Chứng thư chữ ký số chuyên dùng công vụ phục vụ phát hành thẻ căn cước có gắn chíp điện tử có hiệu lực bao lâu?
- Chứng thư chữ ký số chuyên dùng công vụ phục vụ phát hành thẻ căn cước có gắn chíp điện tử có hiệu lực bao lâu?
- Ai có trách nhiệm tạo chứng thư chữ ký số chuyên dùng công vụ DS để phục vụ phát hành thẻ căn cước có gắn chíp điện tử?
- Chứng thư chữ ký số chuyên dùng công vụ có hiệu lực khi đáp ứng các điều kiện nào?
Chứng thư chữ ký số chuyên dùng công vụ phục vụ phát hành thẻ căn cước có gắn chíp điện tử có hiệu lực bao lâu?
Căn cứ theo Điều 26 Nghị định 68/2024/NĐ-CP quy định như sau:
Thời hạn có hiệu lực của chứng thư chữ ký số chuyên dùng công vụ phục vụ phát hành, kiểm tra thẻ căn cước có gắn chíp điện tử
1. Thời hạn có hiệu lực của chứng thư chữ ký số chuyên dùng công, vụ phục vụ phát hành thẻ căn cước có gắn chíp điện tử
a) Chứng thư chữ ký số chuyên dùng công vụ của CSCA thời hạn có hiệu lực tối đa là 27 năm, khóa bí mật tương ứng thời hạn có hiệu lực tối đa là 05 năm;
b) Chứng thư chữ ký số chuyên dùng công vụ của DS thời hạn có hiệu lực tối đa là 22 năm, khóa bí mật tương ứng thời hạn có hiệu lực tối đa là 03 tháng hoặc ký phát hành tối đa là 100.000 thẻ căn cước có gắn chíp điện tử.
2. Thời hạn có hiệu lực của chứng thư chữ ký số chuyên dùng công vụ phục vụ kiểm tra thẻ căn cước có gắn chíp điện tử
a) Chứng thư chữ ký số chuyên dùng công vụ của CVCA thời hạn có hiệu lực tối đa là 03 năm, khóa bí mật tương ứng thời hạn có hiệu lực tối đa là 03 năm;
...
Như vậy, hiệu lực của chứng thư chữ ký số chuyên dùng công vụ phục vụ phát hành thẻ căn cước có gắn chíp điện tử như sau:
- Chứng thư chữ ký số chuyên dùng công vụ của CSCA thời hạn có hiệu lực tối đa là 27 năm, khóa bí mật tương ứng thời hạn có hiệu lực tối đa là 05 năm;
- Chứng thư chữ ký số chuyên dùng công vụ của DS thời hạn có hiệu lực tối đa là 22 năm, khóa bí mật tương ứng thời hạn có hiệu lực tối đa là 03 tháng hoặc ký phát hành tối đa là 100.000 thẻ căn cước có gắn chíp điện tử.
Trong đó: Theo Điều 3 Nghị định 68/2024/NĐ-CP thì:
- CSCA - Country Signing Certification Authority là thành phần của Hệ thống chứng thực chữ ký số chuyên dùng công vụ phục vụ cấp chứng thư chữ ký số để phát hành hộ chiếu và thẻ căn cước có gắn chíp điện tử.
- DS - Document Signer là thành phần ký số dữ liệu chíp trong hệ thống cá thể hóa của cơ quan phát hành hộ chiếu và thẻ căn cước có gắn chíp điện tử.
Chứng thư chữ ký số chuyên dùng công vụ phục vụ phát hành thẻ căn cước có gắn chíp điện tử có hiệu lực bao lâu? (hình từ internet)
Ai có trách nhiệm tạo chứng thư chữ ký số chuyên dùng công vụ DS để phục vụ phát hành thẻ căn cước có gắn chíp điện tử?
Căn cứ theo Điều 28 Nghị định 68/2024/NĐ-CP quy định như sau:
Trình tự, thủ tục cấp, thu hồi chứng thư chữ ký số chuyên dùng công vụ phục vụ phát hành, kiểm tra thẻ căn cước có gắn chíp điện tử
1. Cấp chứng thư chữ ký số chuyên dùng công vụ phục vụ ký số phát hành thẻ căn cước có gắn chíp điện tử
a) Cơ quan quản lý căn cước Bộ Công an thực hiện sinh khóa, tạo yêu cầu chứng thực DS, sử dụng chứng thư chữ ký số chuyên dùng công vụ của tổ chức ký số lên yêu cầu chứng thực DS và gửi Tổ chức cơ yếu trực thuộc Bộ Công an;
b) Ngay khi tiếp nhận yêu cầu chứng thực DS hợp lệ, Tổ chức cơ yếu trực thuộc Bộ Công an có trách nhiệm sử dụng chứng thư chữ ký số chuyên dùng công vụ của tổ chức ký số lên yêu cầu chứng thực và gửi Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng công vụ;
c) Ngay khi tiếp nhận yêu cầu chứng thực hợp lệ, Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng công vụ có trách nhiệm tạo chứng thư chữ ký số chuyên dùng công vụ DS và gửi kết quả về Cơ quan quản lý căn cước Bộ Công an; đồng thời, thông báo cho Tổ chức cơ yếu trực thuộc Bộ Công an biết.
...
Như vậy, tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng công vụ có trách nhiệm tạo chứng thư chữ ký số chuyên dùng công vụ DS và gửi Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng công vụ để phục vụ phát hành thẻ căn cước có gắn chíp điện tử.
Chứng thư chữ ký số chuyên dùng công vụ có hiệu lực khi đáp ứng các điều kiện nào?
Căn cứ theo Điều 31 Nghị định 68/2024/NĐ-CP quy định như sau:
Kiểm tra hiệu lực của chứng thư chữ ký số chuyên dùng công vụ
1. Chứng thư chữ ký số chuyên dùng công vụ có hiệu lực khi đáp ứng các điều kiện sau:
a) Có thời hạn hiệu lực tại thời điểm ký số;
b) Phù hợp phạm vi sử dụng của chứng thư chữ ký số chuyên dùng công vụ, trách nhiệm pháp lý của chủ thể ký số và đáp ứng các điều kiện kiểm tra tại Nghị định này;
c) Trạng thái của chứng thư chữ ký số chuyên dùng công vụ được kiểm tra theo quy định tại khoản 2 Điều này còn hoạt động tại thời điểm ký số.
2. Kiểm tra trạng thái chứng thư chữ ký số chuyên dùng công vụ qua danh sách chứng thư chữ ký số chuyên dùng công vụ bị thu hồi (CRL) hoặc qua trạng thái chứng thư chữ ký số chuyên dùng công vụ trực tuyến (OCSP) được công bố bởi Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng công vụ tại thời điểm ký số.
Như vậy, chứng thư chữ ký số chuyên dùng công vụ có hiệu lực khi đáp ứng các điều kiện sau:
- Có thời hạn hiệu lực tại thời điểm ký số;
- Phù hợp phạm vi sử dụng của chứng thư chữ ký số chuyên dùng công vụ, trách nhiệm pháp lý của chủ thể ký số và đáp ứng các điều kiện kiểm tra tại Nghị định 68/2024/NĐ-CP;
- Trạng thái của chứng thư chữ ký số chuyên dùng công vụ được kiểm tra theo quy định tại khoản 2 Điều 31 Nghị định 68/2024/NĐ-CP còn hoạt động tại thời điểm ký số.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Không chấp hành quyết định thanh tra, kiểm tra trong quản lý giá từ ngày 12/7/2024 bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Tổ chức, cá nhân liên quan đến phương tiện vận tải xuất cảnh trong việc phòng chống buôn lậu có nghĩa vụ gì?
- Có được áp dụng hình thức kỷ luật tước danh hiệu Công an nhân dân đối với cán bộ sử dụng chất gây nghiện trái phép không?
- Việc xử lý bưu gửi không có người nhận được thực hiện như thế nào? Tổ chức xử lý không đúng quy định đối với bưu gửi bị xử phạt bao nhiêu?
- Loại hình giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ là gì? VSDC thực hiện thanh toán giao dịch theo phương thức nào?