Đầu tư xây dựng Khu kinh tế quốc phòng có được huy động vốn từ doanh nghiệp, tổ chức ngoài công lập hay không?
Việc đầu tư trong Khu kinh tế quốc phòng được thực hiện theo cơ chế gì?
Về cơ chế đầu tư trong Khu kinh tế quốc phòng thực hiện theo quy định tại Điều 32 Nghị định 22/2021/NĐ-CP như sau:
- Căn cứ kế hoạch xây dựng Khu kinh tế quốc phòng, Bộ Quốc phòng xây dựng kế hoạch đầu tư công trung hạn, hằng năm theo quy định của pháp luật về đầu tư công cho Khu kinh tế quốc phòng, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp, báo cáo cấp có thẩm quyền theo quy định.
- Các bộ, ngành, địa phương được Chính phủ giao quản lý, điều hành chương trình, dự án phối hợp với Bộ Quốc phòng xây dựng kế hoạch lồng ghép các chương trình, dự án để thực hiện trong Khu kinh tế quốc phòng.
- Đoàn kinh tế quốc phòng chủ trì, phối hợp với chính quyền địa phương xác định danh mục các dự án đầu tư, dự án lồng ghép trong Khu kinh tế quốc phòng theo quy định của Nhà nước và Bộ Quốc phòng.
Đầu tư xây dựng Khu kinh tế quốc phòng có được huy động vốn từ doanh nghiệp, tổ chức ngoài công lập hay không? (hình từ Internet)
Đầu tư xây dựng Khu kinh tế quốc phòng có được huy động vốn từ doanh nghiệp, tổ chức ngoài công lập hay không?
Về nguồn vốn đầu tư xây dựng Khu kinh tế quốc phòng thì tại Điều 33 Nghị định 21/2022/NĐ-CP có quy định như sau:
Nguồn vốn đầu tư xây dựng Khu kinh tế - quốc phòng
1. Vốn ngân sách nhà nước:
a) Vốn đầu tư công theo quy định của Luật đầu tư công, gồm: Vốn đầu tư cho Khu kinh tế - quốc phòng; vốn lồng ghép các chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình, dự án trên địa bàn;
b) Bộ Quốc phòng có trách nhiệm bố trí nguồn vốn quốc phòng để đối ứng, lồng ghép với nguồn vốn địa phương để thực hiện các dự án, hạng mục công trình cần thiết, cấp bách có tính gắn kết giữa phát triển kinh tế - xã hội với quốc phòng, an ninh;
c) Ủy ban nhân dân các tỉnh có Khu kinh tế - quốc phòng có trách nhiệm bố trí nguồn ngân sách địa phương lồng ghép, đối ứng với nguồn vốn quốc phòng để thực hiện các dự án, hạng mục công trình cần thiết, cấp bách có tính gắn kết giữa phát triển kinh tế - xã hội với quốc phòng, an ninh của địa phương.
2. Vốn huy động của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia các dự án hoặc công trình tại Khu kinh tế - quốc phòng theo quy định của pháp luật.
3. Các nguồn vốn khác.
Như vậy ngoài nguồn vốn từ ngân sách nhà nước thì khi đầu tư xây dựng Khu kinh tế quốc phòng còn có thể huy động vốn từ các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia các dự án hoặc công trình tại Khu kinh tế quốc phòng theo quy định của pháp luật.
Có các chế độ, chính sách gì trong Khu kinh tế quốc phòng?
Về các chế độ, chính sách trong Khu kinh tế quốc phòng thì tại Điều 35 Nghị định 22/2021/NĐ-CP có quy định Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương xây dựng chế độ, chính sách đối với các lực lượng làm nhiệm vụ tại Khu kinh tế quốc phòng theo quy định sau đây:
(1) Đối với quân số thuộc biên chế của Đoàn kinh tế quốc phòng được hỗ trợ về đất ở để ổn định cuộc sống, yên tâm công tác tại địa bàn Khu kinh tế quốc phòng; được đảm bảo các chế độ, chính sách ưu đãi theo quy định của Nhà nước và Bộ Quốc phòng.
(2) Lực lượng trí thức trẻ tình nguyện tham gia xây dựng Khu kinh tế quốc phòng được các hưởng chế độ ưu đãi theo quy định của pháp luật có liên quan.
(3) Người lao động, công nhân làm việc trong Khu kinh tế quốc phòng ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo được nhà nước hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế và các chế độ chính sách ưu đãi khác theo quy định của pháp luật.
Ngoài ra trong Khu kinh tế quốc phòng còn được hỗ trợ tài chính theo Điều 36 Nghị định 22/2021/NĐ-CP như sau:
Hỗ trợ tài chính trong Khu kinh tế - quốc phòng
1. Đoàn kinh tế - quốc phòng được hỗ trợ kinh phí mua, sửa chữa trang thiết bị y tế, giáo dục, phương tiện giao thông vận tải, phương tiện truyền thông, nhiên liệu và vật tư trang thiết bị khác; hỗ trợ kinh phí thực hiện công tác chính sách xã hội, tuyên truyền, vận động quần chúng, định canh định cư, giảm nghèo bền vững, đào tạo nghề cho nhân dân trong Khu kinh tế - quốc phòng.
2. Doanh nghiệp quốc phòng an ninh được giao nhiệm vụ xây dựng Khu kinh tế - quốc phòng được hỗ trợ về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động.
3. Hộ dân sinh sống hợp pháp tại Khu kinh tế - quốc phòng được hưởng các quy định về hỗ trợ vay vốn, hỗ trợ giảm nghèo, hỗ trợ về nhà ở, công trình sinh hoạt thiết yếu và bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật.
4. Lực lượng trí thức trẻ tình nguyện, quân nhân hoàn thành nghĩa vụ quân sự đến công tác tại Khu kinh tế - quốc phòng được hưởng các chế độ chính sách, ưu đãi theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kinh phí khuyến công quốc gia đảm bảo chi cho những hoạt động khuyến công do cơ quan nào thực hiện?
- Người nộp thuế có được yêu cầu cơ quan quản lý thuế xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của mình không?
- 1 năm có bao nhiêu tuần học? Nguyên tắc xây dựng kế hoạch thời gian năm học 2024 2025 của các địa phương ra sao?
- Trong hợp đồng EPC, nhà thầu có phải chịu bồi thường rủi ro tổn hại thân thể đối với bất cứ người nào do nguyên nhân thi công không?
- Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu cấm nhập khẩu được quy định như thế nào? Hồ sơ cấp Giấy phép quá cảnh hàng hóa bao gồm?