Chó nghiệp vụ của Bộ Quốc phòng được ăn những gì? Mức tiền ăn của chó nghiệp vụ là bao nhiêu theo quy định?

Chó nghiệp vụ thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng được ăn những gì? Mức tiền ăn của chó nghiệp vụ là bao nhiêu theo quy định? Nguồn kinh phí bảo đảm chế độ ăn của chó nghiệp vụ Bộ Quốc phòng được lấy từ đâu?

Chó nghiệp vụ là gì?

Căn cứ khoản 11 Điều 3 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2017 quy định như sau:

Giải thích từ ngữ
...
11. Công cụ hỗ trợ là phương tiện, động vật nghiệp vụ được sử dụng để thi hành công vụ, thực hiện nhiệm vụ bảo vệ nhằm hạn chế, ngăn chặn người có hành vi vi phạm pháp luật chống trả, trốn chạy; bảo vệ người thi hành công vụ, người thực hiện nhiệm vụ bảo vệ hoặc báo hiệu khẩn cấp, bao gồm:
a) Súng bắn điện, hơi ngạt, chất độc, chất gây mê, từ trường, laze, lưới; súng phóng dây mồi; súng bắn đạn nhựa, nổ, cao su, hơi cay, pháo hiệu, hiệu lệnh, đánh dấu và đạn sử dụng cho các loại súng này;
b) Phương tiện xịt hơi cay, hơi ngạt, chất độc, chất gây mê, chất gây ngứa;
c) Lựu đạn khói, lựu đạn cay, quả nổ;
d) Dùi cui điện, dùi cui cao su, dùi cui kim loại; khóa số tám, bàn chông, dây đinh gai; áo giáp; găng tay điện, găng tay bắt dao; lá chắn, mũ chống đạn; thiết bị áp chế bằng âm thanh;
đ) Động vật nghiệp vụ là động vật được huấn luyện để sử dụng cho yêu cầu bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội;
e) Công cụ hỗ trợ có tính năng, tác dụng tương tự là phương tiện được chế tạo, sản xuất không theo tiêu chuẩn kỹ thuật, thiết kế của nhà sản xuất hợp pháp, có tính năng, tác dụng tương tự như công cụ hỗ trợ quy định tại các điểm a, b, c và d khoản này.
...

Như vậy, theo quy định này, có thể hiểu, chó nghiệp vụ là công cụ hỗ trợ, được huấn luyện để sử dụng cho yêu cầu bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội.

Chó nghiệp vụ của Bộ Quốc phòng được ăn những gì? Mức tiền ăn của chó nghiệp vụ là bao nhiêu theo quy định?

Chó nghiệp vụ là gì? (Hình từ Internet)

Chó nghiệp vụ của Bộ Quốc phòng được ăn những gì?

Căn cứ Điều 3 Thông tư 115/2020/TT-BQP quy định về tiêu chuẩn, định lượng ăn của chó, ngựa nghiệp vụ như sau:

Tiêu chuẩn, định lượng ăn của chó, ngựa nghiệp vụ
1. Tiêu chuẩn, định lượng ăn của chó nghiệp vụ được quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này;
2. Tiêu chuẩn, định lượng ăn của ngựa nghiệp vụ được quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.

Đồng thời, theo quy định tại Phụ lục I Tiêu chuẩn, định lượng ăn của chó nghiệp vụ quy định:

Chó nghiệp vụ của Bộ Quốc phòng được ăn những gì?

Theo đó, có thể thấy chó nghiệp vụ của Bộ Quốc phòng được ăn: gạo tẻ, thịt lợn nạc, thịt bò, thịt gà làm sẵn, cá tươi, dầu mỡ, trứng, xương, muối, mì chính, rau xanh, sữa đặc có đường, Chất đốt (than cám A), Trứng vịt lộn, Bánh, kẹo.

TẢI VỀ Xem chi tiết Tiêu chuẩn, định lượng ăn của chó nghiệp vụ Bộ Quốc phòng.

Mức tiền ăn của chó nghiệp vụ là bao nhiêu theo quy định?

Mức tiền ăn của chó nghiệp vụ Bộ Quốc phòng bao gồm: mức tiền ăn thường xuyên và mức tiền ăn thêm. Tùy vào từng đối tượng mà mức tiền ăn của chó nghiệp vụ Bộ Quốc phòng sẽ có sự khác nhau.

Theo đó, mức tiền ăn của chó nghiệp vụ Bộ Quốc phòng được quy định cụ thể tại Điều 4 Thông tư 115/2020/TT-BQP như sau:

(1) Mức tiền ăn thường xuyên:

Mức ăn

Đối tượng

Mức tiền ăn

(Đồng/con/ngày)

Mức 1

Chó giống nhập ở nước ngoài vào Việt Nam kể từ ngày đầu đến tháng thứ 24

88.000

Mức 2

- Chó nhập từ nước ngoài vào Việt Nam kể từ tháng thứ 25 trở đi;

- Chó giống;

- Chó đưa vào huấn luyện chính khóa tại trường.

75.000

Mức 3

Chó sau khi huấn luyện tại trường có quyết định điều động đưa về các đơn vị làm nhiệm vụ chiến đấu và công tác.

67.000

Mức 4

Chó con mới nhập từ nước ngoài vào Việt Nam và chó con do chó mẹ nhập từ nước ngoài vào Việt Nam sinh sản lứa thứ nhất đến lứa thứ hai, kể từ ngày 15 đến trước 120 ngày (4 tháng) để đưa vào huấn luyện chính khóa.

56.000

Mức 5

Chó con, kể cả chó con do chó mẹ nhập từ nước ngoài vào Việt Nam sinh sản lứa thứ 3 trở đi từ ngày 15 đến trước ngày thứ 120 (4 tháng) để đưa vào huấn luyện chính khóa.

35.000

(2) Mức tiền ăn thêm:

Mức ăn

Đối tượng

Mức tiền ăn

(Đồng/con/ngày)

Mức 1

- Chó trong thời gian huấn luyện tại trường bị ốm đau, chó cái giống bị sảy thai (thời gian bồi dưỡng từ 3 đến 15 ngày);

- Chó đực phối giống trong thời gian phối giống trước và sau khi phối giống 10 ngày;

- Chó cái giống có thai từ tháng thứ 2 trở đi cho đến sau khi sinh đẻ 60 ngày.

29.000

Mức 2

- Chó nghiệp vụ khi bị ốm đau (thời gian bồi dưỡng từ 3 đến 15 ngày);

- Chó nghiệp vụ trong thời gian trực tiếp làm nhiệm vụ chiến đấu, truy lùng.

19.000

Mức 3

Chó con từ 4 đến 6 tháng tuổi huấn luyện các khoa mục đầu tiên được thưởng hiện vật để tập phản xạ.

11.000

Lưu ý: Các mức tiền ăn của chó nghiệp vụ quy định tại Thông tư này được tính thống nhất giá gạo tẻ là 13.000 đồng/kg.

Trường hợp đơn vị phải mua gạo với giá thực tế cao hơn giá trên thì phần chênh lệch được quyết toán theo quy định; trường hợp mua gạo với giá thấp hơn giá trên thì phần tiền chênh lệch giá gạo được bổ sung để mua lương thực, thực phẩm bảo đảm ăn cho chó nghiệp vụ.

Nguồn kinh phí bảo đảm chế độ ăn của chó nghiệp vụ Bộ Quốc phòng được lấy từ đâu?

Nguồn kinh phí bảo đảm chế độ ăn của chó nghiệp vụ Bộ Quốc phòng được quy định tại Điều 5 Thông tư 115/2020/TT-BQP như sau:

Nguồn kinh phí bảo đảm
Kinh phí bảo đảm chế độ ăn của chó, ngựa nghiệp vụ được tính trong dự toán ngân sách quốc phòng hàng năm của cơ quan, đơn vị và được hạch toán vào mục 7000, tiểu mục 7007, tiết mục 00, ngành 10 "Chi nuôi súc vật dùng cho hoạt động chuyên môn của ngành".

Như vậy, theo quy định, nguồn kinh phí bảo đảm chế độ ăn của chó nghiệp vụ Bộ Quốc phòng được tính lấy từ ngân sách quốc phòng hàng năm của cơ quan, đơn vị và được hạch toán vào mục 7000, tiểu mục 7007, tiết mục 00, ngành 10 "Chi nuôi súc vật dùng cho hoạt động chuyên môn của ngành".

Chó nghiệp vụ
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Quyền lợi của huấn luyện và người phục vụ công tác huấn luyện, sử dụng chó nghiệp vụ được hưởng
Pháp luật
Chó nghiệp vụ Hải quan được sử dụng trong những trường hợp nào? Điều chuyển chó nghiệp vụ quy định ra sao?
Pháp luật
Mỗi chú chó nghiệp vụ Bộ Công an đều có 01 giấy chứng nhận riêng đúng không? Chó nghiệp vụ được dùng vào những công việc nào?
Pháp luật
Chó nghiệp vụ của Bộ Quốc phòng được ăn những gì? Mức tiền ăn của chó nghiệp vụ là bao nhiêu theo quy định?
Pháp luật
Huấn luyện viên chó nghiệp vụ ngành Hải quan có bắt buộc phải có bằng tốt nghiệp đại học trở lên không?
Pháp luật
Khi chó nghiệp vụ ngành Hải quan không còn đáp ứng được những yêu cầu huấn luyện, sử dụng thì có bắt buộc phải tiêu hủy hết không?
Pháp luật
Đơn vị huấn luyện chó nghiệp vụ phải đảm bảo được những điều kiện gì? Việc huấn luyện do cơ quan có thẩm quyền nào thực hiện?
Pháp luật
Chó nghiệp vụ của ngành Hải quan phát hiện hàng cấm trong hàng hóa nhưng đối tượng đó được hưởng chế độ ưu đãi miễn trừ thì xử lý như thế nào?
Pháp luật
Chó nghiệp vụ của ngành Hải quan huấn luyện thể lực và kỷ luật bằng những động tác cơ bản nào? Nội dung tập thể lực được quy định như thế nào?
Pháp luật
Huấn luyện viên chó nghiệp vụ của ngành Hải quan có cần phải thường xuyên thay đổi các tình huống tập luyện không?
Pháp luật
Chó nghiệp vụ của ngành Hải quan tại các đơn vị cơ sở được đánh giá bằng phương pháp nào? Chó nghiệp vụ này đạt loại giỏi phải đáp ứng những tiêu chuẩn nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Chó nghiệp vụ
1,213 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Chó nghiệp vụ

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Chó nghiệp vụ

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào