Chủ sở hữu công trình đường thủy nội địa được tự mình đánh giá an toàn công trình? Nội dung đánh giá an toàn công trình đường thủy nội địa gồm những gì?
Chủ sở hữu công trình đường thủy nội địa được tự mình đánh giá an toàn công trình không?
Căn cứ theo điểm a khoản 2 Điều 12 Thông tư 21/2022/TT-BGTVT quy định như sau:
Đánh giá an toàn công trình đường thủy nội địa
...
2. Trách nhiệm đánh giá và xác nhận kết quả đánh giá an toàn công trình đường thủy nội địa
a) Trách nhiệm tổ chức đánh giá an toàn công trình đường thủy nội địa thực hiện theo quy định tại Điều 38 Nghị định số 06/2021/NĐ-CP;
...
Dẫn chiếu đến quy định tại điểm a khoản 1 Điều 38 Nghị định 06/2021/NĐ-CP như sau:
Trách nhiệm tổ chức thực hiện đánh giá an toàn công trình
1. Trách nhiệm của chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình:
a) Tổ chức thực hiện việc đánh giá an toàn công trình theo quy định tại Điều 36 Nghị định này. Chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình được quyền tự thực hiện nếu đủ điều kiện năng lực hoặc thuê tổ chức kiểm định có đủ điều kiện năng lực thực hiện đánh giá an toàn công trình;
b) Bàn giao hồ sơ, tài liệu phục vụ công tác đánh giá an toàn công trình cho tổ chức kiểm định làm cơ sở để lập đề cương đánh giá an toàn công trình, bao gồm: hồ sơ bảo trì công trình, hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công, bản vẽ hoàn công, lý lịch thiết bị lắp đặt vào công trình và các hồ sơ, tài liệu cần thiết khác phục vụ công tác đánh giá an toàn công trình. Trường hợp không có hồ sơ hoặc hồ sơ của công trình không đủ thông tin phục vụ công tác đánh giá an toàn, chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình có trách nhiệm thuê tổ chức có đủ điều kiện năng lực thực hiện khảo sát và lập hồ sơ hiện trạng công trình để phục vụ công tác đánh giá an toàn;
...
Như vậy, chủ sở hữu công trình đường thủy nội địa được tự mình đánh giá an toàn công trình nếu đủ điều kiện năng lực hoặc thuê tổ chức kiểm định có đủ điều kiện năng lực thực hiện đánh giá an toàn công trình.
Chủ sở hữu công trình đường thủy nội địa được tự mình đánh giá an toàn công trình? Nội dung đánh giá an toàn công trình đường thủy nội địa gồm những gì? (hình từ internet)
Chủ sở hữu công trình đường thủy nội địa có trách nhiệm gì khi thực hiện đánh giá an toàn công trình?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 38 Nghị định 06/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Trách nhiệm tổ chức thực hiện đánh giá an toàn công trình
...
2. Trách nhiệm của tổ chức đánh giá an toàn công trình:
a) Lập đề cương đánh giá an toàn công trình phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn áp dụng và các quy định của hợp đồng xây dựng, trình chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình phê duyệt;
b) Thực hiện đánh giá an toàn công trình theo đề cương được phê duyệt;
c) Lập báo cáo kết quả đánh giá an toàn và trình chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình theo quy định;
d) Chịu trách nhiệm về chất lượng công tác đánh giá an toàn do mình thực hiện. Việc xác nhận báo cáo kết quả đánh giá an toàn của chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình không thay thế và không làm giảm trách nhiệm về công tác đánh giá an toàn do tổ chức kiểm định thực hiện.
...
Như vậy, chủ sở hữu khi tự mình đánh giá an toàn công trình đường thủy nội địa phải:
- Lập đề cương đánh giá an toàn công trình phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn áp dụng và các quy định của hợp đồng xây dựng, trình chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình phê duyệt;
- Thực hiện đánh giá an toàn công trình theo đề cương được phê duyệt;
- Lập báo cáo kết quả đánh giá an toàn và trình chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình theo quy định;
- Chịu trách nhiệm về chất lượng công tác đánh giá an toàn do mình thực hiện. Việc xác nhận báo cáo kết quả đánh giá an toàn của chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình không thay thế và không làm giảm trách nhiệm về công tác đánh giá an toàn do tổ chức kiểm định thực hiện.
Nội dung đánh giá an toàn công trình đường thủy nội địa bao gồm những gì?
Căn cứ theo Điều 37 Nghị định 06/2021/NĐ-CP thì nội dung đánh giá an toàn công trình đường thủy nội địa bao gồm:
- Kiểm tra, đánh giá khả năng làm việc của các kết cấu chịu lực chính và các bộ phận công trình có nguy cơ gây mất an toàn.
- Kiểm tra, đánh giá các điều kiện đảm bảo vận hành, khai thác công trình bình thường, bao gồm: độ ồn, mức độ ô nhiễm của khói, bụi và các chất gây nguy hại, ảnh hưởng đến sức khỏe con người; an toàn cháy nổ; kết quả kiểm định các thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn và các điều kiện an toàn khác có liên quan.
- Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành có trách nhiệm:
+ Ban hành các quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn, quy trình đánh giá an toàn công trình;
+ Công bố các tổ chức kiểm định đủ điều kiện năng lực thực hiện đánh giá an toàn công trình xây dựng chuyên ngành;
+ Quy định danh mục các công trình phải được cơ quan quy định tại khoản 4 Điều 39 Nghị định 06/2021/NĐ-CP xem xét và thông báo ý kiến về kết quả đánh giá an toàn công trình.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu ý kiến nhận xét của tổ chức đoàn thể nơi làm việc đối với người xin vào Đảng là mẫu nào? Tải về?
- Mẫu bài phát biểu trong ngày truyền thống cựu chiến binh ngắn gọn? Ngày truyền thống của Cựu chiến binh là ngày mấy?
- Một số mẫu bản kiểm điểm cuối năm thông dụng? Lưu ý khi viết bản kiểm điểm cuối năm? Bản kiểm điểm cuối năm là gì?
- Có phải lấy thêm ý kiến của chuyên gia tư vấn độc lập trước khi quyết định phê duyệt danh mục thuộc ngân hàng nhà nước không?
- Tại sao năm 2025 không có 30 Tết? Bao nhiêu năm nữa mới có 30 Tết? Năm 2025 NLĐ được nghỉ lễ, tết ngày nào?