Có bao nhiêu Cụm thi đua của Tòa án nhân dân theo quy định hiện hành? Đối tượng nào được tham gia vào công tác thi đua của Tòa án nhân dân?
Có bao nhiêu Cụm thi đua của Tòa án nhân dân theo quy định hiện hành?
Có bao nhiêu Cụm thi đua của Tòa án nhân dân theo quy định hiện hành? (Hình từ Internet)
Theo Điều 6 Thông tư 01/2018/TT-TANDTC quy định có 09 Cụm thi đua của Tòa án nhân dân, bao gồm:
(1) Cụm thi đua số I, Tòa án nhân dân hai cấp thuộc 14 tỉnh (thành phố) khu vực đồng bằng và trung du Bắc bộ: Hà Nội, Hải Phòng, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Hải Dương, Hưng Yên, Quảng Ninh, Thái Bình, Nam Định, Hà Nam, Ninh Bình, Thanh hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh.
(2) Cụm thi đua số II, Tòa án nhân dân hai cấp thuộc 14 tỉnh miền núi phía Bắc: Hà Giang, Tuyên Quang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Hòa Bình, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Lạng Sơn, Lào Cai, Yên Bái, Thái Nguyên, Bắc Giang, Phú Thọ.
(3) Cụm thi đua số III, Tòa án nhân dân hai cấp thuộc 12 tỉnh (thành phố) khu vực duyên hải miền Trung và Tây nguyên: Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Gia Lai, Kon Tum, Đắk Lắk, Phú Yên, Khánh Hòa.
(4) Cụm thi đua số IV, Tòa án nhân dân hai cấp thuộc 10 tỉnh (thành phố) khu vực miền Đông Nam bộ: Ninh Thuận, Bình Thuận, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Đồng Nai, Đắk Nông, Lâm Đồng, thành phố Hồ Chí Minh.
(6) Cụm thi đua số V, Tòa án nhân dân hai cấp thuộc 13 tỉnh (thành phố) khu vực miền Tây Nam bộ: Long An, Tiền Giang, Đồng Tháp, An Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh, Sóc Trăng, Cà Mau, Bạc Liêu, Kiên Giang, Hậu Giang, Cần Thơ.
(7) Cụm thi đua số VI, gồm 12 đơn vị (thuộc Tòa án nhân dân tối cao, Học viện Tòa án): Văn phòng, Cục Kế hoạch - Tài chính, Vụ Pháp chế và Quản lý khoa học, Ban Thanh tra, Vụ Tổ chức - Cán bộ, Vụ Tổng hợp, Vụ Hợp tác quốc tế, Vụ Thi đua - Khen thưởng, Vụ Công tác phía Nam, Báo Công lý, Tạp chí Tòa án nhân dân, Học viện Tòa án.
(8) Cụm thi đua số VII, gồm 06 đơn vị: các Tòa án nhân dân cấp cao tại (Hà Nội, Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh) và các Vụ Giám đốc kiểm tra (I, II, III) thuộc Tòa án nhân dân tối cao.
(9) Cụm thi đua số VIII, gồm: Tòa án quân sự các cấp.
Lưu ý:
- Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Cụm thi đua được thực hiện theo Quy chế hoạt động của các Cụm thi đua trong Tòa án nhân dân do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao ban hành.
- Trưởng Cụm và Phó Trưởng Cụm thi đua hàng năm do Cụm thi đua bầu và Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quyết định theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Thi đua - Khen thưởng Tòa án nhân dân tối cao.
Trưởng Cụm thi đua tổ chức, chỉ đạo hoạt động của Cụm thi đua và chịu trách nhiệm trước Chánh án Tòa án nhân dân tối cao về mọi hoạt động của Cụm thi đua.
Đối tượng nào được tham gia vào công tác thi đua của Tòa án nhân dân?
Theo Điều 2 Thông tư 01/2018/TT-TANDTC quy định như sau:
Đối tượng thi đua
1. Các đơn vị thuộc Tòa án nhân dân tối cao, Học viện Tòa án.
2. Các Tòa án nhân dân cấp cao, Tòa án quân sự các cấp.
3. Các Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Tòa án nhân dân cấp tỉnh).
4. Các Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương (sau đây gọi chung là Tòa án nhân dân cấp huyện).
5. Các tập thể nhỏ thuộc các cơ quan, đơn vị quy định tại các Khoản 1, 2, 3, 4 Điều này.
6. Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động (kể cả đang trong thời gian tập sự, thử việc) làm việc trong các cơ quan, đơn vị quy định tại các Khoản 1, 2, 3, 4, 5 Điều này.
Theo đó, căn cứ quy định trên thì có 06 đối tượng tham gia vào công tác thi đua của Tòa án nhân dân, cụ thể:
- Các đơn vị thuộc Tòa án nhân dân tối cao, Học viện Tòa án.
- Các Tòa án nhân dân cấp cao, Tòa án quân sự các cấp.
- Các Tòa án nhân dân cấp tỉnh.
- Các Tòa án nhân dân cấp huyện.
- Các tập thể nhỏ thuộc các cơ quan, đơn vị quy định sau:
+ Các đơn vị thuộc Tòa án nhân dân tối cao, Học viện Tòa án.
+ Các Tòa án nhân dân cấp cao, Tòa án quân sự các cấp.
+ Các Tòa án nhân dân cấp tỉnh.
+ Các Tòa án nhân dân cấp huyện.
- Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động (kể cả đang trong thời gian tập sự, thử việc) làm việc trong các cơ quan, đơn vị quy định sau:
+ Các đơn vị thuộc Tòa án nhân dân tối cao, Học viện Tòa án.
+ Các Tòa án nhân dân cấp cao, Tòa án quân sự các cấp.
+ Các Tòa án nhân dân cấp tỉnh.
+ Các Tòa án nhân dân cấp huyện.
Đảm bảo công tác thi đua của Tòa án nhân dân dựa trên nguyên tắc nào?
Theo Điều 4 Thông tư 01/2018/TT-TANDTC quy định như sau:
Nguyên tắc thi đua
1. Tự nguyện, tự giác, công khai, dân chủ.
2. Đoàn kết, hợp tác và cùng phát triển.
3. Việc xét tặng các danh hiệu thi đua phải căn cứ vào phong trào thi đua và thành tích công tác.
Tập thể, cá nhân tham gia phong trào thi đua phải đăng ký thi đua; xác định mục tiêu, chỉ tiêu thi đua.
Không đăng ký thi đua thì không được xét tặng danh hiệu thi đua.
Theo đó, công tác thi đua của Tòa án nhân dân được đảm bảo dựa trên những nguyên tắc sau:
- Tự nguyện, tự giác, công khai, dân chủ.
- Đoàn kết, hợp tác và cùng phát triển.
- Việc xét tặng các danh hiệu thi đua phải căn cứ vào phong trào thi đua và thành tích công tác.
Tập thể, cá nhân tham gia phong trào thi đua phải đăng ký thi đua; xác định mục tiêu, chỉ tiêu thi đua.
Không đăng ký thi đua thì không được xét tặng danh hiệu thi đua.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công trình xây dựng có quy mô lớn thì tiến độ xây dựng công trình cần phải được lập như thế nào?
- Cấp giấy phép xây dựng có thời hạn cho việc xây dựng mới đối với công trình xây dựng thuộc khu vực có quy hoạch phân khu xây dựng được không?
- Mẫu công văn từ chối nhận hàng dành cho bên mua mới nhất? Bên mua chỉ có quyền từ chối nhận hàng khi nào?
- Quyền và nghĩa vụ của bên nhận bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 ra sao? Hồ sơ đề nghị bảo lãnh bao gồm những gì?
- Kết quả Kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2024 2025? Thi học sinh giỏi quốc gia có bao nhiêu giải?