Chuẩn khí hậu là gì? Nội dung thông tin, dữ liệu về giám sát biến đổi khí hậu có bao gồm bộ chuẩn khí hậu quốc gia không?
Chuẩn khí hậu là gì?
Chuẩn khí hậu được giải thích tại khoản 21 Điều 3 Luật Khí tượng thủy văn 2015 như sau:
Chuẩn khí hậu là giá trị trung bình của các yếu tố khí tượng trong một khoảng thời gian nhất định, thường là 30 năm; làm căn cứ để đánh giá sự khác biệt khí hậu giữa nơi này với nơi khác, giữa thời kỳ này với thời kỳ khác.
Theo quy định trên, chuẩn khí hậu là giá trị trung bình của các yếu tố khí tượng trong một khoảng thời gian nhất định, thường là 30 năm; làm căn cứ để đánh giá sự khác biệt khí hậu giữa nơi này với nơi khác, giữa thời kỳ này với thời kỳ khác.
Chuẩn khí hậu là gì? (Hình từ Internet)
Nội dung thông tin, dữ liệu về giám sát biến đổi khí hậu có bao gồm bộ chuẩn khí hậu quốc gia không?
Nội dung thông tin, dữ liệu về giám sát biến đổi khí hậu có bao gồm bộ chuẩn khí hậu quốc gia không, thì điểm đ khoản 2 Điều 34 Luật Khí tượng thủy văn 2015 như sau:
Cơ sở dữ liệu về giám sát biến đổi khí hậu
1. Cơ sở dữ liệu về giám sát biến đổi khí hậu là tập hợp, thống nhất toàn bộ thông tin, dữ liệu về giám sát biến đổi khí hậu và là thành phần thuộc cơ sở dữ liệu khí tượng thủy văn quốc gia.
2. Nội dung thông tin, dữ liệu về giám sát biến đổi khí hậu:
a) Thông tin, dữ liệu khí tượng thủy văn trong quá khứ và hiện tại quan trắc được từ mạng lưới trạm khí tượng thủy văn quốc gia, mạng lưới trạm khí tượng thủy văn chuyên dùng;
b) Thông tin, dữ liệu về tác động của thiên tai khí tượng thủy văn và biến đổi khí hậu đến tài nguyên, môi trường, hệ sinh thái, điều kiện sống và hoạt động kinh tế - xã hội;
c) Thông tin, dữ liệu về phát thải khí nhà kính và các hoạt động kinh tế - xã hội có liên quan đến phát thải khí nhà kính;
d) Thông tin, dữ liệu quan trắc về ô-dôn, bảo vệ tầng ô-dôn và quản lý các chất làm suy giảm tầng ô-dôn;
đ) Bộ chuẩn khí hậu quốc gia;
e) Kết quả đánh giá khí hậu quốc gia;
g) Kịch bản biến đổi khí hậu các thời kỳ;
h) Hồ sơ kỹ thuật của các trạm giám sát biến đổi khí hậu;
i) Kết quả nghiên cứu khoa học, chương trình, dự án về giám sát biến đổi khí hậu;
k) Văn bản quy phạm pháp luật, hướng dẫn kỹ thuật về giám sát biến đổi khí hậu.
3. Thông tin, dữ liệu về giám sát biến đổi khí hậu được lưu trữ, khai thác, sử dụng theo quy định tại Điều 30 và Điều 32 của Luật này.
Theo đó, nội dung thông tin, dữ liệu về giám sát biến đổi khí hậu bao gồm:
- Thông tin, dữ liệu khí tượng thủy văn trong quá khứ và hiện tại quan trắc được từ mạng lưới trạm khí tượng thủy văn quốc gia, mạng lưới trạm khí tượng thủy văn chuyên dùng;
- Thông tin, dữ liệu về tác động của thiên tai khí tượng thủy văn và biến đổi khí hậu đến tài nguyên, môi trường, hệ sinh thái, điều kiện sống và hoạt động kinh tế - xã hội;
- Thông tin, dữ liệu về phát thải khí nhà kính và các hoạt động kinh tế - xã hội có liên quan đến phát thải khí nhà kính;
- Thông tin, dữ liệu quan trắc về ô-dôn, bảo vệ tầng ô-dôn và quản lý các chất làm suy giảm tầng ô-dôn;
- Bộ chuẩn khí hậu quốc gia;
- Kết quả đánh giá khí hậu quốc gia;
- Kịch bản biến đổi khí hậu các thời kỳ;
- Hồ sơ kỹ thuật của các trạm giám sát biến đổi khí hậu;
- Kết quả nghiên cứu khoa học, chương trình, dự án về giám sát biến đổi khí hậu;
- Văn bản quy phạm pháp luật, hướng dẫn kỹ thuật về giám sát biến đổi khí hậu.
Như vậy, nội dung thông tin, dữ liệu về giám sát biến đổi khí hậu có bao gồm bộ chuẩn khí hậu quốc gia.
Đánh giá khí hậu quốc gia được quy định như thế nào?
Đánh giá khí hậu quốc gia được quy định tại Điều 35 Luật Khí tượng thủy văn 2015 như sau:
Đánh giá khí hậu quốc gia
1. Nội dung đánh giá khí hậu quốc gia:
a) Hiện trạng khí hậu Việt Nam đến năm cuối của kỳ đánh giá;
b) Dao động khí hậu và biến đổi của khí hậu Việt Nam so với lịch sử, kỳ đánh giá trước đó và so với bộ chuẩn khí hậu quốc gia và quốc tế;
c) Tác động của khí hậu và biến đổi khí hậu đến tài nguyên, môi trường, hệ sinh thái, điều kiện sống và các hoạt động kinh tế - xã hội;
d) Kết quả của hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu;
đ) Mức độ phù hợp của kịch bản biến đổi khí hậu, việc sử dụng kịch bản biến đổi khí hậu trong hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu;
e) Các nội dung khác có liên quan.
2. Kỳ đánh giá khí hậu quốc gia là 10 năm và có thể được điều chỉnh, bổ sung khi cần thiết.
Như vậy, nội dung đánh giá khí hậu quốc gia được quy định như trên.
Kỳ đánh giá khí hậu quốc gia là 10 năm và có thể được điều chỉnh, bổ sung khi cần thiết.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Biên bản họp Hội đồng thành viên công ty TNHH hai thành viên trở lên về việc tách công ty mới nhất?
- Mẫu quyết định tạm đình chỉ vụ án hình sự dùng cho Hội đồng xét xử sơ thẩm là mẫu nào? Tải mẫu và cách viết?
- Tài nguyên viễn thông được giải thích thế nào? Trong hoạt động viễn thông, sử dụng trái phép tài nguyên viễn thông là một hành vi vi phạm pháp luật?
- Đại lý dịch vụ viễn thông có quyền ngừng cung cấp dịch vụ viễn thông đối với người sử dụng dịch vụ viễn thông vi phạm pháp luật về viễn thông?
- Không phải thực hiện tham vấn trong đánh giá tác động môi trường đối với dự án đầu tư nào? Trách nhiệm thực hiện tham vấn trong ĐTM?