Chủ đầu tư để triển khai dự án đầu tư xây dựng Khu kinh tế quốc phòng theo kế hoạch đầu tư trung hạn phải căn cứ vào đâu?
- Việc xây dựng Khu kinh tế quốc phòng nhằm mục đích gì?
- Chủ đầu tư khi triển khai các dự án đầu tư xây dựng Khu kinh tế quốc phòng theo kế hoạch đầu tư trung hạn phải căn cứ vào đâu?
- Đoàn kinh tế quốc phòng được bàn giao các công trình hạ tầng cơ sở nào trong Khu kinh tế quốc phòng cho địa phương quản lý?
Việc xây dựng Khu kinh tế quốc phòng nhằm mục đích gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 4 Nghị định 22/2021/NĐ-CP có nội dung như sau:
Mục tiêu xây dựng Khu kinh tế - quốc phòng
1. Củng cố quốc phòng, an ninh trên địa bàn chiến lược, biên giới, biển, đảo hình thành thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân, tạo vành đai vững chắc thực hiện nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc.
2. Tổ chức bố trí, sắp xếp dân cư tại khu vực biên giới, biển, đảo có vị trí trọng yếu về quốc phòng, an ninh trong thế trận khu vực phòng thủ, hình thành các cụm, bản, làng, xã.
3. Phát triển kinh tế - xã hội gắn với củng cố quốc phòng, an ninh trong Khu kinh tế - quốc phòng để từng bước cải thiện nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân.
Như vậy, theo quy định nêu trên, việc xây dựng Khu kinh tế quốc phòng nhằm các mục đích sau đây:
- Củng cố quốc phòng, an ninh trên địa bàn chiến lược, biên giới, biển, đảo hình thành thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân, tạo vành đai vững chắc thực hiện nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc.
- Tổ chức bố trí, sắp xếp dân cư tại khu vực biên giới, biển, đảo có vị trí trọng yếu về quốc phòng, an ninh trong thế trận khu vực phòng thủ, hình thành các cụm, bản, làng, xã.
- Phát triển kinh tế - xã hội gắn với củng cố quốc phòng, an ninh trong Khu kinh tế - quốc phòng để từng bước cải thiện nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân.
Chủ đầu tư khi triển khai các dự án đầu tư xây dựng Khu kinh tế quốc phòng theo kế hoạch đầu tư trung hạn phải căn cứ vào đâu? (Hình từ Internet).
Chủ đầu tư khi triển khai các dự án đầu tư xây dựng Khu kinh tế quốc phòng theo kế hoạch đầu tư trung hạn phải căn cứ vào đâu?
Theo quy định tại Điều 26 Nghị định 22/2021/NĐ-CP có quy định về xây dựng dự án trong Khu kinh tế quốc phòng như sau:
Xây dựng dự án trong Khu kinh tế - quốc phòng
1. Đoàn Kinh tế - quốc phòng là chủ đầu tư các dự án đầu tư công theo kế hoạch xây dựng Khu kinh tế - quốc phòng đã được Bộ Quốc phòng phê duyệt.
Việc thực hiện các dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn đầu tư của chủ đầu tư là tổ chức, cá nhân khác thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư, xây dựng và pháp luật có liên quan; cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm phối hợp với Đoàn kinh tế - quốc phòng trước khi chấp thuận chủ trương đầu tư, đăng ký đầu tư đối với dự án đầu tư trong địa bàn Khu kinh tế - quốc phòng.
2. Đoàn Kinh tế - quốc phòng là chủ đầu tư có trách nhiệm thành lập Ban quản lý dự án, lập các dự án đầu tư trình cấp có thẩm quyền phê duyệt; trực tiếp quản lý và tổ chức thực hiện các dự án trong Khu kinh tế - quốc phòng theo quy định của pháp luật có liên quan.
3. Yêu cầu đối với dự án đầu tư xây dựng Khu kinh tế - quốc phòng:
a) Phải phù hợp với kế hoạch của từng Khu kinh tế - quốc phòng đã được phê duyệt;
b) Không làm ảnh hưởng đến nhiệm vụ quân sự, quốc phòng và xây dựng địa bàn của đơn vị;
c) Căn cứ tính chất, nội dung, nguồn vốn, tiến độ, mục tiêu xây dựng Khu kinh tế - quốc phòng, chủ đầu tư có thể triển khai một hoặc nhiều dự án đầu tư theo kế hoạch đầu tư trung hạn, hằng năm.
Theo đó, dự án đầu tư xây dựng Khu kinh tế quốc phòng phải đáp ứng được các yêu cầu như sau:
- Phải phù hợp với kế hoạch của từng Khu kinh tế - quốc phòng đã được phê duyệt;
- Không làm ảnh hưởng đến nhiệm vụ quân sự, quốc phòng và xây dựng địa bàn của đơn vị;
- Căn cứ tính chất, nội dung, nguồn vốn, tiến độ, mục tiêu xây dựng Khu kinh tế - quốc phòng, chủ đầu tư có thể triển khai một hoặc nhiều dự án đầu tư theo kế hoạch đầu tư trung hạn, hằng năm.
Như vậy, chủ đầu tư khi triển khai các dự án đầu tư xây dựng Khu kinh tế quốc phòng theo kế hoạch đầu tư trung hạn phải căn cứ vào tính chất, nội dung, nguồn vốn, tiến độ, mục tiêu xây dựng Khu kinh tế quốc phòng.
Lưu ý: Đoàn kinh tế quốc phòng là chủ đầu tư các dự án đầu tư công theo kế hoạch xây dựng Khu kinh tế quốc phòng đã được Bộ Quốc phòng phê duyệt.
Việc thực hiện các dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn đầu tư của chủ đầu tư là tổ chức, cá nhân khác thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư, xây dựng và pháp luật có liên quan;
Cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm phối hợp với Đoàn kinh tế quốc phòng trước khi chấp thuận chủ trương đầu tư, đăng ký đầu tư đối với dự án đầu tư trong địa bàn Khu kinh tế - quốc phòng.
Đoàn kinh tế quốc phòng được bàn giao các công trình hạ tầng cơ sở nào trong Khu kinh tế quốc phòng cho địa phương quản lý?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 27 Nghị định 22/2021/NĐ-CP có quy định như sau:
Quản lý các dự án đầu tư trong Khu kinh tế - quốc phòng
...
2. Đối với các công trình hạ tầng cơ sở đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước trong Khu kinh tế - quốc phòng không gắn với sản xuất của Đoàn kinh tế - quốc phòng sau khi dự án hoàn thành thực hiện như sau:
a) Đoàn kinh tế - quốc phòng tổ chức bàn giao cho địa phương quản lý, sử dụng;
b) Đơn vị quản lý sử dụng có trách nhiệm lập dự toán ngân sách duy tu, bảo dưỡng công trình, báo cáo cấp có thẩm quyền quyết định; nhận bàn giao, quản lý, sử dụng công trình theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công;
c) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có Khu kinh tế - quốc phòng có trách nhiệm bảo đảm kinh phí duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa các công trình kết cấu hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội nhận bàn giao từ Đoàn kinh tế - quốc phòng.
Như vậy, theo quy định này, Đoàn kinh tế quốc phòng chỉ được bàn giao cho địa phương quản lý và sử dụng các công trình hạ tầng cơ sở đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước trong Khu kinh tế quốc phòng không gắn với sản xuất của Đoàn kinh tế quốc phòng sau khi dự án hoàn thành.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công trình xây dựng có quy mô lớn thì tiến độ xây dựng công trình cần phải được lập như thế nào?
- Cấp giấy phép xây dựng có thời hạn cho việc xây dựng mới đối với công trình xây dựng thuộc khu vực có quy hoạch phân khu xây dựng được không?
- Mẫu công văn từ chối nhận hàng dành cho bên mua mới nhất? Bên mua chỉ có quyền từ chối nhận hàng khi nào?
- Quyền và nghĩa vụ của bên nhận bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 ra sao? Hồ sơ đề nghị bảo lãnh bao gồm những gì?
- Kết quả Kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2024 2025? Thi học sinh giỏi quốc gia có bao nhiêu giải?