Có bị xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn khi có hành vi xuất hóa đơn không đúng thời điểm không? Nếu có thì mức xử phạt ra sao?
Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn là gì?
Căn cứ khoản 1 Điều 3 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định về nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính bao gồm:
- Mọi vi phạm hành chính phải được phát hiện, ngăn chặn kịp thời và phải bị xử lý nghiêm minh, mọi hậu quả do vi phạm hành chính gây ra phải được khắc phục theo đúng quy định của pháp luật;
- Việc xử phạt vi phạm hành chính được tiến hành nhanh chóng, công khai, khách quan, đúng thẩm quyền, bảo đảm công bằng, đúng quy định của pháp luật;
- Việc xử phạt vi phạm hành chính phải căn cứ vào tính chất, mức độ, hậu quả vi phạm, đối tượng vi phạm và tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng;
- Chỉ xử phạt vi phạm hành chính khi có hành vi vi phạm hành chính do pháp luật quy định.
Một hành vi vi phạm hành chính chỉ bị xử phạt một lần.
Nhiều người cùng thực hiện một hành vi vi phạm hành chính thì mỗi người vi phạm đều bị xử phạt về hành vi vi phạm hành chính đó.
Một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính hoặc vi phạm hành chính nhiều lần thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm, trừ trường hợp hành vi vi phạm hành chính nhiều lần được Chính phủ quy định là tình tiết tăng nặng ( được sửa đổi bởi Khoản 2 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020);
- Người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm chứng minh vi phạm hành chính. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp chứng minh mình không vi phạm hành chính;
- Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Đây là nguyên tắc áp dung chung về xử phạt vi phạm hành chính, do đó, đây cũng chính là nguyên tắc áp dung cho xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn.
Đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn là ai?
Căn cứ Điều 3 Nghị định 125/2020/NĐ-CP quy định về đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn bao gồm:
- Đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn bao gồm:
+ Người nộp thuế có hành vi vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn.
Trường hợp người nộp thuế ủy quyền cho tổ chức, cá nhân khác thực hiện các nghĩa vụ về thuế mà pháp luật về thuế, quản lý thuế quy định nghĩa vụ, trách nhiệm của bên được ủy quyền phải thực hiện thay người nộp thuế thì nếu bên được ủy quyền có hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này thì tổ chức, cá nhân được ủy quyền bị xử phạt theo Nghị định này.
Trường hợp theo quy định của pháp luật về thuế và quản lý thuế, tổ chức, cá nhân có nghĩa vụ đăng ký thuế, khai, nộp thuế thay người nộp thuế mà tổ chức, cá nhân khai, nộp thuế thay có hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này thì tổ chức, cá nhân khai, nộp thuế thay bị xử phạt vi phạm hành chính về thuế theo quy định tại Nghị định này.
+ Tổ chức, cá nhân liên quan vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn.
- Người nộp thuế là tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn bao gồm:
+ Doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư, Luật Các tổ chức tín dụng, Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật Chứng khoán, Luật Dầu khí, Luật Thương mại và các văn bản quy phạm pháp luật khác; đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, địa điểm kinh doanh trực tiếp kê khai, nộp thuế, sử dụng hóa đơn;
+ Đơn vị sự nghiệp công lập, ngoài công lập;
+ Tổ chức được thành lập và hoạt động theo Luật Hợp tác xã;
+ Tổ chức, doanh nghiệp nước ngoài, chi nhánh, văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài, văn phòng điều hành của nhà thầu nước ngoài tại Việt Nam kinh doanh hoặc có thu nhập phát sinh tại Việt Nam;
+ Cơ quan nhà nước có hành vi vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn mà hành vi đó không thuộc nhiệm vụ quản lý nhà nước được giao;
+ Tổ hợp tác và các tổ chức khác được thành lập theo quy định của pháp luật.
Có bị xử phạt hành chính khi có hành vi xuất hóa đơn không đúng thời điểm không? Nếu có thì mức xử phạt ra sao?
Có bị xử phạt hành chính khi có hành vi xuất hóa đơn không đúng thời điểm không? Nếu có thì mức xử phạt ra sao?
Như trên đề cập thì đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn là đối tượng có hành vi vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn, do đó, hành vi xuất hóa đơn không đúng thời điểm có thể dẫn đến việc ghi nhận hàng hóa bị chênh lệch hoặc chậm trễ thực hiện nghĩa vụ về thuế nên có thể bị xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn. Do đó, có thể căn cứ theo quy định tại khoản điểm a khoản 1 và điểm a khoản 4 Điều 24 Nghị định 125/2020/NĐ-CP về mức xử phạt hành vi vi phạm như sau:
"Điều 24. Xử phạt hành vi vi phạm quy định về lập hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ
1. Phạt cảnh cáo đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Lập hóa đơn không đúng thời điểm nhưng không dẫn đến chậm thực hiện nghĩa vụ thuế và có tình tiết giảm nhẹ;
...
4. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Lập hóa đơn không đúng thời điểm theo quy định của pháp luật về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản 1, khoản 3 Điều này;"
Theo đó, hành vi xuất hóa đơn không đúng thời điểm nhưng không dẫn đến chậm thực hiện nghĩa vụ thuế và có tình tiết giảm nhẹ sẽ bị phạt cảnh cáo còn nếu ngược lại, hành vi này dẫn đến chậm thực hiện nghĩa vụ thuế thì sẽ bị phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng.
Như vậy, tùy vào việc bạn có chậm thực hiện nghĩa vụ thuế hay không mà sẽ có mức phạt cảnh cáo hay phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng. Bên cạnh đó, việc xuất hóa đơn mang bản chất là ghi nhận cho từng người mua hàng một (trên hóa đơn sẽ ghi nhận rõ một người mua hàng nhất định). Do đó, sẽ xử phạt từng khách hàng tương ứng với 1 lần vi phạm chứ không xét tính chung cho các khách hàng cho 1 lần phạt.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu kết luận kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với tổ chức, cá nhân trong công đoàn theo Quyết định 684?
- Dấu hợp quy được sử dụng như thế nào? Tổ chức công bố hợp quy sử dụng dấu hợp quy đối với sản phẩm hàng hóa khi nào?
- 09 Trường hợp miễn nhiệm thành viên Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp y tế công lập theo Thông tư 53?
- Đánh giá độ không chắc chắn kết quả kiểm kê khí nhà kính cấp lĩnh vực thực hiện với nguồn phát thải khí nhà kính nào?
- Chi phí bán hàng là gì? Cách hạch toán chi phí bán hàng theo Thông tư 200? Tài khoản chi phí bán hàng?