Chơi thể thao gây cản trở giao thông bị phạt như thế nào? Dẫn dắt súc vật đi trên đường bộ được quy định như thế nào?
Chơi thể thao gây cản trở giao thông bị phạt như thế nào?
Theo khoản 2 Điều 11 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt các hành vi vi phạm về quy tắc giao thông đường bộ như sau:
“2. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với cá nhân thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Tập trung đông người trái phép, nằm, ngồi trên đường bộ gây cản trở giao thông;
b) Đá bóng, đá cầu, chơi cầu lông hoặc các hoạt động thể thao khác trái phép trên đường bộ; sử dụng bàn trượt, pa-tanh, các thiết bị tương tự trên phần đường xe chạy;
c) Người được chở trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy sử dụng ô (dù);
d) Người được chở trên xe đạp, xe đạp máy bám, kéo, đẩy xe khác, vật khác, mang vác vật cồng kềnh.”
Như vậy, hành vi chơi thể thao gây cản trở giao thông có thể bị phạt từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng.
Chơi thể thao gây cản trở giao thông bị phạt như thế nào?
Dẫn dắt súc vật đi trên đường bộ được quy định như thế nào?
Theo Điều 34 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định về dẫn dắt súc vật trên đường bộ như sau:
“Điều 34. Người dẫn dắt súc vật đi trên đường bộ
1. Người dẫn dắt súc vật đi trên đường bộ phải cho súc vật đi sát mép đường và bảo đảm vệ sinh trên đường; trường hợp cần cho súc vật đi ngang qua đường thì phải quan sát và chỉ được đi qua đường khi có đủ điều kiện an toàn.
2. Không được dẫn dắt súc vật đi vào phần đường dành cho xe cơ giới.”
Ngoài ra, tại khoản 2 Điều 35 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định về những hành vi không được thực hiện trên đường bộ như sau:
“2. Không được thực hiện các hành vi sau đây:
a) Họp chợ, mua, bán hàng hóa trên đường bộ;
b) Tụ tập đông người trái phép trên đường bộ;
c) Thả rông súc vật trên đường bộ;
d) Phơi thóc, lúa, rơm rạ, nông sản hoặc để vật khác trên đường bộ;
đ) Đặt biển quảng cáo trên đất của đường bộ;
e) Lắp đặt biển hiệu, biển quảng cáo hoặc thiết bị khác làm giảm sự chú ý, gây nhầm lẫn nội dung biển báo hiệu hoặc gây cản trở người tham gia giao thông;
g) Che khuất biển báo hiệu, đèn tín hiệu giao thông;
h) Sử dụng bàn trượt, pa-tanh, các thiết bị tương tự trên phần đường xe chạy;
i) Hành vi khác gây cản trở giao thông.”
Như vậy, pháp luật nghiêm cấm hành vi thả rông súc vật trên đường bộ.
Trường hợp người dẫn dắt súc vật đi trên đường bộ phải cho súc vật đi sát mép đường và bảo đảm vệ sinh trên đường; trường hợp cần cho súc vật đi ngang qua đường thì phải quan sát và chỉ được đi qua đường khi có đủ điều kiện an toàn.
Lưu ý: Không được dẫn dắt súc vật đi vào phần đường dành cho xe cơ giới.
Dẫn dắt súc vật không đúng quy định gây mất an toàn giao thông bị phạt bao nhiêu tiền?
Căn cứ theo Điều 10 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt người điều khiển, dẫn dắt súc vật, điều khiển xe súc vật kéo vi phạm quy tắc giao thông đường bộ như sau:
(1) Phạt tiền từ 60.000 đồng đến 100.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
- Không nhường đường theo quy định, không báo hiệu bằng tay khi chuyển hướng;
- Không chấp hành hiệu lệnh hoặc chỉ dẫn của đèn tín hiệu, biển báo hiệu, vạch kẻ đường, trừ hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này;
- Không đủ dụng cụ đựng chất thải của súc vật hoặc không dọn sạch chất thải của súc vật thải ra đường, hè phố;
- Điều khiển, dẫn dắt súc vật đi không đúng phần đường quy định, đi vào đường cấm, khu vực cấm, đi vào phần đường của xe cơ giới;
- Để súc vật đi trên đường bộ không bảo đảm an toàn cho người và phương tiện đang tham gia giao thông;
- Đi dàn hàng ngang từ 02 xe trở lên;
- Để súc vật kéo xe mà không có người điều khiển;
- Điều khiển xe không có báo hiệu theo quy định.
(2) Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
- Không chấp hành hiệu lệnh, hướng dẫn của người điều khiển giao thông hoặc người kiểm soát giao thông;
- Dắt súc vật chạy theo khi đang điều khiển hoặc ngồi trên phương tiện giao thông đường bộ;
- Xếp hàng hóa trên xe vượt quá giới hạn quy định.
(3) Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người điều khiển, dẫn dắt súc vật, điều khiển xe súc vật kéo đi vào đường cao tốc trái quy định.
Như vậy, trường hợp dẫn dắt súc vật đi trên đường bộ nếu không đảm bảo an toàn theo quy định pháp luật thì sẽ bị xử phạt theo mức phạt nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- 7 hành vi bị nghiêm cấm đối với người khai hải quan là những hành vi nào theo pháp luật hải quan?
- Thế nào là biện pháp chơi chữ? Nhận biết và phân tích được tác dụng của biện pháp chơi chữ là yêu cầu mà học sinh lớp 9 cần đạt?
- Giáo viên tại Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập có được tham gia vào các lớp đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ không?
- Cơ sở kinh doanh tuyển người chịu trách nhiệm về an ninh trật tự cần phải không thuộc những trường hợp nào?
- Xe ô tô chở khách trên 8 chỗ phải lưu trữ dữ liệu về hành trình tối thiểu 1 năm từ 1/1/2025 đúng không?