Chủ đầu tư trực tiếp sử dụng gói thầu được tự thực hiện gói thầu thuộc dự án, dự toán mua sắm khi nào?
Chủ đầu tư trực tiếp sử dụng gói thầu được tự thực hiện gói thầu thuộc dự án, dự toán mua sắm khi nào?
Tự thực hiện trong hoạt động đấu thầu được quy định tại khoản 1 Điều 26 Luật Đấu thầu 2023 như sau:
Tự thực hiện
1. Chủ đầu tư trực tiếp quản lý, sử dụng gói thầu được tự thực hiện gói thầu thuộc dự án, dự toán mua sắm khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
a) Có chức năng, nhiệm vụ, lĩnh vực hoạt động hoặc ngành, nghề kinh doanh phù hợp với yêu cầu của gói thầu;
b) Có năng lực kỹ thuật, tài chính và kinh nghiệm đáp ứng yêu cầu của gói thầu;
c) Có phương án khả thi huy động nhân sự, máy móc, thiết bị đáp ứng yêu cầu về tiến độ thực hiện gói thầu.
2. Chủ đầu tư trực tiếp tự thực hiện gói thầu hoặc giao đơn vị hạch toán phụ thuộc, phòng, ban thuộc tổ chức đó thực hiện.
3. Tổ chức, đơn vị quy định tại khoản 2 Điều này không được chuyển nhượng cho tổ chức, cá nhân khác khối lượng công việc có giá trị từ 10% trở lên hoặc trên 50 tỷ đồng tính trên giá trị công việc quy định tại thỏa thuận giao việc.
Theo đó, chủ đầu tư trực tiếp sử dụng gói thầu được tự thực hiện gói thầu thuộc dự án, dự toán mua sắm khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
- Có chức năng, nhiệm vụ, lĩnh vực hoạt động hoặc ngành, nghề kinh doanh phù hợp với yêu cầu của gói thầu;
- Có năng lực kỹ thuật, tài chính và kinh nghiệm đáp ứng yêu cầu của gói thầu;
- Có phương án khả thi huy động nhân sự, máy móc, thiết bị đáp ứng yêu cầu về tiến độ thực hiện gói thầu.
Lưu ý:
- Chủ đầu tư trực tiếp tự thực hiện gói thầu hoặc giao đơn vị hạch toán phụ thuộc, phòng, ban thuộc tổ chức đó thực hiện.
- Tổ chức, đơn vị quy định tại khoản 2 Điều 26 Luật Đấu thầu 2023 không được chuyển nhượng cho tổ chức, cá nhân khác khối lượng công việc có giá trị từ 10% trở lên hoặc trên 50 tỷ đồng tính trên giá trị công việc quy định tại thỏa thuận giao việc.
Chủ đầu tư trực tiếp sử dụng gói thầu được tự thực hiện gói thầu thuộc dự án, dự toán mua sắm khi nào? (Hình từ Internet)
Hoàn thiện phương án tự thực hiện gói thầu trong đấu thầu được tiến hành như thế nào?
Hoàn thiện phương án tự thực hiện trong đấu thầu được quy định tại khoản 2 Điều 81 Nghị định 24/2024/NĐ-CP như sau:
Quy trình tự thực hiện
1. Chuẩn bị phương án tự thực hiện và dự thảo thỏa thuận giao việc, văn bản giao việc:
Phương án tự thực hiện bao gồm yêu cầu về phạm vi, nội dung công việc; giá trị, thời gian thực hiện; chất lượng công việc cần thực hiện; các điều kiện nghiệm thu, thanh toán; thỏa thuận giao việc hoặc văn bản giao việc đối với đơn vị hạch toán phụ thuộc hoặc đơn vị thuộc mình (sau đây gọi là đơn vị được giao thực hiện gói thầu).
Việc chi trả lương, phụ cấp, chi phí quản lý và các chi phí khác do chủ đầu tư, đơn vị được giao thực hiện gói thầu thỏa thuận.
2. Hoàn thiện phương án tự thực hiện:
Chủ đầu tư và đơn vị được giao thực hiện gói thầu thương thảo, hoàn thiện những nội dung chưa đủ chi tiết, chưa rõ hoặc chưa phù hợp, thống nhất trong phương án tự thực hiện, dự thảo thỏa thuận giao việc, văn bản giao việc và các nội dung cần thiết khác.
...
Theo đó, hoàn thiện phương án tự thực hiện trong đấu thầu được tiến hành như sau:
Chủ đầu tư và đơn vị được giao thực hiện gói thầu thương thảo, hoàn thiện những nội dung chưa đủ chi tiết, chưa rõ hoặc chưa phù hợp, thống nhất trong phương án tự thực hiện, dự thảo thỏa thuận giao việc, văn bản giao việc và các nội dung cần thiết khác
Lưu ý:
Việc chuẩn bị phương án tự thực hiện và dự thảo thỏa thuận giao việc, văn bản giao việc được quy định tại khoản 1 Điều 81 Nghị định 24/2024/NĐ-CP như sau:
- Phương án tự thực hiện bao gồm yêu cầu về phạm vi, nội dung công việc; giá trị, thời gian thực hiện; chất lượng công việc cần thực hiện; các điều kiện nghiệm thu, thanh toán; thỏa thuận giao việc hoặc văn bản giao việc đối với đơn vị hạch toán phụ thuộc hoặc đơn vị thuộc mình (sau đây gọi là đơn vị được giao thực hiện gói thầu).
- Việc chi trả lương, phụ cấp, chi phí quản lý và các chi phí khác do chủ đầu tư, đơn vị được giao thực hiện gói thầu thỏa thuận.
Ký kết thỏa thuận giao việc, quản lý việc tự thực hiện gói thầu trong đấu thầu được quy định như thế nào?
Ký kết thỏa thuận giao việc, quản lý việc tự thực hiện gói thầu trong đấu thầu được quy định tại khoản 4 Điều 81 Nghị định 24/2024/NĐ-CP như sau:
- Tổ chức trực tiếp quản lý, sử dụng gói thầu tiến hành ký thỏa thuận giao việc với đơn vị được giao thực hiện gói thầu hoặc ban hành văn bản giao việc;
- Trường hợp pháp luật có quy định các nội dung công việc thuộc gói thầu phải được giám sát khi thực hiện thì tổ chức trực tiếp quản lý, sử dụng gói thầu lựa chọn theo quy định của Luật Đấu thầu một nhà thầu tư vấn giám sát độc lập về pháp lý và độc lập về tài chính với tổ chức đó để giám sát quá trình thực hiện gói thầu;
- Trường hợp pháp luật không có quy định hoặc không có tư vấn giám sát độc lập quan tâm hoặc không lựa chọn được tư vấn giám sát độc lập do gói thầu được thực hiện tại địa bàn có điều kiện kinh tế, xã hội khó khăn, gói thầu có giá gói thầu dưới 01 tỷ đồng thì tổ chức trực tiếp quản lý, sử dụng gói thầu phải tự tổ chức thực hiện giám sát.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải mẫu Bảng tổng hợp kết quả đánh giá giáo viên của cơ sở giáo dục phổ thông mới nhất? Ai có trách nhiệm báo cáo kết quả thực hiện?
- Mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể thường trực HĐND xã mới nhất chuẩn Hướng dẫn 25? Tải về mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể?
- Người lao động được hưởng BHXH một lần khi bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên không? Thời điểm được chi trả BHXH một lần là khi nào?
- Kiểm tra hải quan là gì? Ai có thẩm quyền quyết định kiểm tra hải quan theo quy định pháp luật?
- Mẫu bản kiểm điểm của Bí thư đảng ủy là mẫu nào? Nội dung bản kiểm của Bí thư đảng ủy phải đảm bảo gì?