Chứng thư chữ ký điện tử được phân loại như thế nào? Nội dung của chứng thư chữ ký điện tử gồm những gì?
Chứng thư chữ ký điện tử được phân loại như thế nào?
Căn cứ Điều 4 Nghị định 23/2025/NĐ-CP quy định chứng thư chữ ký điện tử:
Chứng thư chữ ký điện tử
Chứng thư chữ ký điện tử được phân loại như sau:
1. Chứng thư chữ ký số gốc của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực điện tử quốc gia là chứng thư chữ ký số do tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực điện tử quốc gia tự cấp cho mình tương ứng với từng loại dịch vụ tin cậy.
2. Chứng thư chữ ký số của tổ chức cung cấp dịch vụ tin cậy là chứng thư chữ ký số do tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực điện tử quốc gia cấp cho tổ chức cung cấp dịch vụ tin cậy tương ứng với từng loại dịch vụ tin cậy, bao gồm: chứng thư chữ ký số cho dịch vụ cấp dấu thời gian, chứng thư chữ ký số cho dịch vụ chứng thực thông điệp dữ liệu, chứng thư chữ ký số cho dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng.
3. Chứng thư chữ ký số công cộng là chứng thư chữ ký số do tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng cấp cho thuê bao.
4. Chứng thư chữ ký điện tử chuyên dùng là chứng thư chữ ký điện tử do cơ quan, tổ chức tạo lập chữ ký điện tử chuyên dùng cấp.
Theo quy định trên, chứng thư chữ ký điện tử được phân thành 4 loại như sau:
(1) Chứng thư chữ ký số gốc của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực điện tử quốc gia là chứng thư chữ ký số do tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực điện tử quốc gia tự cấp cho mình tương ứng với từng loại dịch vụ tin cậy.
(2) Chứng thư chữ ký số của tổ chức cung cấp dịch vụ tin cậy là chứng thư chữ ký số do tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực điện tử quốc gia cấp cho tổ chức cung cấp dịch vụ tin cậy tương ứng với từng loại dịch vụ tin cậy, bao gồm: chứng thư chữ ký số cho dịch vụ cấp dấu thời gian, chứng thư chữ ký số cho dịch vụ chứng thực thông điệp dữ liệu, chứng thư chữ ký số cho dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng.
(3) Chứng thư chữ ký số công cộng là chứng thư chữ ký số do tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng cấp cho thuê bao.
(4) Chứng thư chữ ký điện tử chuyên dùng là chứng thư chữ ký điện tử do cơ quan, tổ chức tạo lập chữ ký điện tử chuyên dùng cấp.
Chứng thư chữ ký điện tử được phân loại như thế nào? (Hình từ Internet)
Nội dung của chứng thư chữ ký điện tử gồm những gì?
Căn cứ Điều 5 Nghị định 23/2025/NĐ-CP quy định chứng thư chữ ký điện tử có các nội dung sau:
Nội dung của chứng thư chữ ký điện tử
Nội dung chứng thư chữ ký điện tử bao gồm:
1. Thông tin về cơ quan, tổ chức tạo lập chứng thư chữ ký điện tử.
2. Thông tin về cơ quan, tổ chức, cá nhân được cấp chứng thư chữ ký điện tử, bao gồm tên cơ quan, tổ chức, cá nhân; mã/số định danh của cơ quan, tổ chức, cá nhân hoặc danh tính điện tử của cơ quan, tổ chức, cá nhân được cấp chứng thư chữ ký điện tử và các thông tin cần thiết khác (nếu có).
3. Số hiệu của chứng thư chữ ký điện tử.
4. Thời hạn có hiệu lực của chứng thư chữ ký điện tử.
5. Dữ liệu để kiểm tra chữ ký điện tử của cơ quan, tổ chức, cá nhân được cấp chứng thư chữ ký điện tử.
6. Chữ ký điện tử của cơ quan, tổ chức tạo lập chứng thư chữ ký điện tử.
7. Mục đích, phạm vi sử dụng của chứng thư chữ ký điện tử.
8. Trách nhiệm pháp lý của cơ quan, tổ chức cấp chứng thư chữ ký điện tử.
Theo đó: Nội dung của chứng thư chữ ký điện tử bao gồm:
- Thông tin về cơ quan, tổ chức tạo lập chứng thư chữ ký điện tử.
- Thông tin về cơ quan, tổ chức, cá nhân được cấp chứng thư chữ ký điện tử, bao gồm tên cơ quan, tổ chức, cá nhân; mã/số định danh của cơ quan, tổ chức, cá nhân hoặc danh tính điện tử của cơ quan, tổ chức, cá nhân được cấp chứng thư chữ ký điện tử và các thông tin cần thiết khác (nếu có).
- Số hiệu của chứng thư chữ ký điện tử.
- Thời hạn có hiệu lực của chứng thư chữ ký điện tử.
- Dữ liệu để kiểm tra chữ ký điện tử của cơ quan, tổ chức, cá nhân được cấp chứng thư chữ ký điện tử.
- Chữ ký điện tử của cơ quan, tổ chức tạo lập chứng thư chữ ký điện tử.
- Mục đích, phạm vi sử dụng của chứng thư chữ ký điện tử.
- Trách nhiệm pháp lý của cơ quan, tổ chức cấp chứng thư chữ ký điện tử.
Thời hạn có hiệu lực của chứng thư chữ ký điện tử, chứng thư chữ ký số được quy định thế nào?
Theo Điều 7 Nghị định 23/2025/NĐ-CP quy định thời hạn có hiệu lực của chứng thư chữ ký điện tử, chứng thư chữ ký số như sau:
(1) Thời hạn có hiệu lực của chứng thư chữ ký số gốc của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực điện tử quốc gia là 25 năm.
(2) Thời hạn có hiệu lực của chứng thư chữ ký số của tổ chức cung cấp dịch vụ tin cậy:
- Chứng thư chữ ký số cho dịch vụ cấp dấu thời gian có hiệu lực tối đa là 05 năm;
- Chứng thư chữ ký số cho dịch vụ chứng thực thông điệp dữ liệu có hiệu lực tối đa là 05 năm;
- Chứng thư chữ ký số cho dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng có hiệu lực tối đa là 10 năm.
(3) Thời hạn có hiệu lực của chứng thư chữ ký số công cộng tối đa là 03 năm.
(4) Thời hạn có hiệu lực của chứng thư chữ ký điện tử chuyên dùng trong trường hợp chữ ký điện tử chuyên dùng được bảo đảm bởi chứng thư chữ ký điện tử chuyên dùng là 10 năm.








Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ly hôn thuận tình, từ ngày hòa giải thì trong khoảng thời gian bao lâu sẽ nhận được Quyết định của Tòa án?
- Nhà Xuất bản Thông tin và Truyền thông trực thuộc cơ quan nào? Nhà Xuất bản Thông tin và Truyền thông của yếu xuất bản những sản phẩm gì?
- Chuyển động đều là gì? Công thức chuyển động đều? Nhận biết được vận tốc của một chuyển động đều là yêu cầu cần đạt trong chương trình môn Toán lớp mấy?
- Có được sử dụng xe gắn máy để đẩy xe khác không? Điều khiển xe gắn máy kéo theo xe khác bị phạt bao nhiêu tiền?
- Danh sách khối diễu binh tập kết tại Công viên Lê Văn Tám theo hướng 4? Lộ trình diễu binh theo hướng 4 ngày 30 4 thế nào?