phía trước và phía sau của phương tiện bảo đảm dễ quan sát, nhận biết.
3. Phương tiện vận chuyển hàng hóa nguy hiểm, sau khi dỡ hết hàng hóa nguy hiểm nếu không tiếp tục vận tải loại hàng hóa đó thì người vận tải, lái xe phải có trách nhiệm làm sạch và bóc hoặc xóa biểu trưng nguy hiểm trên phương tiện đó.
Theo đó, một phương tiện có thể chở nhiều loại hàng hóa nguy hiểm khác nhau.
Ngoài ra, khi chở nhiều loại hàng hóa nguy hiểm khách nhau thì cần phải dán đủ biểu trưng của các loại hàng hóa đó trên phương tiện. Vị trí dán biểu trưng ở hai bên, phía trước và phía sau của phương tiện bảo đảm dễ quan sát, nhận biết.
Xe ô tô chở hàng hóa nguy hiểm không lắp đèn cảnh báo tham gia giao thông bị phạt bao nhiêu tiền?
Căn cứ khoản 3 Điều 23 Nghị định 168/2024/NĐ-CP quy định xử phạt về vận chuyển hàng hóa nguy hiểm như sau:
Xử phạt, trừ điểm giấy phép lái xe của người điều khiển xe ô tô thực hiện hành vi vi phạm quy định về vận chuyển hàng hóa nguy hiểm
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi vận chuyển hàng hóa nguy hiểm mà không làm sạch hoặc không bóc (xóa) biểu trưng nguy hiểm trên phương tiện khi không tiếp tục vận chuyển loại hàng hóa đó.
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi vận chuyển hàng hóa nguy hiểm mà không mang theo hồ sơ vận chuyển hàng hóa nguy hiểm do người thuê vận tải cung cấp theo quy định, giấy chứng nhận hoàn thành chương trình tập huấn an toàn hàng hóa nguy hiểm phù hợp với loại, nhóm hàng hóa nguy hiểm đang vận chuyển (nếu có).
3. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với hành vi vận chuyển hàng nguy hiểm mà xe ô tô không dán nhãn, biểu trưng nhận diện hàng hóa nguy hiểm; xe ô tô không lắp đèn hoặc tín hiệu cảnh báo theo quy định.
4. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với hành vi vận chuyển hàng hóa nguy hiểm là thuốc nổ, khí đốt, xăng, dầu và các chất dễ cháy, nổ, chất rắn khử nhạy khác đi qua các công trình hầm có chiều dài từ 100 mét trở lên.
…
7. Ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, người điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm còn bị trừ điểm giấy phép lái xe như sau:
a) Thực hiện hành vi quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều này bị trừ điểm giấy phép lái xe 02 điểm;
b) Thực hiện hành vi quy định tại khoản 5 Điều này bị trừ điểm giấy phép lái xe 04 điểm
Theo đó, đối với hành vi chở hàng là hàng hóa nguy hiểm mà xe ô tô không lắp đèn cảnh báo sẽ bị áp dụng mức phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng.
Ngoài bị áp dụng hình thức xử phạt bằng tiền người điều khiển phương tiện vi phạm chở hàng hóa nguy hiểm mà xe ô tô không lắp đèn hoặc cảnh báo còn bị trừ 02 điểm giấy phép lái xe (căn cứ theo điểm a khoản 7 Điều 23 Nghị định 168/2024/NĐ-CP).










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Sáp nhập xã: Mức trợ cấp của trưởng thôn tổ trưởng tổ dân phố khi thực hiện tinh giản biên chế là bao nhiêu?
- Công tác phối hợp tìm kiếm cứu nạn trên biển là gì? Nguyên tắc phối hợp ra sao? Công tác phối hợp thế nào?
- Đã có Quyết định 1080/QĐ-BTC quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trung tâm Kiểm soát thanh toán BHXH, BHYT điện tử thuộc BHXH Việt Nam?
- Khi sáp nhập các đơn vị hành chính cùng cấp, tổ chức chính quyền địa phương thế nào theo Luật Tổ chức chính quyền địa phương mới nhất?
- Link xem trực tiếp đua xe đạp Cúp Truyền hình 2025 các vòng? Trực tiếp đua xe đạp hôm nay? Cúp Truyền hình xuất phát từ đâu?