Chứng chỉ mẫu vật tiền Công ước động vật hoang dã nguy cấp thuộc Phụ lục CITES được thực hiện theo mẫu nào?

Chứng chỉ mẫu vật tiền Công ước động vật hoang dã nguy cấp thuộc Phụ lục CITES được thực hiện theo mẫu nào? Hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ Chứng chỉ mẫu vật tiền Công ước xuất khẩu động vật hoang dã nguy cấp thuộc Phụ lục CITES gồm những gì? câu hỏi của anh X (Hòa Bình).

Chứng chỉ mẫu vật tiền Công ước động vật hoang dã nguy cấp thuộc Phụ lục CITES được thực hiện theo mẫu nào?

Chứng chỉ mẫu vật tiền Công ước động vật hoang dã nguy cấp thuộc Phụ lục CITES được thực hiện theo Mẫu số 11 ban hành kèm theo Nghị định 06/2019/NĐ-CP.

Tải về mẫu Chứng chỉ mẫu vật tiền Công ước động vật hoang dã nguy cấp thuộc Phụ lục CITES.

Chứng chỉ mẫu vật tiền Công ước động vật hoang dã nguy cấp thuộc Phụ lục CITES được thực hiện theo mẫu nào?

Chứng chỉ mẫu vật tiền Công ước động vật hoang dã nguy cấp thuộc Phụ lục CITES được thực hiện theo mẫu nào? (hình từ internet)

Hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ Chứng chỉ mẫu vật tiền Công ước xuất khẩu động vật hoang dã nguy cấp thuộc Phụ lục CITES gồm những gì?

Hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ Chứng chỉ mẫu vật tiền Công ước xuất khẩu động vật hoang dã nguy cấp thuộc Phụ lục CITES được quy định tại Điều 27 Nghị định 06/2019/NĐ-CP như sau:

Trình tự, thủ tục cấp chứng chỉ CITES mẫu vật tiền Công ước mẫu vật các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp thuộc các Phụ lục CITES
1. Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam có trách nhiệm cấp giấy chứng chỉ CITES mẫu vật tiền Công ước.
2. Hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ
a) Đề nghị cấp chứng chỉ mẫu vật tiền Công ước theo Mẫu số 15 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Bản sao hồ sơ nguồn gốc hợp pháp của mẫu vật.
3. Trình tự tiếp nhận hồ sơ cấp phép:
a) Tổ chức, cá nhân có nhu cầu được cấp chứng chỉ CITES mẫu vật tiền Công ước gửi trực tiếp; qua đường bưu điện hoặc qua Hệ thống thủ tục hành chính một cửa quốc gia 01 hồ sơ quy định tại khoản 2 Điều này tới Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam;
b) Trong thời hạn 08 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam có trách nhiệm cấp chứng chỉ CITES mẫu vật tiền Công ước. Trường hợp cần tham vấn các cơ quan có liên quan, thì Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam tổ chức thực hiện, nhưng thời hạn cấp không quá 30 ngày.
Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam thông báo cho tổ chức, cá nhân biết.

Theo đó, Hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ Chứng chỉ mẫu vật tiền Công ước xuất khẩu động vật hoang dã nguy cấp thuộc Phụ lục CITES bao gồm:

- Đề nghị cấp chứng chỉ mẫu vật tiền Công ước theo Mẫu số 15 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;

- Bản sao hồ sơ nguồn gốc hợp pháp của mẫu vật.

Về việc tiếp nhận hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ Chứng chỉ mẫu vật tiền Công ước xuất khẩu động vật hoang dã nguy cấp thuộc Phụ lục CITES được thực hiện như sau:

Bước 01: Tổ chức, cá nhân có nhu cầu được cấp chứng chỉ CITES mẫu vật tiền Công ước gửi trực tiếp; qua đường bưu điện hoặc qua Hệ thống thủ tục hành chính một cửa quốc gia 01 hồ sơ quy định tại khoản 2 Điều này tới Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam;

Bước 02: Trong thời hạn 08 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam có trách nhiệm cấp chứng chỉ CITES mẫu vật tiền Công ước. Trường hợp cần tham vấn các cơ quan có liên quan, thì Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam tổ chức thực hiện, nhưng thời hạn cấp không quá 30 ngày.

Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam thông báo cho tổ chức, cá nhân biết.

Chứng chỉ mẫu vật tiền Công ước xuất khẩu động vật hoang dã nguy cấp thuộc Phụ lục CITES có giá trị sử dụng bao lâu?

Chứng chỉ mẫu vật tiền Công ước xuất khẩu động vật hoang dã nguy cấp thuộc Phụ lục CITES được quy định tại khoản 4 Điều 22 Nghị định 06/2019/NĐ-CP như sau:

Giấy phép, chứng chỉ CITES
...
2. Chứng chỉ CITES xuất khẩu mẫu vật lưu niệm quy định theo Mẫu số 10 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này áp dụng cho mẫu vật lưu niệm quy định tại các Phụ lục CITES. Chứng chỉ CITES xuất khẩu mẫu vật lưu niệm phải được ghi đầy đủ thông tin, có chữ ký, họ và tên của chủ cơ sở nuôi, trồng.
3. Chứng chỉ mẫu vật tiền Công ước quy định theo Mẫu số 11 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này áp dụng cho các mẫu vật tiền Công ước.
4. Thời hạn hiệu lực tối đa của giấy phép, chứng chỉ xuất khẩu và tái xuất khẩu là 06 tháng; thời hạn hiệu lực tối đa của giấy phép nhập khẩu là 12 tháng, kể từ ngày được cấp.
5. Giấy phép, chứng chỉ CITES chỉ được cấp một bản duy nhất và luôn đi kèm lô hàng/mẫu vật CITES.
6. Cơ quan cấp giấy phép CITES, chứng chỉ mẫu vật tiền công ước là Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam.
7. Cơ sở chế biến, kinh doanh trực tiếp cấp chứng chỉ CITES mẫu vật lưu niệm.

Chiếu theo quy định này thì chứng chỉ mẫu vật tiền Công ước xuất khẩu động vật hoang dã nguy cấp thuộc Phụ lục CITES có giá trị 06 tháng.

Động vật hoang dã
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Khái niệm sản phẩm của động vật hoang dã, động vật nguy cấp, quý, hiếm được quy định như thế nào?
Pháp luật
Cơ quan nào có quyền tiếp nhận việc tiêu hủy động vật hoang dã chết là vật chứng và trách nhiệm của cơ quan đó là gì?
Pháp luật
Bướm phượng cánh chim chấm rời có là động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm không? Và thuộc nhóm nào?
Pháp luật
Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm được quy định như thế nào? Kinh doanh online động vật rừng có bị cấm hay không?
Pháp luật
Mẫu Báo cáo kiểm tra dành cho cơ sở nghiên cứu nuôi sinh sản loài đẻ con thuộc Phụ lục CITES là mẫu nào?
Pháp luật
Mẫu Phương án nuôi động vật hoang dã nguy cấp thuộc Phụ lục 1 CITES là mẫu nào? Tải về mẫu đơn tại đâu?
Pháp luật
Cần ngăn chặn chợ tự phát buôn bán động vật hoang dã trong công tác phòng, chống tội phạm về đa dạng sinh học?
Pháp luật
Động vật hoang dã được xác định là loài có số lượng cá thể bị đe dọa tuyệt chủng khi đáp ứng các điều kiện nào?
Pháp luật
Săn thú rừng hoang dã có vi phạm pháp luật không? Nếu có thì săn thú rừng hoang dã trái phép bị truy cứu trách nhiệm hình sự như thế nào?
Pháp luật
Mẫu phương án nuôi sinh sản động vật hoang dã nguy cấp thuộc Phụ lục 2 CITES vì mục đích thương mại?
Pháp luật
Mẫu phương án nuôi sinh sản động vật hoang dã nguy cấp thuộc phụ lục 3 CITES vì mục đích thương mại?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Động vật hoang dã
Phạm Thị Xuân Hương Lưu bài viết
632 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Động vật hoang dã

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Động vật hoang dã

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào