Chưa có bằng tiếng anh đạt chuẩn đầu ra theo quy định đào tạo của trường đại học thì có được xét tốt nghiệp trước rồi bổ sung sau hay không?
- Việc đánh giá kết quả học tập đối với phương thức đào tạo theo niên chế được thực hiện như thế nào?
- Kết quả học tập khi đào tạo theo niên chế được xử lý như thế nào?
- Chưa có bằng tiếng anh đạt chuẩn đầu ra theo quy định đào tạo của trường đại học thì có được xét tốt nghiệp trước rồi bổ sung sau hay không?
Việc đánh giá kết quả học tập đối với phương thức đào tạo theo niên chế được thực hiện như thế nào?
Đánh giá kết quả học tập theo học kỳ, năm học theo quy định tại Điều 10 Quy chế Đào tạo trình độ đại học (ban hành kèm theo Thông tư 08/2021/TT-BGDĐT) (sau đây gọi tắt là Quy chế) cụ thể như sau:
(1) Kết quả học tập của sinh viên được đánh giá sau từng học kỳ hoặc sau từng năm học, dựa trên kết quả các học phần nằm trong yêu cầu của chương trình đào tạo mà sinh viên đã học và có điểm theo các tiêu chí sau đây:
a) Tổng số tín chỉ của những học phần mà sinh viên không đạt trong một học kỳ, trong một năm học, hoặc nợ đọng từ đầu khoá học;
b) Tổng số tín chỉ của những học phần mà sinh viên đã đạt từ đầu khóa học (số tín chỉ tích lũy), tính cả các học phần được miễn học, được công nhận tín chỉ;
c) Điểm trung bình của những học phần mà sinh viên đã học trong một học kỳ (điểm trung bình học kỳ), trong một năm học (điểm trung bình năm học) hoặc tính từ đầu khóa học (điểm trung bình tích lũy), tính theo điểm chính thức của học phần và trọng số là số tín chỉ của học phần đó.
(2) Để tính điểm trung bình, điểm chữ của học phần được quy đổi về điểm số như dưới đây, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này. Điểm chữ nhiều mức hơn do cơ sở đào tạo quy định (nếu có) cũng được quy đổi sang điểm số tương ứng theo thang từ 0 tới 4.
A quy đổi thành 4;
B quy đổi thành 3;
C quy đổi thành 2;
D quy đổi thành 1;
F quy đổi thành 0.
(3) Những điểm chữ không được quy định tại khoản 2 Điều này không được tính vào các điểm trung bình học kỳ, năm học hoặc tích lũy. Những học phần không nằm trong yêu cầu của chương trình đào tạo không được tính vào các tiêu chí đánh giá kết quả học tập của sinh viên.
(4) Cơ sở đào tạo đang đào tạo theo niên chế và sử dụng thang điểm 10 thì tính các điểm trung bình dựa trên điểm học phần theo thang điểm 10, không quy đổi các điểm chữ về thang điểm 4. Trong trường hợp này, quy chế của cơ sở đào tạo quy định cụ thể các mức xử lý kết quả học tập để tương đương và thay thế cho các quy định tại Điều 12 của Quy chế này.
(5) Sinh viên được xếp loại học lực theo điểm trung bình học kỳ, điểm trung bình năm học hoặc điểm trung bình tích lũy như sau:
a) Theo thang điểm 4:
Từ 3,6 đến 4,0: Xuất sắc;
Từ 3,2 đến cận 3,6: Giỏi;
Từ 2,5 đến cận 3,2: Khá;
Từ 2,0 đến cận 2,5: Trung bình;
Từ 1,0 đến cận 2,0: Yếu;
Dưới 1,0: Kém.
b) Theo thang điểm 10:
Từ 9,0 đến 10,0: Xuất sắc;
Từ 8,0 đến cận 9,0: Giỏi;
Từ 7,0 đến cận 8,0: Khá;
Từ 5,0 đến cận 7,0: Trung bình;
Từ 4,0 đến cận 5,0: Yếu;
Dưới 4,0: Kém.
(6) Sinh viên được xếp trình độ năm học căn cứ số tín chỉ tích lũy được từ đầu khóa học (gọi tắt là N) và số tín chỉ trung bình một năm học theo kế hoạch học tập chuẩn (gọi tắt là M), cụ thể như sau:
a) Trình độ năm thứ nhất: N < M;
b) Trình độ năm thứ hai: M ≤ N < 2M;
c) Trình độ năm thứ ba: 2M ≤ N < 3M;
d) Trình độ năm thứ tư: 3M ≤ N < 4M;
đ) Trình độ năm thứ năm: 4M ≤ N < 5M.
Kết quả học tập khi đào tạo theo niên chế được xử lý như thế nào?
Việc xử lý kết quả học tập theo niên chế được quy định tại Điều 12 Quy chế cụ thể như sau:
(1) Cuối mỗi năm học, sinh viên được đánh giá đạt tiến độ học tập bình thường và được học tiếp lên năm học sau nếu đạt cả hai điều kiện sau:
a) Điểm trung bình năm học đạt từ 1,0 trở lên đối với năm học thứ nhất, từ 1,2 trở lên đối với năm thứ hai và từ 1,4 đối với năm thứ ba trở đi;
b) Số tín chỉ nợ đọng từ đầu khóa không vượt quá 16.
(2) Sinh viên bị buộc thôi học trong các trường hợp sau:
a) Điểm trung bình năm học đạt dưới 0,8;
b) Điểm trung bình tích lũy đạt dưới 1,2 sau 2 năm học, dưới 1,4 sau 3 năm học và dưới 1,6 từ sau 4 năm học trở đi;
c) Thời gian học tập vượt quá giới hạn theo quy định tại khoản 5 Điều 2 của Quy chế này.
(3) Sinh viên không thuộc diện quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này được xếp lớp học cùng khoá sau để cải thiện kết quả học tập.
(4) Quy chế của cơ sở đào tạo quy định cụ thể:
a) Việc lựa chọn áp dụng một số điều kiện cảnh báo học tập tương tự quy định đối với đào tạo theo tín chỉ tại khoản 1 Điều 11 của Quy chế này;
b) Quy trình, thủ tục cảnh báo học tập (nếu có), buộc thôi học; việc thông báo hình thức áp dụng tới sinh viên;
c) Việc bảo lưu kết quả học tập đã tích luỹ trong trường hợp sinh viên bị buộc thôi học.
Chưa có bằng tiếng anh đạt chuẩn đầu ra theo quy định đào tạo của trường đại học thì có được xét tốt nghiệp trước rồi bổ sung sau hay không?
Chưa có bằng tiếng anh đạt chuẩn đầu ra theo quy định đào tạo của trường đại học thì có được xét tốt nghiệp trước rồi bổ sung sau hay không?
Tại khoản 4 Điều 14 Quy chế quy định:
"4. Sinh viên đã hết thời gian học tập tối đa theo quy định nhưng chưa đủ điều kiện tốt nghiệp do chưa hoàn thành những học phần Giáo dục quốc phòng-an ninh hoặc Giáo dục thể chất hoặc chưa đạt chuẩn đầu ra về ngoại ngữ, công nghệ thông tin, trong thời hạn 03 năm tính từ khi thôi học được hoàn thiện các điều kiện còn thiếu và đề nghị xét công nhận tốt nghiệp."
Căn cứ quy định trên, trường hợp bạn chưa đạt chuẩn đầu ra về ngoại ngữ thì trong thời hạn 03 năm tính từ khi thôi học sẽ phải hoàn thiện chuẩn đầu ra này và đề nghị xét công nhận tốt nghiệp, không được xét tốt nghiệp trước rồi bổ sung bằng tiếng anh sau.
Như vậy, pháp luật hiện hành quy định cụ thể về cách tính điểm, đánh giá và xử lý kết quả học tập đối với phương thức đào tạo theo niên chế. Trường hợp chưa có bằng tiếng anh đạt chuẩn đầu ra theo quy định của chương trình đào tạo, sinh viên cần hoàn thiện và đề nghị xét công nhận tốt nghiệp trong vòng 03 năm kể từ khi thôi học.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nhà thầu thi công xây dựng có trách nhiệm tổ chức thực hiện công tác quan trắc trong quá trình xây dựng không?
- Nhà nước quản lý ngoại thương thế nào? Bộ Công Thương có trách nhiệm gì trong quản lý nhà nước về ngoại thương?
- Ai quyết định biện pháp cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu theo quy định của pháp luật về ngoại thương?
- Mẫu phiếu xin ý kiến chi ủy nơi cư trú dành cho đảng viên? Nhiệm vụ của đảng viên đang công tác ở nơi cư trú?
- Ngày 27 tháng 11 là ngày gì? Ngày 27 tháng 11 dương là ngày bao nhiêu âm 2024? Ngày 27 tháng 11 có sự kiện gì ở Việt Nam?