Chủ sở hữu tài sản chìm đắm phải báo cho cơ quan nhà nước trong vòng bao nhiêu ngày để trục vớt tài sản?
- Chủ sở hữu tài sản chìm đắm phải báo cho cơ quan nhà nước trong vòng bao nhiêu ngày để trục vớt tài sản?
- Không thông báo trục vớt tài sản chìm đắm theo quy định thì bị phạt bao nhiêu tiền?
- Thời hạn trình phương án và tổ chức trục vớt tài sản chìm đắm đối với tài sản chìm đắm gây nguy hiểm được quy định như thế nào?
Chủ sở hữu tài sản chìm đắm phải báo cho cơ quan nhà nước trong vòng bao nhiêu ngày để trục vớt tài sản?
Căn cứ Điều 278 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015 quy định về thời hạn thông báo và trục vớt tài sản chím đắm như sau:
"Điều 278. Thời hạn thông báo và trục vớt tài sản chìm đắm
Trừ trường hợp quy định tại Điều 279 của Bộ luật này, thời hạn thông báo và trục vớt tài sản chìm đắm được quy định như sau:
1. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày tài sản bị chìm đắm, chủ sở hữu tài sản chìm đắm phải thông báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 284 của Bộ luật này về việc trục vớt và dự kiến thời hạn kết thúc trục vớt.
2. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được thông báo trên, căn cứ vào tình hình thực tế, cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 284 của Bộ luật này quyết định thời hạn dự kiến kết thúc hoạt động trục vớt hoặc quy định cụ thể thời hạn chủ sở hữu tài sản phải kết thúc hoạt động trục vớt."
Theo đó, kể từ khi làm rớt thùng hàng xuống biển thì anh có thời hạn 30 ngày để thông báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc trục vớt và dự kiến thời hạn kết thúc hoạt động trục vớt thùng hàng.
Tài sản chìm đắm (Hình từ Internet)
Không thông báo trục vớt tài sản chìm đắm theo quy định thì bị phạt bao nhiêu tiền?
Căn cứ Điều 8 Nghị định 139/2021/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm về trục vớt tài sản chìm đắm:
"Điều 8. Vi phạm quy định về trục vớt, thanh thải vật chướng ngại
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau đây:
a) Không cung cấp thông tin hoặc không thông báo hoặc không báo cáo theo quy định về tài sản chìm đắm, vật chướng ngại trên các tuyến đường thủy nội địa;
b) Cung cấp thông tin hoặc thông báo hoặc báo cáo không đúng theo quy định về tài sản chìm đắm, vật chướng ngại trên các tuyến đường thủy nội địa.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau đây:
a) Không lập phương án trục vớt tài sản chìm đắm, thanh thải vật chướng ngại theo quy định;
b) Không trình phương án trục vớt tài sản chìm đắm, thanh thải vật chướng ngại đúng thời hạn theo quy định.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau đây:
a) Thực hiện việc trục vớt tài sản bị chìm đắm, thanh thải vật chướng ngại vượt quá thời gian quy định;
b) Trục vớt tài sản chìm đắm, thanh thải vật chướng ngại khi chưa được phép của cơ quan có thẩm quyền;
c) Không thanh toán các chi phí liên quan đến việc trục vớt tài sản chìm đắm theo quy định;
d) Trục vớt tài sản chìm đắm, thanh thải vật chướng ngại không đúng phương án đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt theo quy định.
4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau đây:
a) Không trục vớt tài sản bị chìm đắm theo quy định;
b) Không thanh thải vật chướng ngại theo quy định.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc trục vớt, thanh thải vật chướng ngại đối với cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 Điều này."
Theo đó, nếu như anh không thông báo theo quy định về tài sản chìm đắm trên các tuyến đường thủy nội địa (thùng hàng anh làm rơi dưới sống) thì sẽ bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
Thời hạn trình phương án và tổ chức trục vớt tài sản chìm đắm đối với tài sản chìm đắm gây nguy hiểm được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 9 Nghị định 05/2017/NĐ-CP quy định về thời hạn trình phương án và tổ chức trục vớt tài sản chìm đắm như sau:
"Điều 9. Thời hạn trình phương án và tổ chức trục vớt tài sản chìm đắm
1. Trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, thời hạn trình phương án trục vớt tài sản chìm đắm được quy định như sau:
a) Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày tài sản bị chìm đắm hoặc từ ngày nhận được thông báo theo quy định tại các điểm a và b khoản 1 Điều 8 của Nghị định này, chủ sở hữu tài sản chìm đắm phải thông báo cho cơ quan có thẩm quyền quy định tại Điều 12 của Nghị định này về dự kiến thời gian bắt đầu, kết thúc việc trục vớt và trình phương án trục vớt tài sản chìm đắm;
b) Căn cứ tình hình, điều kiện thực tế, cơ quan có thẩm quyền quy định tại Điều 12 của Nghị định này quy định cụ thể về thời hạn chủ sở hữu tài sản chìm đắm phải kết thúc hoạt động trục vớt và phê duyệt phương án trục vớt.
2. Đối với tài sản chìm đắm gây nguy hiểm
a) Chậm nhất 01 ngày kể từ ngày tài sản bị chìm đắm hoặc từ ngày nhận được thông báo quy định tại khoản 2 Điều 8 của Nghị định này, chủ sở hữu tài sản chìm đắm phải trình phương án trục vớt để cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;
b) Chậm nhất 24 giờ đối với tài sản chìm đắm gây nguy hiểm cấp độ 2 hoặc 03 ngày đối với tài sản chìm đắm gây nguy hiểm cấp độ 1 kể từ ngày phương án trục vớt tài sản chìm đắm được phê duyệt, chủ sở hữu tài sản chìm đắm phải tiến hành trục vớt tài sản chìm đắm; trường hợp không thể thực hiện được, chủ sở hữu tài sản chìm đắm phải có văn bản báo cáo cơ quan phê duyệt phương án trục vớt tài sản chìm đắm và nêu rõ lý do."
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người dân có được soát người, khám xét người khác khi nghi bị lấy cắp đồ không? Có bị truy cứu TNHS?
- Máy điều hòa có phải là hàng hóa chịu thuế tiêu thụ đặc biệt không? Thuế suất thuế TTĐB của máy điều hòa là bao nhiêu?
- Hạn ngạch thuế quan là gì? Lưu ý điều gì khi áp dụng biện pháp hạn ngạch thuế quan theo quy định?
- Người yêu cầu Tòa án trưng cầu giám định trong tố tụng dân sự có phải nộp tiền tạm ứng chi phí giám định không?
- Nguyên nhân thanh lý rừng trồng? Tổ chức có rừng trồng được thanh lý có trách nhiệm gì sau khi hoàn thành việc thanh lý?