Chứng thư số nước ngoài có giá trị sử dụng như chứng thư số do tổ chức chứng thực chữ ký số công cộng Việt Nam cấp không?
- Chứng thư số nước ngoài có giá trị sử dụng như chứng thư số do tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng của Việt Nam cấp không?
- Khi nào thì được phép sử dụng chứng thư số nước ngoài tại Việt Nam?
- Giấy phép sử dụng chứng thư số nước ngoài tại Việt Nam có giá trị bao lâu?
- Điều kiện cấp giấy phép sử dụng chứng thư số nước ngoài được quy định như thế nào?
Chứng thư số nước ngoài có giá trị sử dụng như chứng thư số do tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng của Việt Nam cấp không?
Tại Điều 3 Nghị định 130/2018/NĐ-CP có giải thích về chứng thư số nước ngoài như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
10. "Chứng thư số nước ngoài" là chứng thư số do tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số nước ngoài cấp.
...
Đồng thời tại Điều 8 Nghị định 130/2018/NĐ-CP quy định như sau:
Giá trị pháp lý của chữ ký số
1. Trong trường hợp pháp luật quy định văn bản cần có chữ ký thì yêu cầu đối với một thông điệp dữ liệu được xem là đáp ứng nếu thông điệp dữ liệu đó được ký bằng chữ ký số và chữ ký số đó được đảm bảo an toàn theo quy định tại Điều 9 Nghị định này.
2. Trong trường hợp pháp luật quy định văn bản cần được đóng dấu của cơ quan tổ chức thì yêu cầu đó đối với một thông điệp dữ liệu được xem là đáp ứng nếu thông điệp dữ liệu đó được ký bởi chữ ký số cơ quan, tổ chức và chữ ký số đó được đảm bảo an toàn theo quy định tại Điều 9 Nghị định này.
3. Chữ ký số và chứng thư số nước ngoài được cấp giấy phép sử dụng tại Việt Nam theo quy định tại Chương V Nghị định này có giá trị pháp lý và hiệu lực như chữ ký số và chứng thư số do tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng của Việt Nam cấp.
Như vậy, chứng thư số nước ngoài có giá trị sử dụng như chứng thư số do tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng của Việt Nam cấp nếu chứng thư số này được cấp giấy phép sử dụng tại Việt Nam theo quy định của pháp luật.
Chứng thư số nước ngoài có giá trị sử dụng như chứng thư số do tổ chức chứng thực chữ ký số công cộng Việt Nam cấp không? (hình từ Internet)
Khi nào thì được phép sử dụng chứng thư số nước ngoài tại Việt Nam?
Căn cứ Điều 43 Nghị định 130/2018/NĐ-CP quy định như sau:
Điều kiện sử dụng chứng thư số nước ngoài
1. Chứng thư số còn hiệu lực sử dụng.
2. Được Bộ Thông tin và Truyền thông cấp giấy phép sử dụng tại Việt Nam hoặc chấp nhận trong giao dịch quốc tế. Trường hợp sử dụng chứng thư số nước ngoài cho máy chủ và phần mềm không cần giấy phép.
Đối chiếu với quy định này thì chứng thư số nước ngoài được phép sử dụng tại Việt Nam khi đáp ứng các điều kiện sau:
- Chứng thư số còn hiệu lực sử dụng.
- Được Bộ Thông tin và Truyền thông cấp giấy phép sử dụng tại Việt Nam hoặc chấp nhận trong giao dịch quốc tế. Trường hợp sử dụng chứng thư số nước ngoài cho máy chủ và phần mềm không cần giấy phép.
Giấy phép sử dụng chứng thư số nước ngoài tại Việt Nam có giá trị bao lâu?
Tại Điều 44 Nghị định 130/2018/NĐ-CP quy định các đối tượng được sử dụng chứng thư số nước ngoài bao gồm:
Đối tượng sử dụng chứng thư số nước ngoài
1. Tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam.
2. Tổ chức, cá nhân Việt Nam có nhu cầu giao dịch điện tử với đối tác nước ngoài mà chứng thư số của các tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số trong nước chưa được công nhận tại nước đó.
Đồng thời theo Điều 45 Nghị định 130/2018/NĐ-CP quy định như sau:
Phạm vi hoạt động và thời hạn giấy phép sử dụng chứng thư số nước ngoài tại Việt Nam
1. Phạm vi hoạt động là các giao dịch điện tử của đối tượng sử dụng chứng thư số nước ngoài quy định tại Điều 44 Nghị định này.
2. Thời hạn giấy phép sử dụng chứng thư số nước ngoài tại Việt Nam là 05 năm nhưng không quá thời gian hiệu lực của chứng thư số.
Theo đó, Giấy phép sử dụng chứng thư số nước ngoài tại Việt Nam có giá trị là 05 năm nhưng không quá thời gian hiệu lực của chứng thư số.
Điều kiện cấp giấy phép sử dụng chứng thư số nước ngoài được quy định như thế nào?
Tại Điều 46 Nghị định 130/2018/NĐ-CP quy định điều kiện cấp giấy phép sử dụng chứng thư số nước ngoài như sau:
(1) Đối với thuê bao sử dụng chứng thư số nước ngoài tại Việt Nam:
- Thuộc đối tượng quy định tại Điều 44 Nghị định này;
- Có một trong các văn bản sau đây để xác thực thông tin trên chứng thư số:
+ Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy chứng nhận đầu tư hoặc quyết định thành lập hoặc quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn đối với tổ chức; chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân hoặc hộ chiếu đối với cá nhân;
+ Văn bản của cơ quan có thẩm quyền cho phép tổ chức, cá nhân nước ngoài hoạt động hợp pháp tại Việt Nam đối với thuê bao là tổ chức, cá nhân nước ngoài;
+ Trường hợp được ủy quyền sử dụng chứng thư số phải có ủy quyền cho phép hợp pháp sử dụng chứng thư số và thông tin thuê bao được cấp chứng thư số phải phù hợp với thông tin trong văn bản ủy quyền, cho phép.
(2) Đối với tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số nước ngoài có chứng thư số được công nhận tại Việt Nam
- Thành lập và hoạt động hợp pháp tại quốc gia mà tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số nước ngoài đăng ký hoạt động;
- Đáp ứng danh mục tiêu chuẩn bắt buộc áp dụng về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành hoặc các tiêu chuẩn quốc tế về chữ ký số được Bộ Thông tin và Truyền thông xác định có độ an toàn thông tin tương đương;
- Được doanh nghiệp kiểm toán chứng nhận hoạt động nghiệp vụ tuân thủ các tiêu chuẩn quốc tế có uy tín về dịch vụ chứng thực chữ ký số.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Truyện 18+ là gì? Viết truyện 18+ có bị coi là vi phạm pháp luật? Nếu có thì có bị phạt tù không?
- Trách nhiệm cá nhân với hạn chế tập thể tại Bản kiểm điểm đảng viên cuối năm ghi như thế nào? Căn cứ kiểm điểm đảng viên?
- Cần làm gì khi nghi người khác lấy cắp đồ mà không được khám xét người? Ai có thẩm quyền khám xét người?
- Mẫu hợp đồng thi công xây dựng công trình trọn gói mới nhất hiện nay là mẫu nào? Tải về file word ở đâu?
- Luật sư thực hiện tư vấn pháp luật có bắt buộc phải ký hợp đồng dịch vụ pháp lý bằng văn bản không?