Chủ cơ sở chế biến cà phê hòa tan có bắt buộc phải có Giấy xác nhận kiến thức an toàn thực phẩm hay không?
Chủ cơ sở chế biến cà phê hòa tan có bắt buộc phải có Giấy xác nhận kiến thức an toàn thực phẩm hay không?
Căn cứ theo tiểu mục 6.1 Mục 6 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12460:2018 quy định về yêu cầu đối với con người tại cơ sở chế biến cà phê hòa tan như sau:
Yêu cầu về con người
6.1 Yêu cầu về kiến thức, kỹ năng, thái độ của người sản xuất
Công nhân trực tiếp sản xuất phải hiểu biết kỹ về cấu tạo, chức năng, quy trình vận hành của các thiết bị, máy móc trong công đoạn; mục đích và các biến đổi của nguyên vật liệu xảy ra trong công đoạn chế biến; các nguyên tắc đảm bảo an toàn lao động, an toàn và vệ sinh thực phẩm. Có hiểu biết và khả năng nhận biết các loại nguyên vật liệu, phụ gia thực phẩm, bán thành phẩm, thành phẩm. Có kinh nghiệm nhận biết và phân biệt các hiện tượng bình thường và bất thường xảy ra trong quá trình thao tác công đoạn.
Toàn bộ người trực tiếp tham gia quá trình sản xuất và chủ cơ sở chế biến phải có Giấy xác nhận kiến thức an toàn thực phẩm do cơ quan có thẩm quyền cấp.
Người sản xuất phải tôn trọng và tuân thủ các quy định, nội quy của cơ sở; có trách nhiệm trong công việc và phối hợp tốt với các bộ phận, người sản xuất khác trong dây chuyền sản xuất.
Như vậy, theo quy định nêu trên, toàn bộ người trực tiếp tham gia quá trình sản xuất và chủ cơ sở chế biến đều yêu cầu phải có Giấy xác nhận kiến thức an toàn thực phẩm do cơ quan có thẩm quyền cấp.
Cơ sở chế biến cà phê hòa tan (Hình từ Internet)
Cơ sở chế biến cà phê hòa tan cần đáp ứng những yêu cầu gì về vệ sinh cá nhân và bảo hộ lao động?
Theo tiểu mục 6.3 Mục 6 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12460:2018 thì cơ sở chế biến cà phê hòa tan cần đáp ứng những yêu cầu về vệ sinh cá nhân và bảo hộ lao động sau đây:
- Tất cả người sản xuất phải giữ gìn vệ sinh cá nhân tốt, rửa tay sạch sẽ trước khi bắt đầu vào khu vực chế biến, sau khi đi vệ sinh, sau khi tiếp xúc với các nguyên liệu, sản phẩm có thể gây ô nhiễm, tránh tiếp xúc với các vật nhiễm bẩn.
- Người sản xuất không được hút thuốc, khạc nhổ, nhai hay ăn, hắt hơi hay ho khi tiếp xúc với sản phẩm chưa được bao gói; không đeo trang sức, đồng hồ, các vật dụng khác; không trang điểm; không được để móng tay dài khi tham gia sản xuất.
- Người sản xuất trực tiếp phải tuân thủ đúng yêu cầu về bảo hộ lao động, cụ thể như dưới đây.
- Đối với khu vực kho bảo quản: phải mang giày hay ủng, quần áo bảo hộ lao động.
- Đối với khu vực rang, xay, trích ly, lọc, cô đặc, sấy, phối trộn: Phải mang giày hay ủng, mũ, khẩu trang, quần áo bảo hộ lao động.
- Đối với khu vực đóng gói: Phải mang giày hay ủng, mũ trùm đầu, khẩu trang, găng tay, quần áo bảo hộ lao động. Nếu dây chuyền đóng gói khép kín, tự động thì có thể không cần khẩu trang và găng tay.
- Khách tham quan và nhân viên vào khu vực sản xuất phải có bảo hộ lao động và thực hiện vệ sinh cá nhân như người sản xuất.
- Trang phục bảo hộ lao động được mặc trước khi vào khu vực sản xuất và thay khi ra khỏi khu vực sản xuất, được làm sạch, sấy khô.
Hệ thống phụ trợ của cơ sở chế biến cà phê hòa tan phải tuân thủ những điều kiện gì?
Căn cứ theo tiểu mục 4.5 Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12460:2018 thì hệ thống phụ trợ của cơ sở chế biến cà phê hòa tan phải tuân thủ những điều kiện như sau:
- Thông gió, hút bụi: Nhà xưởng phải có hệ thống thông gió, hút bụi đạt hiệu quả. Hướng của hệ thống thông gió, hút bụi phải đảm bảo thải được không khí nóng, các khí ngưng tụ, khói bụi ra ngoài (qua hệ thống xử lý chất thải); đảm bảo cho dòng khi chuyển động từ nơi có yêu cầu vệ sinh cao sang nơi có yêu cầu vệ sinh thấp hơn.
- Hệ thống chiếu sáng: Có nguồn ánh sáng tự nhiên hay nhân tạo, độ rọi (độ chiếu sáng) phải đảm bảo: khu vực kiểm tra sản phẩm tối thiểu 500 lux, khu vực sản xuất và đóng gói tối thiểu 300 lux, các khu vực khác trong xưởng sản xuất tối thiểu 200 lux. Các bóng đèn đều được che chắn an toàn và dễ dàng tháo lắp khi cần thiết.
- Hệ thống cung cấp điện, nước: Có hệ thống cấp điện và nước đảm bảo yêu cầu cho sản xuất và sinh hoạt. Chất lượng nước ăn uống, nước sử dụng cho chế biến và sinh hoạt phải phù hợp với các quy định hiện hành.
- Hệ thống vệ sinh công nghiệp: Có trang thiết bị, phương tiện, dụng cụ, hóa chất phù hợp để vệ sinh, tẩy rửa đường ống, thiết bị và thu gom, thoát nước, xử lý chất thải có hiệu quả.
- Phương tiện vệ sinh cá nhân và khu vực vệ sinh:
+ Có phòng thay trang phục bảo hộ lao động, vệ sinh cá nhân cho người chế biến trước khi vào làm việc và sau khi hết ca sản xuất.
+ Phòng thay trang phục bảo hộ lao động, vệ sinh cá nhân trước khi vào ca sản xuất được bố trí tại vị trí trước khi vào khu vực sản xuất, phải có đủ trang phục bảo hộ lao động sạch (cụ thể theo quy định tại 6.3) cho toàn bộ công nhân trong mỗi ca sản xuất.
+ Có nơi rửa tay cho người lao động. Nơi rửa tay được trang bị đủ bồn rửa tay với số lượng ít nhất 01 bồn rửa tay/50 công nhân, có đủ nước sạch, xà phòng, khăn lau tay dùng một lần hay máy sấy khô tay.
+ Có đủ nhà vệ sinh với số lượng ít nhất 01 nhà vệ sinh/25 người cùng giới tính; Nhà vệ sinh cách biệt khu vực sản xuất và các kho bảo quản, có ánh sáng và thông gió tốt, không gây ô nhiễm về mùi, chất bẩn vào khu sản xuất; được trang bị dụng cụ rửa tay, xà phòng, chất tẩy rửa; dễ vệ sinh và thoát nước; có bảng chỉ dẫn “Rửa tay sau khi ra khỏi nhà vệ sinh”.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Sổ đăng ký thế chấp tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai chuẩn Nghị định 99? Hướng dẫn ghi Sổ đăng ký thế chấp?
- Thông tư 12 2024 sửa đổi 10 Thông tư về tiền lương thù lao tiền thưởng người lao động? Thông tư 12 2024 có hiệu lực khi nào?
- Kinh doanh là gì? Có thể hoạt động kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp mà không cần đăng ký kinh doanh hay không?
- Đơn vị sự nghiệp công lập có phát sinh nước thải sinh hoạt thì có thuộc đối tượng phải đóng phí bảo vệ môi trường?
- Thông qua Nghị quyết giảm thuế GTGT 06 tháng đầu năm 2025 ngay trong tháng 11/2024 đúng không? Công văn 12477 lập đề nghị giảm thuế GTGT thế nào?