Chủ đầu tư xây dựng nhà ở tái định cư thuộc công trình quốc gia do ai lựa chọn và thực hiện lựa chọn như thế nào?
Để xây dựng nhà ở tái định cư thì nhà nước có thể lấy kinh phí thực hiện từ những nguồn nào?
>> Mới nhất Tải Luật Nhà ở 2023 và các văn bản hướng dẫn thi hành
Căn cứ khoản 1 Điều 26 Nghị định 99/2015/NĐ-CP (sửa đổi bởi khoản 1 Điều 2 Nghị định 30/2021/NĐ-CP) quy định về nguồn kinh phí dùng để xây dựng nhà ở tái định cư như sau:
Hình thức đầu tư xây dựng nhà ở để phục vụ tái định cư
Việc đầu tư xây dựng nhà ở để phục vụ tái định cư được thực hiện thông qua các hình thức sau đây:
1. Nhà nước trực tiếp đầu tư bằng nguồn vốn quy định tại Khoản 3 Điều 36 của Luật Nhà ở để xây dựng nhà ở hoặc mua nhà ở thương mại để làm nhà ở phục vụ tái định cư.
3. Chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở thương mại hoặc dự án hạ tầng khu công nghiệp thực hiện đầu tư xây dựng nhà ở để phục vụ tái định cư theo quy định tại Khoản 3, Khoản 4 Điều 35 của Luật Nhà ở.
Dẫn chiếu khoản 2 Điều 36 Luật Nhà ở 2014 (sửa đổi bởi điểm a khoản 6 Điều 99 Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư 2020) quy định về các hình thức bố trí nhà ở để phục vụ tái định cư như sau:
Các hình thức bố trí nhà ở để phục vụ tái định cư
1. Mua nhà ở thương mại được xây dựng theo dự án để cho thuê, cho thuê mua, bán cho người được tái định cư.
2. Sử dụng nhà ở xã hội được xây dựng theo dự án để cho thuê, cho thuê mua, bán cho người được tái định cư.
3. Nhà nước trực tiếp đầu tư xây dựng nhà ở bằng vốn ngân sách nhà nước, công trái quốc gia, trái phiếu, vốn hỗ trợ phát triển chính thức, vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước trên diện tích đất được xác định để xây dựng nhà ở phục vụ tái định cư theo quy hoạch được phê duyệt để cho thuê, cho thuê mua, bán cho người được tái định cư.
4. Hộ gia đình, cá nhân được thanh toán tiền để tự lựa chọn việc mua, thuê, thuê mua nhà ở thương mại trên địa bàn làm nhà ở tái định cư hoặc được Nhà nước giao đất ở để tự xây dựng nhà ở theo quy hoạch được phê duyệt.
Theo đó, kinh phí dùng cho việc xây dựng nhà ở tái định cư theo quy hoạch được phê duyệt được nhà nước lấy từ ngân sách nhà nước, công trái quốc gia, trái phiếu, vốn hỗ trợ phát triển chính thức, vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước.
Những đối tượng nào được đăng ký làm chủ đầu tư thực hiện dự án xây dựng nhà ở tái định cư?
Căn cứ khoản 1 Điều 27 Nghị định 99/2015/NĐ-CP quy định về đối tượng được lựa chọn làm chủ đầu tư như sau:
Lựa chọn chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở để phục vụ tái định cư
1. Chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở để phục vụ tái định cư là các tổ chức quy định tại Khoản 2 Điều 38 của Luật Nhà ở.
...
Dẫn chiếu khoản 2 Điều 38 Luật Nhà ở 2014 quy định về chủ đầu tư dự án xây dưng như sau:
Dự án đầu tư xây dựng nhà ở để phục vụ tái định cư và việc lựa chọn chủ đầu tư dự án
...
2. Chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở để phục vụ tái định cư bao gồm Ban quản lý dự án chuyên ngành thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Tổ chức phát triển quỹ đất cấp tỉnh và doanh nghiệp kinh doanh bất động sản; việc lựa chọn chủ đầu tư dự án được thực hiện theo quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều này.
...
Như vậy, những đối tượng được đăng ký làm chủ đầu tư xây dựng nhà ở tái định cư theo kế hoạch được phê duyệt của nhà nước gồm Ban quản lý dự án chuyên ngành thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh,Tổ chức phát triển quỹ đất cấp tỉnh và doanh nghiệp kinh doanh bất động sản.
Chủ đầu tư xây dựng nhà ở tái định cư thuộc công trình quốc gia do ai lựa chọn và thực hiện lựa chọn như thế nào?
Chủ đầu tư xây dựng nhà ở tái định cư thuộc công trình quốc gia do ai lựa chọn và thực hiện lựa chọn như thế nào? (Hình từ Internet)
Căn cứ khoản 2 và khoản 4 Điều 27 Nghị định 99/2015/NĐ-CP (sửa đổi bởi khoản 1 Điều 2 Nghị định 30/2021/NĐ-CP) quy định về người thực hiện lựa chọn và quy trình lựa chọn chủ đầu tư như sau:
Lựa chọn chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở để phục vụ tái định cư
...
2. Việc lựa chọn chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở để phục vụ tái định cư được quy định như sau:
a) Đối với dự án đầu tư xây dựng nhà ở sử dụng nguồn vốn quy định tại Khoản 3 Điều 36 của Luật Nhà ở để phục vụ dự án, công trình quan trọng quốc gia thì Bộ Xây dựng đề xuất đơn vị làm chủ đầu tư và báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định hoặc ủy quyền cho Bộ trưởng Bộ Xây dựng quyết định lựa chọn;
b) Đối với dự án đầu tư xây dựng nhà ở sử dụng nguồn vốn quy định tại Khoản 3 Điều 36 của Luật Nhà ở nhưng không thuộc diện quy định tại Điểm a Khoản này thì Sở Xây dựng đề xuất đơn vị làm chủ đầu tư và báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định lựa chọn;
...
4. Trình tự, thủ tục lựa chọn chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở phục vụ tái định cư được quy định như sau:
a) Đối với trường hợp quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều này thì Bộ Xây dựng thẩm tra hồ sơ đăng ký làm chủ đầu tư và báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định lựa chọn hoặc ủy quyền cho Bộ Xây dựng quyết định lựa chọn;
b) Đối với trường hợp quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều này thì Sở Xây dựng thẩm tra hồ sơ đăng ký làm chủ đầu tư và báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định lựa chọn.
Như vậy, đối với việc xây dựng nhà ở tái định cư để phục vụ dự án, công trình quan trọng quốc gia thì Bộ Xây dựng sẽ là cơ quan tiến hành thẩm định hồ sơ đăng ký làm chủ đầu tư để đề xuất và báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định hoặc ủy quyền cho Bộ trưởng Bộ Xây dựng quyết định lựa chọn.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hướng dẫn 01 thẩm tra lý lịch đảng viên? Hướng dẫn thẩm tra lý lịch đảng viên mới nhất quy định những gì?
- Viết đoạn văn kể về một hoạt động ngoài trời mà em được chứng kiến hoặc tham gia lớp 3 chọn lọc?
- 5+ mẫu thông báo nghỉ Tết Âm lịch 2025 online đẹp, chuyên nghiệp? Tạo thiệp thông báo nghỉ Tết Âm lịch 2025 thế nào?
- Toàn bộ Công văn 7619-CV/BTCTW hướng dẫn khung Quy chế làm việc mẫu của cấp ủy cơ sở? Tải Công văn 7619?
- Ngày đẹp bao sái bàn thờ năm 2025? Bao sái bàn thờ năm 2025 ngày nào? Nghỉ tết 2025 người lao động được nghỉ bao nhiêu ngày nghỉ hưởng nguyên lương?