Chương trình hưu trí bổ sung tự nguyện là gì? Nguyên tắc của chương trình được quy định thế nào?
Chương trình hưu trí bổ sung tự nguyện là gì?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định 88/2016/NĐ-CP thì chương trình hưu trí bổ sung tự nguyện là chính sách bảo hiểm xã hội mang tính chất tự nguyện nhằm mục tiêu bổ sung thu nhập cho người tham gia quỹ khi đến tuổi về hưu dưới hình thức tài khoản hưu trí cá nhân, được đầu tư và tích lũy theo quy định của pháp luật.
Nguyên tắc của chương trình hưu trí bổ sung tự nguyện được quy định thế nào?
Chương trình hưu trí bổ sung tự nguyện được thực hiện theo những nguyên tắc được quy định tại Điều 4 Nghị định 88/2016/NĐ-CP như sau:
Nguyên tắc của chương trình hưu trí bổ sung tự nguyện
1. Việc tham gia chương trình hưu trí bổ sung tự nguyện của người lao động và cá nhân, người sử dụng lao động (đóng góp cho người lao động) trên cơ sở hoàn toàn tự nguyện.
2. Khoản đóng góp của người tham gia quỹ bao gồm cả Khoản đóng góp của người sử dụng lao động (nếu có) được quản lý theo từng tài Khoản hưu trí cá nhân.
3. Người tham gia quỹ có quyền sở hữu đối với tài Khoản hưu trí cá nhân theo quy định tại Khoản 3 Điều 18 Nghị định này. Doanh nghiệp quản lý quỹ hưu trí nhận ủy thác đầu tư tài sản quỹ hưu trí. Tài sản quỹ hưu trí phải được quản lý tách biệt với tài sản của doanh nghiệp quản lý quỹ hưu trí, tổ chức lưu ký, người sử dụng lao động và các tài sản quỹ hưu trí khác được quản lý bởi cùng một doanh nghiệp quản lý quỹ hưu trí.
4. Hoạt động quản lý quỹ hưu trí thực hiện theo nguyên tắc công khai và minh bạch.
5. Quỹ hưu trí phải đảm bảo đầu tư theo đúng quy định tại Nghị định này và Điều lệ quỹ hưu trí.
6. Mức chi trả hưu trí được xác định trên cơ sở số dư tài Khoản hưu trí cá nhân tại thời Điểm chi trả theo quy định tại Điều 18 Nghị định này.
Theo đó, chương trình hưu trí bổ sung tự nguyện được thực hiện theo những nguyên tắc được quy định tại Điều 4 nêu trên.
Trong đó có nguyên tắc việc tham gia chương trình hưu trí bổ sung tự nguyện của người lao động và cá nhân, người sử dụng lao động (đóng góp cho người lao động) trên cơ sở hoàn toàn tự nguyện.
Chương trình hưu trí bổ sung tự nguyện (Hình từ Internet)
Những đối tượng nào được tham gia đóng góp chương trình hưu trí bổ sung tự nguyện?
Đối tượng được tham gia đóng góp chương trình hưu trí bổ sung tự nguyện quy định tại Điều 6 Nghị định 88/2016/NĐ-CP như sau:
Đối tượng tham gia đóng góp
1. Người sử dụng lao động đóng góp cho người lao động theo quy định của Bộ luật lao động.
2. Người lao động theo quy định của Bộ luật lao động.
3. Cá nhân đủ 15 tuổi trở lên, không làm việc theo hợp đồng lao động theo quy định của Bộ luật lao động.
Theo quy định trên, đối tượng được tham gia đóng góp chương trình hưu trí bổ sung tự nguyện gồm:
+ Người sử dụng lao động đóng góp cho người lao động theo quy định của Bộ luật lao động.
+ Người lao động theo quy định của Bộ luật lao động.
+ Cá nhân đủ 15 tuổi trở lên, không làm việc theo hợp đồng lao động theo quy định của Bộ luật lao động.
Có những phương thức tham gia đóng góp chương trình hưu trí bổ sung tự nguyện nào?
Phương thức tham gia đóng góp chương trình hưu trí bổ sung tự nguyện được quy định tại Điều 7 Nghị định 88/2016/NĐ-CP như sau:
Phương thức tham gia đóng góp
1. Tham gia đóng góp chương trình hưu trí thông qua người sử dụng lao động, bao gồm:
a) Người sử dụng lao động đóng góp vào quỹ hưu trí cho người lao động của doanh nghiệp mình trên cơ sở yêu cầu quản lý lao động và khả năng tài chính, không có sự đóng góp của người lao động;
b) Người sử dụng lao động và người lao động cùng đóng góp vào quỹ hưu trí theo văn bản thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động.
2. Tham gia đóng góp trực tiếp chương trình hưu trí, bao gồm:
a) Người lao động đóng góp hoàn toàn vào quỹ hưu trí, không có sự đóng góp của người sử dụng lao động;
b) Cá nhân theo quy định tại Khoản 3 Điều 6 Nghị định này đóng góp vào quỹ hưu trí.
Như vậy, việc tham gia đóng góp chương trình hưu trí bổ sung tự nguyện được thực hiện theo những phương thức sau:
- Tham gia đóng góp chương trình hưu trí thông qua người sử dụng lao động:
+ Người sử dụng lao động đóng góp vào quỹ hưu trí cho người lao động của doanh nghiệp mình trên cơ sở yêu cầu quản lý lao động và khả năng tài chính, không có sự đóng góp của người lao động.
+ Người sử dụng lao động và người lao động cùng đóng góp vào quỹ hưu trí theo văn bản thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động.
- Tham gia đóng góp trực tiếp chương trình hưu trí:
+ Người lao động đóng góp hoàn toàn vào quỹ hưu trí, không có sự đóng góp của người sử dụng lao động.
+ Cá nhân đủ 15 tuổi trở lên, không làm việc theo hợp đồng lao động theo quy định của Bộ luật lao động đóng góp vào quỹ hưu trí.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lệ phí cấp Giấy phép hoạt động đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài là bao nhiêu theo quy định mới?
- Thanh toán tiền thuê phòng nghỉ tại nơi đến công tác theo hình thức khoán được thực hiện như thế nào?
- Không nộp tiền sử dụng đất nhưng không bị thu hồi đất trong trường hợp nào? Áp dụng bảng giá đất để tính tiền sử dụng đất trong trường hợp nào?
- Giấy tờ tài liệu nào thuộc phạm vi thực hiện số hóa theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan thuế?
- Đăng tải thông tin tiết lộ nội dung hồ sơ mời thầu trước thời điểm phát hành trái quy định pháp luật bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu tiền?