Sau khi hợp đồng lao động kết thúc thì văn bản thỏa thuận tham gia chương trình hưu trí bổ sung tự nguyện có đồng thời kết thúc hay không?
- Văn bản thỏa thuận tham gia chương trình hưu trí bổ sung tự nguyện được lập thành mấy bản?
- Văn bản thỏa thuận tham gia chương trình hưu trí bổ sung tự nguyện được ký kết dựa trên nguyên tắc nào?
- Nội dung văn bản thỏa thuận tham gia chương trình hưu trí bổ sung tự nguyện gồm những gì?
- Sau khi hợp đồng lao động kết thúc thì văn bản thỏa thuận tham gia chương trình hưu trí bổ sung tự nguyện có đồng thời kết thúc hay không?
Văn bản thỏa thuận tham gia chương trình hưu trí bổ sung tự nguyện được lập thành mấy bản?
Căn cứ theo quy định tại Điều 3 Thông tư 19/2018/TT-BLĐTBXH về văn bản thỏa thuận tham gia chương trình hưu trí bổ sung tự nguyện cụ thể như sau:
"Điều 3. Văn bản thỏa thuận tham gia chương trình hưu trí bổ sung tự nguyện
1. Văn bản thỏa thuận tham gia chương trình hưu trí bổ sung tự nguyện (sau đây viết tắt là văn bản thỏa thuận) là sự thỏa thuận bằng văn bản giữa người lao động và người sử dụng lao động về trách nhiệm đóng góp, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên tham gia vào chương trình hưu trí bổ sung tự nguyện.
2. Văn bản thỏa thuận phải được làm thành 03 bản, người lao động giữ 01 bản, người sử dụng lao động giữ 01 bản, doanh nghiệp quản lý quỹ hưu trí giữ 01 bản."
Như vậy, văn bản thỏa thuận nói trên phải được lập thành 03 bản, trong đó:
- 01 bản do người sử dụng lao động giữ
- 01 bản do người lao động giữ
- 01 bản do doanh nghiệp quản lý quỹ hưu trí giữ
Văn bản thỏa thuận
Văn bản thỏa thuận tham gia chương trình hưu trí bổ sung tự nguyện được ký kết dựa trên nguyên tắc nào?
Nguyên tắc ký kết văn bản thỏa thuận được quy định tại Điều 4 Thông tư 19/2018/TT-BLĐTBXH cụ thể như sau:
"Điều 4. Nguyên tắc ký kết văn bản thỏa thuận
1. Tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác và trung thực.
2. Tự do ký kết văn bản thỏa thuận nhưng không được trái pháp luật, thỏa ước lao động tập thể và đạo đức xã hội."
Nội dung văn bản thỏa thuận tham gia chương trình hưu trí bổ sung tự nguyện gồm những gì?
Theo quy định tại Điều 5 Thông tư 19/2018/TT-BLĐTBXH, nội dung văn bản thỏa thuận tham gia chương trình hưu trí bổ sung tự nguyện bao gồm:
"Điều 5. Nội dung văn bản thỏa thuận
Văn bản thỏa thuận tham gia chương trình hưu trí bổ sung tự nguyện được thực hiện theo quy định tại điểm b Khoản 2 Điều 8 Nghị định số 88/2016/NĐ-CP, bao gồm các nội dung sau:
1. Tên chương trình hưu trí bổ sung tự nguyện người lao động lựa chọn tham gia theo quy định tại Điều 6 Thông tư này.
2. Nội dung cơ bản của chương trình hưu trí bổ sung tự nguyện theo quy định tại Điều 7 Thông tư này.
3. Thời hạn của văn bản thỏa thuận theo quy định tại Điều 8 Thông tư này.
4. Mức đóng góp, tần suất và thời gian đóng góp của người sử dụng lao động theo quy định tại Điều 9 Thông tư này.
5. Mức đóng góp, tần suất, thời gian và phương thức đóng góp của người lao động (trong trường hợp người lao động cùng tham gia đóng góp với người sử dụng lao động) theo quy định tại Điều 10 Thông tư này.
6. Quyền và nghĩa vụ của người lao động khi tham gia chương trình hưu trí bổ sung theo quy định tại Điều 11 và Điều 12 Thông tư này.
7. Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động khi tham gia đóng góp cho người lao động theo quy định tại Điều 13 và Điều 14 Thông tư này.
8. Những nội dung người lao động ủy quyền cho người sử dụng lao động theo quy định tại Điều 15 Thông tư này.
9. Quy trình thay đổi các nội dung tại văn bản thỏa thuận (nếu có).
10. Các trường hợp tạm ngừng và ngừng tham gia chương trình hưu trí bổ sung tự nguyện theo quy định tại Điều 16 và Điều 17 Thông tư này.
11. Những nội dung thỏa thuận khác giữa người lao động và người sử dụng lao động không trái với quy định của pháp luật (nếu có)."
Sau khi hợp đồng lao động kết thúc thì văn bản thỏa thuận tham gia chương trình hưu trí bổ sung tự nguyện có đồng thời kết thúc hay không?
Thời hạn của văn bản thỏa thuận được quy định tại Điều 8 Thông tư 19/2018/TT-BLĐTBXH:
"Điều 8. Thời hạn của văn bản thỏa thuận
1. Khi ký kết văn bản thỏa thuận, người lao động và người sử dụng lao động phải ghi rõ thời hạn của văn bản thỏa thuận, thời điểm bắt đầu và thời điểm kết thúc tham gia chương trình hưu trí bổ sung tự nguyện.
2. Thời điểm kết thúc tham gia chương trình hưu trí bổ sung tự nguyện không vượt quá thời điểm chấm dứt của hợp đồng lao động giữa người lao động và người sử dụng lao động."
Như vậy, thời điểm hết hạn của văn bản thỏa thuận tham gia chương trình hưu trí bổ sung tự nguyện, tức thời điểm kết thúc tham gia chương trình hưu trí bổ sung tự nguyện được quy định không vượt quá thời điểm chấm dứt của hợp đồng lao động giữa người lao động và người sử dụng lao động.
Do đó, có thể hiểu khi hợp đồng lao động hết hạn thì văn bản thỏa thuận cũng được xem là không còn giá trị.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tại sao năm 2025 không có 30 Tết? Bao nhiêu năm nữa mới có 30 Tết? Năm 2025 NLĐ được nghỉ lễ, tết ngày nào?
- Có được quyền dán nhãn hàng hóa để xuất khẩu khi mua hàng hóa không nhãn tại Việt Nam hay không?
- Mẫu Báo cáo thành tích tập thể đề nghị UBND tỉnh tặng Bằng khen? Hướng dẫn cách ghi Báo cáo thành tích tập thể?
- Mẫu thông báo Nghỉ Tết âm lịch và xét tính lương Tháng 13 dành cho doanh nghiệp file word mới nhất?
- Hướng dẫn minh chứng xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non, phổ thông công lập mới nhất?