Chứng khoán đã niêm yết là cổ phiếu bị đưa vào diện cảnh báo sẽ bị đình chỉ giao dịch hay tạm ngừng giao dịch?

Chứng khoán đã niêm yết là cổ phiếu nếu không có giao dịch trong vòng 06 tháng thì có bị đưa vào diện cảnh báo hay không? Tôi đang lo không biết cổ phiếu đã niêm yết của bên mình có bị đưa vào diện cảnh báo không? Nếu bị thì có phải sẽ bị đình chỉ hoặc tạm ngừng giao dịch không? - Câu hỏi của chị Bích Kiều (Hồ Chí Minh)

Chứng khoán đã niêm yết là cổ phiếu nếu không có giao dịch trong vòng 06 tháng thì có bị đưa vào diện cảnh báo hay không?

Căn cứ khoản 1 và khoản 2 Điều 37 Quy chế niêm yết và giao dịch cổ phiếu ban hành kèm theo Quyết định 17/QĐ-HĐTV năm 2022 quy định về các trường hợp chứng khoán niêm yết là cổ phiếu bị cảnh báo như sau:

Cảnh báo
1. Chứng khoán bị cảnh báo khi xảy ra một trong các trường hợp sau:
a) Vốn điều lệ đã góp tính trên báo cáo tài chính gần nhất của tổ chức niêm yết giảm dưới 30 tỷ đồng.
b) Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tại báo cáo tài chính năm đã kiểm toán của tổ chức niêm yết là số âm (có tính đến ảnh hưởng của ý kiến ngoại trừ của đơn vị kiểm toán (nếu có) liên quan tới chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế chưa phân phối). Trường hợp tổ chức niêm yết là đơn vị kế toán cấp trên có đơn vị kế toán trực thuộc, chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế chưa phân phối được xem xét căn cứ trên báo cáo tài chính tổng hợp. Trường hợp tổ chức niêm yết có công ty con, chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế chưa phân phối được xem xét trên báo cáo tài chính hợp nhất.
c) Tổ chức kiểm toán có ý kiến kiểm toán ngoại trừ đối với báo cáo tài chính năm đã được kiểm toán của tổ chức niêm yết. Trường hợp tổ chức niêm yết có công ty con hoặc là đơn vị kế toán cấp trên có các đơn vị kế toán trực thuộc thì thì ý kiến ngoại trừ được xác định theo báo cáo tài chính hợp nhất/báo cáo tài chính tổng hợp.
d) Tổ chức niêm yết chưa họp Đại hội đồng cổ đông thường niên quá 06 tháng kể từ ngày kết thúc năm tài chính.
đ) Tổ chức niêm yết ngừng hoặc bị ngừng các hoạt động sản xuất, kinh doanh chính từ 03 tháng trở lên.
e) Cổ phiếu không có giao dịch trong vòng 06 tháng.
g) Tổ chức niêm yết chậm nộp báo cáo tài chính năm đã được kiểm toán hoặc báo cáo tài chính bán niên đã được soát xét quá 15 ngày so với thời hạn quy định.
h) Tổ chức niêm yết vi phạm quy định công bố thông tin từ 04 lần trở lên trong vòng 01 năm (tính theo năm dương lịch).
2. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày phát hiện các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này SGDCK ban hành Quyết định đưa chứng khoán vào diện cảnh báo. SGDCK hiển thị ký hiệu cảnh báo và công bố thông tin về việc cảnh báo đối với các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này.

Có thể thấy, trường hợp chứng khoán niêm yết là cổ phiếu nếu không có giao dịch trong vòng 06 tháng thì trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày phát hiện ra tình trạng trên, Sở Giao dịch chứng khoán sẽ ban hành Quyết định đưa chứng khoán vào diện cảnh báo.

Cổ phiếu đã niêm yết bị đưa vào diện cảnh báo

Cổ phiếu đã niêm yết bị đưa vào diện cảnh báo (Hình từ Internet)

Cổ phiếu đã niêm yết bị đưa vào diện cảnh báo thì có bị đình chỉ giao dịch hay không?

Căn cứ khoản 1 Điều 41 Quy chế niêm yết và giao dịch cổ phiếu ban hành kèm theo Quyết định 17/QĐ-HĐTV năm 2022, việc đình chỉ giao dịch đối với chứng khoán đã niêm yết là cổ phiếu được thực hiện đối với các trường hợp sau:

Đình chỉ giao dịch
1. Chứng khoán bị đình chỉ giao dịch khi xảy ra một trong các trường hợp sau:
a) Tổ chức niêm yết chậm nộp báo cáo tài chính năm có kiểm toán hoặc báo cáo tài chính bán niên có soát xét quá 06 tháng so với thời hạn quy định.
b) Tổ chức niêm yết không đưa ra biện pháp khắc phục nguyên nhân dẫn đến tình trạng chứng khoán bị tạm ngừng giao dịch theo yêu cầu của SGDCK.
c) Tổ chức niêm yết tiếp tục vi phạm các quy định về công bố thông tin trên thị trường chứng khoán sau khi đã bị đưa vào diện hạn chế giao dịch.
d) Theo yêu cầu của UBCKNN.
đ) SGDCK xét thấy cần thiết để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư và bảo đảm ổn định, an toàn của thị trường chứng khoán đồng thời báo cáo SGDCKVN, UBCKNN.

Theo đó, việc cổ phiếu bị đưa vào diện cảnh báo không dẫn đến hệ quả bị đình chỉ giao dịch.

Chứng khoán đã niêm yết là cổ phiếu bị đưa vào diện cảnh báo có thể bị tạm ngừng giao dịch hay không?

Căn cứ khoản 1 Điều 40 Quy chế niêm yết và giao dịch cổ phiếu ban hành kèm theo Quyết định 17/QĐ-HĐTV năm 2022, nếu xảy ra một trong những trường hợp sau thì chứng khoán niêm yết là cổ phiếu bị tạm ngừng giao dịch:

Tạm ngừng giao dịch
1. Chứng khoán bị tạm ngừng giao dịch khi xảy ra một trong các trường hợp sau:
a) Việc tạm ngừng giao dịch do hệ thống tự động kích hoạt khi giá, khối lượng giao dịch chứng khoán có biến động bất thường. Các ngưỡng tạm ngừng này được cài đặt bằng tham số trên hệ thống công nghệ thông tin sau khi được UBCKNN chấp thuận.
b) Tổ chức niêm yết thực hiện tách, gộp cổ phiếu; tách doanh nghiệp hoặc thực hiện giảm vốn điều lệ khác theo quy định của pháp Luật Doanh nghiệp.
c) Khi trái phiếu chuyển đổi đăng ký chuyển đổi từng phần thành cổ phiếu.
d) Tổ chức niêm yết không thực hiện giải trình nguyên nhân và đưa ra phương án khắc phục tình trạng chứng khoán bị đưa vào diện cảnh báo, kiểm soát, hạn chế giao dịch trong thời hạn theo yêu cầu của SGDCK.
đ) Theo yêu cầu của UBCKNN.
e) SGDCK xét thấy cần thiết để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư và bảo đảm ổn định, an toàn của thị trường chứng khoán đồng thời báo cáo SGDCKVN, UBCKNN.

Như vậy, có thể thấy nếu trường hợp tổ chức niêm yết không thực hiện giải trình nguyên nhân và đưa ra phương án khắc phục tình trạng chứng khoán bị đưa vào diện cảnh báo trong thời hạn theo yêu cầu của Sở Giao dịch chứng khoán thì cổ phiếu đó sẽ bị tạm ngừng giao dịch.

Do đó, khi nhận được quyết định đưa vào diện cảnh báo, tổ chức cần tiến hành giải trình nguyên nhân và đưa ra phương án khắc phục tình trạng hiện tại để được xem xét có bị tạm ngừng giao dịch hay không.

Chứng khoán TỔNG HỢP CÁC QUY ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN CHỨNG KHOÁN
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Cấm thực hiện hoạt động về chứng khoán là một biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn vi phạm pháp luật về chứng khoán đúng không?
Pháp luật
Sản phẩm tài chính là gì? Tổ chức phát hành thực hiện chào bán sản phẩm tài chính cần đáp ứng những điều kiện nào?
Pháp luật
Chứng khoán kinh doanh gồm những loại nào? Thời điểm ghi nhận các khoản chứng khoán kinh doanh được xác định ra sao?
Pháp luật
Dự phòng giảm giá chứng khoán kinh doanh là gì? Dự phòng giảm giá chứng khoán kinh doanh là dự phòng tổn thất tài sản đúng không?
Pháp luật
Như thế nào để được xem là nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp theo quy định của pháp luật hiện nay?
Pháp luật
Tại sở giao dịch chứng khoán có các lệnh giao dịch nào? Nội dung của các lệnh giao dịch chứng khoán được quy định thế nào?
Pháp luật
Vợ có phải nộp thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ việc nhận thừa kế chứng khoán từ chồng đã mất hay không?
Pháp luật
Người sở hữu chứng khoán của công ty đại chúng được nhận các quyền phát sinh liên quan đến chứng khoán mà mình sở hữu khi nào?
Pháp luật
Yêu cầu về kinh nghiệm đối với Chuyên viên chính về quản lý hoạt động chứng khoán? Quyền hạn của chức danh này?
Pháp luật
Chứng khoán chờ về là gì? Nhà đầu tư có được đặt lệnh bán đối với chứng khoán chờ về hay không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Chứng khoán
17,730 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Chứng khoán
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào