Chủ quyền quốc gia trên không gian mạng là gì? Bộ Quốc phòng cần làm gì để bảo vệ chủ quyền quốc gia trên không gian mạng?
- Chủ quyền quốc gia trên không gian mạng là gì?
- Bộ Quốc phòng cần làm gì để bảo vệ chủ quyền quốc gia trên không gian mạng?
- Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông, Internet cần làm gì khi xác định được nguồn gốc xung đột thông tin trên mạng gây ảnh hưởng đến chủ quyền quốc gia trên không gian mạng?
Chủ quyền quốc gia trên không gian mạng là gì?
Chủ quyền quốc gia trên không gian mạng được giải thích tại khoản 6 Điều 3 Nghị định 142/2016/NĐ-CP như sau:
Chủ quyền quốc gia trên không gian mạng là tất cả các quyền của nhà nước đối với không gian mạng, phù hợp với quy định của luật pháp quốc tế.
Theo đó, chủ quyền quốc gia trên không gian mạng là tất cả các quyền của nhà nước đối với không gian mạng, phù hợp với quy định của luật pháp quốc tế.
Chủ quyền quốc gia trên không gian mạng là gì? (Hình từ Internet)
Bộ Quốc phòng cần làm gì để bảo vệ chủ quyền quốc gia trên không gian mạng?
Bộ Quốc phòng bảo vệ chủ quyền quốc gia trên không gian mạng theo quy định tại Điều 20 Nghị định 142/2016/NĐ-CP như sau:
Bộ Quốc phòng
1. Chủ trì ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng nhằm bảo vệ chủ quyền quốc gia trên không gian mạng theo chức năng, nhiệm vụ của Bộ Quốc Phòng.
2. Tổ chức xây dựng lực lượng nghiệp vụ có tính chiến đấu cao, điều phối và sử dụng các nguồn lực quốc phòng để ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng với các mục đích quy định tại khoản 2 Điều 19 Nghị định này và bảo vệ chủ quyền quốc gia trên không gian mạng.
3. Xây dựng, sửa đổi, bổ sung, trình cấp có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền văn bản quy phạm pháp luật về hoạt động ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng và bảo vệ chủ quyền quốc gia trên không gian mạng.
4. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực thực hiện nhiệm vụ ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng.
5. Chỉ đạo lực lượng thuộc quyền phối hợp với cơ quan nghiệp vụ của Bộ Công an, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức huấn luyện, diễn tập nghiệp vụ ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng và bảo vệ chủ quyền quốc gia trên không gian mạng.
6. Tăng cường đầu tư, trang bị phương tiện đặc thù cho thực hiện nhiệm vụ ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng.
7. Thường xuyên trao đổi thông tin với Bộ Công an, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Ngoại giao về hoạt động ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng và bảo vệ chủ quyền quốc gia trên không gian mạng.
8. Thực hiện hợp tác quốc tế về ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng.
Theo đó, Bộ Quốc phòng cần chủ trì ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng nhằm bảo vệ chủ quyền quốc gia trên không gian mạng theo chức năng, nhiệm vụ của Bộ Quốc Phòng.
- Tổ chức xây dựng lực lượng nghiệp vụ có tính chiến đấu cao, điều phối và sử dụng các nguồn lực quốc phòng để ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng với các mục đích quy định tại khoản 2 Điều 19 Nghị định này và bảo vệ chủ quyền quốc gia trên không gian mạng.
- Xây dựng, sửa đổi, bổ sung, trình cấp có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền văn bản quy phạm pháp luật về hoạt động ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng và bảo vệ chủ quyền quốc gia trên không gian mạng.
- Chỉ đạo lực lượng thuộc quyền phối hợp với cơ quan nghiệp vụ của Bộ Công an, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức huấn luyện, diễn tập nghiệp vụ ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng và bảo vệ chủ quyền quốc gia trên không gian mạng.
- Thường xuyên trao đổi thông tin với Bộ Công an, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Ngoại giao về hoạt động ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng và bảo vệ chủ quyền quốc gia trên không gian mạng.
Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông, Internet cần làm gì khi xác định được nguồn gốc xung đột thông tin trên mạng gây ảnh hưởng đến chủ quyền quốc gia trên không gian mạng?
Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông, Internet khi xác định được nguồn gốc xung đột thông tin trên mạng gây ảnh hưởng đến chủ quyền quốc gia trên không gian mạng cần thực hiện theo khoản a Điều 13 Nghị định 142/2016/NĐ-CP như sau:
Chặn lọc thông tin trên mạng
Chặn lọc thông tin được các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông, Internet thực hiện khi có một trong các yếu tố sau:
a) Xác định được nguồn gốc xung đột thông tin trên mạng gây ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh và chủ quyền quốc gia trên không gian mạng;
b) Khi xác định rõ tính hợp lý về yêu cầu của bên bị xung đột thông tin trên mạng;
c) Khi có yêu cầu của các cơ quan nghiệp vụ.
Theo đó, khi xác định được nguồn gốc xung đột thông tin trên mạng gây ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh và chủ quyền quốc gia trên không gian mạng thì doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông, Internet cần chặn lọc thông tin.
Ngoài ra doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông, Internet cần thực hiện chặn lọc thông tin khi có một trong các yếu tố khác như:
- Khi xác định rõ tính hợp lý về yêu cầu của bên bị xung đột thông tin trên mạng;
- Khi có yêu cầu của các cơ quan nghiệp vụ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kiểm tra hải quan là gì? Ai có thẩm quyền quyết định kiểm tra hải quan theo quy định pháp luật?
- Mẫu bản kiểm điểm của Bí thư đảng ủy là mẫu nào? Nội dung bản kiểm của Bí thư đảng ủy phải đảm bảo gì?
- Việc lập danh sách người sở hữu chứng khoán tại ngày đăng ký cuối cùng sẽ do tổ chức nào thực hiện?
- Mẫu Báo cáo số hóa hồ sơ thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan thuế?
- Mức tiền hỗ trợ đối với diện tích đất nông nghiệp bị Nhà nước thu hồi là bao nhiêu? Có được hỗ trợ vay vốn tín dụng khi bị thu hồi không?