Có bắt buộc tổ chức cập nhật, điều chỉnh kế hoạch thu dọn công trình dầu khí khi kết thúc hoạt động của công trình khí không?
Có bắt buộc tổ chức cập nhật, điều chỉnh kế hoạch thu dọn công trình dầu khí khi kết thúc hoạt động của công trình khí không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 8 Quyết định 49/2017/QĐ-TTg về cập nhật, điều chỉnh kế hoạch thu dọn công trình dầu khí như sau:
Cập nhật, điều chỉnh kế hoạch thu dọn công trình dầu khí
1. Tổ chức, cá nhân phải cập nhật, điều chỉnh kế hoạch thu dọn công trình dầu khí khi có một trong các trường hợp sau:
a) Kế hoạch phát triển mỏ hoặc kế hoạch khai thác sớm hoặc dự án xây dựng đường ống hoặc công trình dầu khí được phê duyệt điều chỉnh hoặc công trình dầu khí được nâng cấp, mở rộng, đầu tư hạng mục bổ sung dẫn đến dự báo thay đổi từ 20% tổng chi phí thu dọn công trình dầu khí đã được phê duyệt gần nhất;
b) Trong thời hạn 1 năm trước khi kết thúc hợp đồng dầu khí hoặc kết thúc thời hạn khai thác dầu khí hoặc kết thúc hoạt động của công trình khí;
c) Công trình dầu khí không đảm bảo an toàn để duy trì hoạt động và hoặc bị sự cố không có khả năng sửa chữa, khắc phục.
...
Như vậy, tổ chức phải cập nhật, điều chỉnh kế hoạch thu dọn công trình dầu khí khi kết thúc hoạt động của công trình khí.
Theo đó, trong thời hạn 1 năm trước khi kết thúc hoạt động của công trình khí thì tổ chức tiến hành cập nhật, điều chỉnh kế hoạch thu dọn công trình dầu khí
Bên cạnh đó, tổ chức phải cập nhật, điều chỉnh kế hoạch thu dọn công trình dầu khí khi có một trong các trường hợp sau đây:
- Kế hoạch phát triển mỏ hoặc kế hoạch khai thác sớm hoặc dự án xây dựng đường ống hoặc công trình dầu khí được phê duyệt điều chỉnh hoặc công trình dầu khí được nâng cấp, mở rộng, đầu tư hạng mục bổ sung dẫn đến dự báo thay đổi từ 20% tổng chi phí thu dọn công trình dầu khí đã được phê duyệt gần nhất;
- Trong thời hạn 1 năm trước khi kết thúc hợp đồng dầu khí hoặc kết thúc thời hạn khai thác dầu khí;
- Công trình dầu khí không đảm bảo an toàn để duy trì hoạt động hoặc bị sự cố không có khả năng sửa chữa, khắc phục.
Có bắt buộc tổ chức cập nhật, điều chỉnh kế hoạch thu dọn công trình dầu khí khi kết thúc hoạt động của công trình khí không? (Hình từ Internet)
Trường hợp đặc biệt không thể hoàn thành việc thu dọn công trình dầu khí thì tổ chức phải làm gì?
Theo khoản 2 Điều 21 Quyết định 49/2017/QĐ-TTg có quy định như sau:
Trường hợp đặc biệt
...
2. Khi tiến hành thu dọn công trình dầu khí nếu gặp phải nguyên nhân không lường trước được, làm cản trở công việc thu dọn, dẫn đến không thể hoàn thành việc thu dọn theo kế hoạch thu dọn được phê duyệt, tổ chức, cá nhân phải lập các nội dung cần điều chỉnh bổ sung so với kế hoạch thu dọn đã được phê duyệt, trình Bộ Công Thương.
Tổ chức, cá nhân nộp báo cáo về các nội dung cần điều chỉnh trực tiếp tại Bộ Công Thương hoặc qua đường bưu điện. Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo, Bộ Công Thương xem xét, chấp thuận. Trường hợp không chấp thuận, Bộ Công Thương phải thông báo cho tổ chức, cá nhân và nêu rõ lý do bằng văn bản,
Như vậy, trong trường hợp đặc biệt dẫn đến tổ chức không thể hoàn thành việc thu dọn công trình dầu khí theo kế hoạch thu dọn được phê duyệt thì tổ chức cần thực hiện như sau:
- Lập các nội dung cần điều chỉnh bổ sung so với kế hoạch thu dọn đã được phê duyệt, trình Bộ Công Thương.
- Nộp báo cáo về các nội dung cần điều chỉnh trực tiếp tại Bộ Công Thương hoặc qua đường bưu điện.
Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo, Bộ Công Thương xem xét, chấp thuận.
Trường hợp không chấp thuận, Bộ Công Thương thông báo cho tổ chức, cá nhân và nêu rõ lý do bằng văn bản.
Tổ chức thu dọn công trình dầu khí phải đảm bảo các công tác an toàn nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 19 Quyết định 49/2017/QĐ-TTg yêu cầu về công tác đảm bảo an toàn đối với tổ chức trong quá trình thực hiện thu dọn công trình dầu khí bao gồm:
- Thiết lập, duy trì và phát triển hệ thống quản lý an toàn đảm bảo kiểm soát các rủi ro trong toàn bộ hoạt động thu dọn;
- Bảo đảm các rủi ro từ hoạt động thu dọn phải được xác định, phân tích, đánh giá, triển khai các biện pháp nhằm kiểm soát, giảm thiểu các rủi ro và chứng minh các rủi ro nằm trong mức rủi ro chấp nhận được theo quy định pháp luật;
- Đảm bảo thiết lập và duy trì hệ thống ứng cứu khẩn cấp để các biện pháp ứng cứu cần thiết được tiến hành nhanh chóng, hiệu quả và giảm thiểu thiệt hại khi xảy ra các sự cố, tai nạn gây nguy hại cho người, môi trường hoặc tài sản;
- Đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh lao động cho người lao động khi tham gia thu dọn công trình dầu khí;
- Thực hiện các biện pháp cần thiết để đảm bảo an toàn cho người, tài sản, bảo vệ môi trường và báo cáo Bộ Công Thương, Bộ Tài nguyên và Môi trường trong trường hợp sự cố gây ảnh hưởng đến an toàn đối với người, tài sản, môi trường.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hồ sơ đề nghị phân công công chức thanh tra chuyên ngành Giao thông vận tải gồm những gì?
- Mẫu đơn đăng ký tổ chức hội chợ triển lãm thương mại mới nhất theo Nghị định 128 2024 thế nào?
- Nguyên tắc làm việc của Kiểm toán nhà nước Chuyên ngành VII là gì? Quy định về xây dựng phương án tổ chức kiểm toán năm ra sao?
- Mẫu Biên bản cuộc họp giữa 2 công ty mới nhất? Hướng dẫn viết biên bản cuộc họp giữa 2 công ty?
- Tổ chức truyền dạy của chủ thể di sản văn hóa phi vật thể có thể truyền dạy cho người ngoài cộng đồng được không?