Chủ điểm truy nhập Internet công cộng của doanh nghiệp có phải treo biển “Điểm truy nhập Internet công cộng” không?
- Chủ điểm truy nhập Internet công cộng của doanh nghiệp có phải treo biển “Điểm truy nhập Internet công cộng” không?
- Chế tài xử phạt hành chính đối với hành vi không treo biển Điểm truy nhập Internet công cộng là gì?
- Việc áp dụng các biện pháp bảo vệ trẻ em, thanh thiếu niên khỏi tác động tiêu cực của Internet có nằm trong chính sách phát triển, quản lý Internet và thông tin trên mạng không?
Chủ điểm truy nhập Internet công cộng của doanh nghiệp có phải treo biển “Điểm truy nhập Internet công cộng” không?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 9 Nghị định 72/2013/NĐ-CP được sửa đổi bởi điểm b khoản 2 Điều 1 Nghị định 27/2018/NĐ-CP Quyền, nghĩa vụ của chủ điểm truy nhập Internet công cộng
Quyền, nghĩa vụ của chủ điểm truy nhập Internet công cộng
...
2. Chủ điểm truy nhập Internet công cộng của doanh nghiệp có quyền và nghĩa vụ sau đây:
a) Treo biển “Điểm truy nhập Internet công cộng” trên đó bao gồm thông tin về tên doanh nghiệp và số giấy phép cung cấp dịch vụ Internet của doanh nghiệp; trường hợp điểm truy nhập Internet công cộng đồng thời là điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng treo biển theo quy định tương ứng tại điểm c Khoản 2 Điều 35 Nghị định này;
b) Quyền và nghĩa vụ quy định tại các điểm a, c, đ, e, h, i Khoản 1 Điều này;
c) Điểm truy nhập Internet công cộng của doanh nghiệp không cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử tuân thủ thời gian hoạt động theo quy định của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Điểm truy nhập Internet công cộng của doanh nghiệp có cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử tuân thủ thời gian hoạt động theo quy định tại Khoản 8 Điều 36 Nghị định này
Như vậy, chủ điểm truy nhập Internet công cộng của doanh nghiệp có trách nhiệm trong việc treo biển “Điểm truy nhập Internet công cộng” trên đó bao gồm:
- Thông tin về tên doanh nghiệp;
- Số giấy phép cung cấp dịch vụ Internet của doanh nghiệp;
Lưu ý: trường hợp điểm truy nhập Internet công cộng đồng thời là điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng treo biển theo quy định tương ứng tại điểm c khoản 2 Điều 35 Nghị định 72/2013/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 35 Điều 1 Nghị định 27/2018/NĐ-CP.
Chủ điểm truy nhập Internet công cộng của doanh nghiệp có phải treo biển “Điểm truy nhập Internet công cộng” không? (Hình từ Internet)
Chế tài xử phạt hành chính đối với hành vi không treo biển Điểm truy nhập Internet công cộng là gì?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 35 Nghị định 15/2020/NĐ-CP vi phạm các quy định về điểm truy nhập Internet công cộng:
Vi phạm các quy định về điểm truy nhập Internet công cộng
...
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không treo biển Đại lý Internet hoặc Điểm truy nhập Internet công cộng;
b) Thiết lập hệ thống thiết bị đầu cuối ngoài địa điểm được quyền sử dụng để cung cấp dịch vụ truy nhập Internet;
c) Hệ thống thiết bị Internet không đáp ứng các yêu cầu về bảo đảm an toàn an ninh thông tin theo quy định;
d) Cung cấp dịch vụ truy nhập Internet có chất lượng thấp hơn hoặc có giá cước cao hơn trong hợp đồng đại lý Internet.
...
4. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Đình chỉ hoạt động từ 01 tháng đến 03 tháng đối với đại lý Internet công cộng có hành vi vi phạm quy định tại các điểm b, c và đ khoản 3 Điều này;
b) Đình chỉ hoạt động từ 01 tháng đến 03 tháng đối với điểm truy nhập Internet công cộng có hành vi vi phạm quy định tại các điểm c và đ khoản 3 Điều này.
Như vậy, đối với hành vi không treo biển Điểm truy nhập Internet công cộng thì có thể bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
Lưu ý: theo quy định tai khoản 3 Điều 4 Nghị định 15/2020/NĐ-CP thì mức phạt trên là mức phạt đối với tổ chức. Mức phạt tiền đối với cá nhân bằng 1/2 mức phạt tiền đối với tổ chức.
Việc áp dụng các biện pháp bảo vệ trẻ em, thanh thiếu niên khỏi tác động tiêu cực của Internet có nằm trong chính sách phát triển, quản lý Internet và thông tin trên mạng không?
Căn cứ tại Điều 4 Nghị định 72/2013/NĐ-CP chính sách phát triển, quản lý Internet và thông tin trên mạng:
Chính sách phát triển, quản lý Internet và thông tin trên mạng
1. Thúc đẩy việc sử dụng Internet trong mọi hoạt động kinh tế, xã hội đặc biệt trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo, y tế, nghiên cứu khoa học, công nghệ để tăng năng suất lao động, tạo việc làm và nâng cao chất lượng cuộc sống.
2. Khuyến khích phát triển các nội dung, ứng dụng tiếng Việt phục vụ cho cộng đồng người Việt Nam trên Internet. Đẩy mạnh việc đưa các thông tin lành mạnh, hữu ích lên Internet.
3. Phát triển hạ tầng Internet băng rộng đến trường học, bệnh viện, viện nghiên cứu, thư viện, cơ quan nhà nước, doanh nghiệp, các điểm truy nhập Internet công cộng và hộ gia đình. Chú trọng việc phổ cập dịch vụ Internet ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng có Điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
4. Ngăn chặn những hành vi lợi dụng Internet gây ảnh hưởng đến an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, vi phạm đạo đức, thuần phong mỹ tục và vi phạm quy định của pháp Luật. Áp dụng các biện pháp bảo vệ trẻ em, thanh thiếu niên khỏi tác động tiêu cực của Internet.
5. Bảo đảm chỉ những thông tin hợp pháp theo pháp Luật Việt Nam mới được truyền, kể cả truyền qua biên giới, đến người sử dụng Internet tại Việt Nam.
Như vậy, việc áp dụng các biện pháp bảo vệ trẻ em, thanh thiếu niên khỏi tác động tiêu cực của Internet nằm trong chính sách phát triển, quản lý Internet và thông tin trên mạng theo quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người lao động có được xin tạm ứng tiền lương không? Mẫu đơn đề nghị tạm ứng tiền lương dành cho người lao động hiện nay?
- Mẫu Báo cáo kiểm điểm Ban chấp hành đoàn mới nhất? Quy trình bầu Ban Chấp hành đoàn khoá mới thế nào?
- Download mẫu giấy ủy quyền giải quyết tranh chấp đất đai? Thời hạn đại diện giải quyết tranh chấp đất đai theo giấy ủy quyền?
- Mẫu nhận xét đánh giá đảng viên của chi bộ? Hướng dẫn chi bộ nhận xét đánh giá đảng viên thế nào?
- Mẫu Quyết định công nhận chi bộ trong sạch vững mạnh? Đơn vị có bao nhiêu đảng viên thì được lập chi bộ thuộc đảng ủy cơ sở?