6 nhóm thí sinh được cộng 0,25 điểm khi xét tốt nghiệp THPT? Tính điểm xét tốt nghiệp THPT thế nào?
6 nhóm thí sinh được cộng 0,25 điểm khi xét công nhận tốt nghiệp THPT?
Điểm ưu tiên khi xét công nhận tốt nghiệp THPT là mức điểm cộng thêm vào số điểm thực tế của thí sinh khi xét tốt nghiệp.
Mục đích của việc cộng điểm ưu tiên là nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các đối tượng thí sinh có hoàn cảnh khó khăn, học tập ở các khu vực đặc thù,...
Tuy nhiên, không phải thí sinh nào cũng được cộng điểm ưu tiên khi xét công nhận tốt nghiệp THPT mà chỉ những trường hợp được thuộc diện quy định của pháp luật.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 39 Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm theo Thông tư 15/2020/TT-BGDĐT, xét công nhận tốt nghiệp THPT tính theo 3 diện gồm Diện 1, Diện 2, Diện 3; trong đó, thí sinh Diện 1 là những thí sinh bình thường không được cộng điểm ưu tiên; thí sinh Diện 2 và Diện 3 được cộng điểm ưu tiên.
6 nhóm thí sinh thuộc Diện 2 được cộng 0,25 điểm khi xét công nhận tốt nghiệp THPT được quy định tại khoản 2 Điều 39 Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm theo Thông tư 15/2020/TT-BGDĐT (được sửa đổi bởi khoản 18 Điều 1 Thông tư 06/2023/TT-BGDĐT) bao gồm:
(1) Thương binh, bệnh binh, người hưởng chính sách như thương binh bị suy giảm khả năng lao động dưới 81 % (đối với GDTX);
(2) Con của thương binh, bệnh binh, người được hưởng chính sách như thương binh bị suy giảm khả năng lao động dưới 81%; Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng lao động; con của Bà mẹ Việt Nam anh hùng; con của Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng lao động;
(3) Người dân tộc thiểu số;
(4) Người Kinh, người nước ngoài cư trú tại Việt Nam có nơi thường trú trong thời gian học cấp THPT từ 03 năm trở lên ở xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu thuộc diện đầu tư của Chương trình 135 theo Quyết định số 135/QĐ-TTg (tính từ thời điểm các xã này hoàn thành Chương trình 135 trở về trước); xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo; xã khu vực I, II, III và xã có thôn đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi theo quy định hiện hành của Thủ tướng Chính phủ hoặc Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban dân tộc, học tại các trường phổ thông không nằm trên địa bàn các quận của các thành phố trực thuộc Trung ương ít nhất 2 phần 3 thời gian học cấp THPT;
(5) Người bị nhiễm chất độc hóa học; con của người bị nhiễm chất độc hóa học; con của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học; người được cơ quan có thẩm quyền công nhận bị dị dạng, dị tật, suy giảm khả năng tự lực trong sinh hoạt hoặc lao động do hậu quả của chất độc hóa học;
(6) Có tuổi đời từ 35 trở lên, tính đến ngày thi (đối với thí sinh GDTX).
6 nhóm thí sinh được cộng 0,25 điểm khi xét công nhận tốt nghiệp THPT (Hình từ Internet)
Công thức tính điểm xét công nhận tốt nghiệp THPT như thế nào?
Theo quy định tại Điều 41 Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm theo Thông tư 15/2020/TT-BGDĐT, điểm xét tốt nghiệp THPT gồm điểm các bài thi thí sinh dự thi để xét công nhận tốt nghiệp THPT theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 12 Quy chế này, điểm ưu tiên, khuyến khích (nếu có) và điểm trung bình cả năm lớp 12; điểm của từng bài thi được quy về thang điểm 10 để tính điểm xét tốt nghiệp.
Công thức tính điểm xét công nhận tốt nghiệp THPT được quy định như sau:
- Điểm xét tốt nghiệp THPT đối với học sinh giáo dục THPT được tính theo công thức sau:
- Điểm xét tốt nghiệp THPT đối với học viên GDTX được tính theo công thức sau:
Lưu ý: Điểm xét tốt nghiệp được lấy đến hai chữ số thập phân, do phần mềm máy tính tự động thực hiện.
Những nhóm thí sinh nào có thể tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 12 Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm theo Thông tư 15/2020/TT-BGDĐT như sau:
Đối tượng, điều kiện dự thi
1. Đối tượng dự thi gồm:
a) Người đã học xong chương trình THPT trong năm tổ chức kỳ thi;
b) Người đã học xong chương trình THPT nhưng chưa thi tốt nghiệp THPT hoặc đã thi nhưng chưa tốt nghiệp THPT ở những năm trước;
c) Người đã có Bằng tốt nghiệp THPT, người đã có Bằng tốt nghiệp trung cấp dự thi để lấy kết quả làm cơ sở đăng ký xét tuyển sinh;
d) Một số trường hợp đặc biệt khác do Bộ trưởng Bộ GDĐT quyết định.
...
Theo đó, có 4 nhóm thí sinh là đối tượng tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT, bao gồm:
- Người đã học xong chương trình THPT trong năm tổ chức kỳ thi;
- Người đã học xong chương trình THPT nhưng chưa thi tốt nghiệp THPT hoặc đã thi nhưng chưa tốt nghiệp THPT ở những năm trước;
- Người đã có Bằng tốt nghiệp THPT, người đã có Bằng tốt nghiệp trung cấp dự thi để lấy kết quả làm cơ sở đăng ký xét tuyển sinh;
- Một số thí sinh thuộc các trường hợp đặc biệt khác do Bộ trưởng Bộ GDĐT quyết định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Em trai đến nhà anh chị ruột chơi có phải thông báo lưu trú không? Anh chị ruột thực hiện thông báo lưu trú theo hình thức nào?
- Từ 1/12/2024 chính thức hết giảm thuế trước bạ ô tô 50% theo Nghị định 109? Thuế trước bạ ô tô từ 1/12/2024 ra sao?
- Bản kiểm điểm của Phó Bí thư chi bộ cuối năm 2024 là Đảng viên? Bản kiểm điểm của Phó Bí thư chi bộ trường học là Đảng viên?
- Mức bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất gây thiệt hại đối với cây trồng chưa thu hoạch được tính thế nào?
- Đang bảo lưu kết quả học tập đại học có phải đi nghĩa vụ quân sự không? Sức khỏe loại mấy không được tham gia nghĩa vụ quân sự?