Chủ thể giám sát trong hoạt động giám sát Quốc hội và Hội đồng nhân dân là gì? Chủ thể giám sát có trách nhiệm gì?
Chủ thể giám sát trong hoạt động giám sát Quốc hội và Hội đồng nhân dân là gì?
Chủ thể giám sát trong hoạt động giám sát Quốc hội và Hội đồng nhân dân được giải thích tại khoản 2 Điều 2 Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân 2015 như sau:
Chủ thể giám sát bao gồm Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội, đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân, Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân, đại biểu Hội đồng nhân dân.
Theo đó, chủ thể giám sát bao gồm Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội, đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân, Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân, đại biểu Hội đồng nhân dân.
Chủ thể giám sát (Hình từ Internet)
Chủ thể giám sát trong hoạt động giám sát Quốc hội và Hội đồng nhân dân có trách nhiệm gì?
Chủ thể giám sát trong hoạt động giám sát Quốc hội và Hội đồng nhân dân có trách nhiệm được quy định Điều 6 Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân 2015 như sau:
Trách nhiệm của các chủ thể giám sát
1. Quốc hội báo cáo về hoạt động giám sát tối cao của mình trước cử tri cả nước thông qua phương tiện thông tin đại chúng và hoạt động tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội.
2. Ủy ban thường vụ Quốc hội chịu trách nhiệm và báo cáo về hoạt động giám sát của mình trước Quốc hội.
3. Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội chịu trách nhiệm và báo cáo về hoạt động giám sát của mình trước Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội.
4. Đoàn đại biểu Quốc hội chịu trách nhiệm và báo cáo về hoạt động giám sát của mình, báo cáo về hoạt động giám sát của đại biểu Quốc hội trong Đoàn với Ủy ban thường vụ Quốc hội.
5. Đại biểu Quốc hội chịu trách nhiệm và báo cáo về hoạt động giám sát của mình trước cử tri tại địa phương thông qua hoạt động tiếp xúc cử tri.
6. Hội đồng nhân dân báo cáo về hoạt động giám sát của mình trước cử tri địa phương thông qua phương tiện thông tin đại chúng và hoạt động tiếp xúc cử tri của đại biểu Hội đồng nhân dân.
7. Thường trực Hội đồng nhân dân chịu trách nhiệm và báo cáo về hoạt động giám sát của mình trước Hội đồng nhân dân.
8. Ban của Hội đồng nhân dân chịu trách nhiệm và báo cáo về hoạt động giám sát của mình trước Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân.
9. Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân chịu trách nhiệm và báo cáo về hoạt động giám sát của mình, báo cáo về hoạt động giám sát của đại biểu Hội đồng nhân dân trong Tổ với Thường trực Hội đồng nhân dân.
10. Đại biểu Hội đồng nhân dân chịu trách nhiệm và báo cáo về hoạt động giám sát của mình trước cử tri tại địa phương thông qua hoạt động tiếp xúc cử tri.
11. Các chủ thể giám sát quy định tại Điều này chịu trách nhiệm về báo cáo, nghị quyết, kết luận, yêu cầu, kiến nghị giám sát của mình.
Như vậy, chủ thể giám sát trong hoạt động giám sát Quốc hội và Hội đồng nhân dân có trách nhiệm như trên.
Các chủ thể giám sát có quyền tổ chức lấy ý kiến, trưng cầu giám định khi nào?
Các chủ thể giám sát có quyền tổ chức lấy ý kiến, trưng cầu giám định theo khoản 2 Điều 88 Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân 2015 như sau:
Bảo đảm thực hiện hoạt động giám sát
1. Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội, đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân, Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân có trách nhiệm thực hiện chương trình, kế hoạch giám sát.
Đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân có trách nhiệm tham gia đầy đủ Đoàn giám sát mà mình là thành viên.
2. Các chủ thể giám sát có quyền tổ chức lấy ý kiến, trưng cầu giám định khi cần thiết theo quy định của pháp luật.
3. Tổ chức, cá nhân có liên quan, chuyên gia có trách nhiệm tham gia hoạt động giám sát theo yêu cầu, kế hoạch giám sát.
Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan có trách nhiệm cung cấp thông tin, tài liệu cho các chủ thể giám sát và chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của thông tin, tài liệu cung cấp.
4. Cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát thực hiện quyền, trách nhiệm theo quy định tại Điều 7 và Điều 8 của Luật này.
5. Cơ quan thông tin đại chúng có quyền tiếp cận, đưa tin về hoạt động giám sát theo quy định của pháp luật.
Theo đó, các chủ thể giám sát có quyền tổ chức lấy ý kiến, trưng cầu giám định khi cần thiết theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- 5+ mẫu thông báo nghỉ Tết Âm lịch 2025 online đẹp, chuyên nghiệp? Tạo thiệp thông báo nghỉ Tết Âm lịch 2025 thế nào?
- Toàn bộ Công văn 7619-CV/BTCTW hướng dẫn khung Quy chế làm việc mẫu của cấp ủy cơ sở? Tải Công văn 7619?
- Ngày đẹp bao sái bàn thờ năm 2025? Bao sái bàn thờ năm 2025 ngày nào? Nghỉ tết 2025 người lao động được nghỉ bao nhiêu ngày nghỉ hưởng nguyên lương?
- Mẫu Quyết định khen thưởng nhân viên xuất sắc dịp Tết cuối năm? Tải về Mẫu Quyết định khen thưởng?
- Từ năm 2025, rời khỏi hiện trường sau khi gây tai nạn giao thông, người lái xe máy sẽ bị phạt bao nhiêu?