Chủ rừng thực hiện hoạt động quản lý rừng bền vững có cần đảm bảo tuân thủ các quy định trong điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia hay không?
- Chủ rừng là tổ chức quản lý rừng đặc dụng thì cơ quan nào có thẩm quyền phê duyệt phương án quản lý rừng bền vững?
- Hồ sơ đề nghị phê duyệt gồm những thành phần nào?
- Chủ rừng thực hiện hoạt động quản lý rừng bền vững có cần đảm bảo tuân thủ các quy định trong điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia hay không?
Chủ rừng là tổ chức quản lý rừng đặc dụng thì cơ quan nào có thẩm quyền phê duyệt phương án quản lý rừng bền vững?
Tại khoản 1 Điều 11 Thông tư 28/2018/TT-BNNPTNT có quy định như sau:
"Điều 11. Phê duyệt phương án quản lý rừng bền vững của chủ rừng là tổ chức quản lý rừng đặc dụng thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
1. Cơ quan có thẩm phê duyệt phương án quản lý rừng bền vững là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn."
Có thể thấy, trường hợp phương án quản lý của chủ rừng là tổ chức quản lý rừng đặc dụng thì thẩm quyền phê duyệt phương án sẽ thuộc về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Hồ sơ đề nghị phê duyệt gồm những thành phần nào?
Tại Điều 11 Thông tư 28/2018/TT-BNNPTNT quy định thành phần hồ sơ đề nghị phê duyệt phương án quản lý rừng bền vững bao gồm:
- Tờ trình của chủ rừng đề nghị phê duyệt phương án quản lý rừng bền vững theo quy định tại Phụ lục VI kèm theo Thông tư này;
- Phương án quản lý rừng bền vững theo quy định tại Phụ lục II kèm theo Thông tư này;
- Các loại bản đồ theo quy định tại khoản 3 Điều 4 của Thông tư này.
Cách thức nộp hồ sơ: chủ rừng nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua bưu điện hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích hoặc trực tuyến.
Sau đó, chủ rừng nộp 01 bộ hồ sơ đến Tổng cục Lâm nghiệp. Đối với hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Tổng cục Lâm nghiệp có trách nhiệm hướng dẫn trực tiếp hoặc bằng văn bản cho chủ rừng biết để hoàn thiện;
- Trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Tổng cục Lâm nghiệp xem xét, lấy ý kiến các Cục, Vụ, đơn vị liên quan về nội dung phương án.
Trường hợp nội dung phương án quản lý rừng bền vững đạt yêu cầu, Tổng cục Lâm nghiệp trình Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt phương án.
Trường hợp nội dung phương án quản lý rừng bền vững chưa đạt yêu cầu, Tổng cục Lâm nghiệp thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho chủ rừng biết để bổ sung, hoàn thiện phương án trong thời hạn 05 ngày làm việc trước khi trình Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt phương án;
- Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt phương án quản lý rừng bền vững và trả kết quả cho chủ rừng. Trường hợp không phê duyệt phương án phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Chủ rừng thực hiện hoạt động quản lý rừng bền vững có cần đảm bảo tuân thủ các quy định trong điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia hay không?
Chủ rừng thực hiện hoạt động quản lý rừng bền vững có cần đảm bảo tuân thủ các quy định trong điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia hay không?
Căn cứ quy định thuộc Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 28/2018/TT-BNNPTNT có quy định về nguyên tắc thực hiện công tác quản lý rừng bền vững như sau:
"Nguyên tắc 1. Chủ rừng tuân thủ các quy định của pháp luật và các điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia
1.1. Chủ rừng thực hiện đúng quy định của pháp luật về quyền sử dụng đất và rừng
1.1.1. Có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc quyết định giao đất, giao rừng hoặc hợp đồng thuê đất, thuê rừng hoặc giấy xác nhận của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;
1.1.2. Trường hợp đất và rừng được sử dụng theo quyền phong tục/truyền thống, phải có xác nhận bằng văn bản của chính quyền địa phương về không có tranh chấp;
1.1.3. Ranh giới đất và rừng phải được xác định rõ trên bản đồ và trên thực địa.
1.2. Chủ rừng thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ được giao hoặc giấy phép đăng ký kinh doanh được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp
1.2.1. Thực hiện đầy đủ các quy định về chức năng, nhiệm vụ được giao hoặc ngành nghề sản xuất, kinh doanh đã đăng ký (không áp dụng với chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư);
1.2.2. Lưu trữ, cập nhật hồ sơ, chứng từ liên quan đến hoạt động quản lý, sản xuất kinh doanh, dịch vụ của chủ rừng;
1.2.3. Trường hợp chưa trả hết các khoản phải nộp thì chủ rừng phải có kế hoạch hoàn trả và được cơ quan chức năng xác nhận.
1.3. Chủ rừng thực hiện đúng quy định pháp luật hiện hành của Việt Nam về quản lý rừng bền vững và nguồn gốc gỗ hợp pháp
1.3.1. Xây dựng phương án quản lý rừng bền vững (QLRBV) theo hướng dẫn tại Thông tư này;
1.3.2. Có biện pháp ngăn chặn các hành vi bị cấm trong hoạt động lâm nghiệp;
1.3.3. Thực hiện việc kiểm tra, phát hiện các hoạt động trái phép trên diện tích đang quản lý;
1.3.4. Lưu trữ hồ sơ và báo cáo đối với những vi phạm pháp luật đã được xử lý trong tối thiểu 5 năm gần nhất;
1.3.5. Phối hợp với các cơ quan chức năng và chính quyền địa phương để xác định, kiểm soát và ngăn chặn các hoạt động trái phép;
1.3.6. Tuân thủ quy định về hồ sơ, trình tự, thủ tục khai thác và quản lý lâm sản của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
1.4. Chủ rừng đáp ứng những yêu cầu trong các điều ước quốc tế có liên quan mà Việt Nam tham gia
1.4.1. Hiểu và thực hiện các quy định trong các điều ước quốc tế: các công ước cơ bản của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), Công ước đa dạng sinh học 1992 (CBD), Công ước về các chất ô nhiễm hữu cơ khi phân hủy POP 2001 (Công ước Stockholm), Công ước buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp (CITES)"
Có thể thấy, một trong những nguyên tắc cơ bản mà chủ rừng cần phải tuân theo khi thực hiện quản lý rừng bền vững đó là phải tuân thủ các quy định của pháp luật và các điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia, cụ thể theo quy định nêu trên.
Như vậy, phương án quản lý rừng bền vững trong trường hợp chủ rừng là tổ chức quản lý rừng đặc dụng thì cần chuẩn bị hồ sơ và nộp theo trình tự trên để nhận được sự phê duyệt từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Khi thực hiện quản lý rừng bền vững, chủ rừng cần đảm bảo tuân theo các nguyên tắc luật định, trong đó có nguyên tắc tuân thủ các điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kinh phí cho hoạt động quản lý, bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể lấy từ đâu?
- Hướng dẫn ghi Phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn của giáo viên mần non cuối năm mới nhất?
- Xung đột pháp luật là gì? Nguyên tắc áp dụng pháp luật khi có xung đột pháp luật trong hoạt động hàng hải?
- Khi nào được quyền sa thải lao động nam có hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc theo quy định?
- Gia hạn thời gian đóng thầu khi không có nhà thầu tham dự trong thời gian tối thiểu bao lâu?