Đơn vị huấn luyện chó nghiệp vụ phải đảm bảo được những điều kiện gì? Việc huấn luyện do cơ quan có thẩm quyền nào thực hiện?
Đơn vị huấn luyện chó nghiệp vụ phải đảm bảo được những điều kiện gì? Việc huấn luyện do cơ quan có thẩm quyền nào thực hiện?
Căn cứ Điều 8 Thông tư 16/2018/TT-BCA quy định về việc huấn luyện động vật nghiệp vụ như sau:
Huấn luyện động vật nghiệp vụ
1. Việc huấn luyện động vật nghiệp vụ do đơn vị chức năng của Bộ Công an được Bộ trưởng Bộ Công an giao nhiệm vụ thực hiện.
2. Đơn vị huấn luyện động vật nghiệp vụ phải có cán bộ chuyên trách, cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện và nội dung, chương trình huấn luyện động vật nghiệp vụ, cụ thể:
a) Cán bộ được giao nhiệm vụ huấn luyện động vật nghiệp vụ phải có chứng chỉ về công tác quản lý, huấn luyện và sử dụng động vật nghiệp vụ theo quy định;
b) Cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện phục vụ cho việc nuôi dưỡng, huấn luyện động vật nghiệp vụ phải bảo đảm theo tiêu chuẩn, định mức do Bộ trưởng Bộ Công an phê duyệt;
c) Nội dung, chương trình huấn luyện động vật nghiệp vụ phải được xây dựng phù hợp với mục đích huấn luyện theo từng chuyên khoa nghiệp vụ.
Đơn vị huấn luyện động vật nghiệp vụ có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với đơn vị chức năng có liên quan biên soạn nội dung, chương trình huấn luyện động vật nghiệp vụ.
3. Sau khi kết thúc huấn luyện, đơn vị huấn luyện động vật nghiệp vụ thực hiện cấp Giấy chứng nhận động vật nghiệp vụ theo quy định.
Từ quy định trên, cơ quan có thẩm quyền trong việc huấn luyện chó nghiệp vụ sẽ do đơn vị chức năng của Bộ Công an được Bộ trưởng Bộ Công an giao nhiệm vụ thực hiện.
Đơn vị huấn luyện chó nghiệp vụ phải đáp ứng được các điều kiện như sau:
- Cán bộ được giao nhiệm vụ huấn luyện động vật nghiệp vụ phải có chứng chỉ về công tác quản lý, huấn luyện và sử dụng động vật nghiệp vụ theo quy định;
- Cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện phục vụ cho việc nuôi dưỡng, huấn luyện động vật nghiệp vụ phải bảo đảm theo tiêu chuẩn, định mức do Bộ trưởng Bộ Công an phê duyệt;
- Nội dung, chương trình huấn luyện động vật nghiệp vụ phải được xây dựng phù hợp với mục đích huấn luyện theo từng chuyên khoa nghiệp vụ.
Đơn vị huấn luyện chó nghiệp vụ phải đảm bảo được những điều kiện gì (Hình từ Internet)
Đơn vị huấn luyện phải lập hồ sơ theo dõi đối với chó nghiệp vụ dựa trên những nội dung nào?
Căn cứ Điều 9 Thông tư 16/2018/TT-BCA quy định về việc quản lý động vật nghiệp vụ như sau:
Quản lý động vật nghiệp vụ
1. Đơn vị huấn luyện động vật nghiệp vụ phải lập hồ sơ theo dõi, quản lý đối với từng động vật nghiệp vụ, bao gồm:
a) Hệ phả;
b) Giấy chứng nhận động vật nghiệp vụ;
c) Sổ theo dõi quá trình huấn luyện và kết quả sử dụng;
d) Quyết định hoặc giấy phép trang bị động vật nghiệp vụ;
đ) Các tài liệu khác có liên quan.
2. Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp được trang bị, sử dụng động vật nghiệp vụ có trách nhiệm tiếp nhận, quản lý và bổ sung hồ sơ đối với từng động vật nghiệp vụ trong quá trình nuôi dưỡng, huấn luyện và sử dụng động vật nghiệp vụ.
3. Sau khi được trang bị động vật nghiệp vụ, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp phải làm thủ tục đề nghị cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy xác nhận đăng ký động vật nghiệp vụ theo quy định. Chỉ được sử dụng động vật nghiệp vụ sau khi đã được cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy xác nhận đăng ký động vật nghiệp vụ.
Như vậy, đơn vị huấn luyện chó nghiệp vụ phải lập hồ sơ theo dõi, quản lý đối với từng cho nghiệp vụ, dựa trên các nội dung như:
- Hệ phả;
- Giấy chứng nhận động vật nghiệp vụ;
- Sổ theo dõi quá trình huấn luyện và kết quả sử dụng;
- Quyết định hoặc giấy phép trang bị động vật nghiệp vụ;
- Các tài liệu khác có liên quan.
Chó nghiệp vụ được sử dụng trong những trường hợp nào theo quy định hiện nay?
Căn cứ Điều 10 Thông tư 16/2018/TT-BCA quy định về việc sử dụng động vật nghiệp vụ như sau:
Sử dụng động vật nghiệp vụ
Động vật nghiệp vụ được sử dụng để thi hành công vụ, thực hiện nhiệm vụ bảo vệ nhằm hạn chế, ngăn chặn người có hành vi vi phạm pháp luật chống trả, trốn chạy, bảo vệ người thi hành công vụ, người thực hiện nhiệm vụ bảo vệ phù hợp theo các trường hợp quy định tại Điều 61 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ và thực hiện các nhiệm vụ sau:
1. Hỗ trợ tuần tra, canh gác, bảo vệ mục tiêu, giữ gìn trật tự công cộng, bảo vệ phiên tòa, thi hành án, tìm xác người, vật chứng, giám biệt mùi hơi người, phát hiện các chất ma túy, vật liệu nổ.
2. Hỗ trợ tìm kiếm cứu nạn và phục vụ các hoạt động nghiệp vụ khác.
Theo quy định trên thì chó nghiệp vụ được sử dụng trong một số trường hợp như:
- Sử dụng để thi hành công vụ;
- Thực hiện nhiệm vụ bảo vệ nhằm hạn chế, ngăn chặn người có hành vi vi phạm pháp luật chống trả, trốn chạy, bảo vệ người thi hành công vụ, người thực hiện nhiệm vụ bảo vệ;
- Hỗ trợ tuần tra, canh gác, bảo vệ mục tiêu, giữ gìn trật tự công cộng, bảo vệ phiên tòa, thi hành án, tìm xác người, vật chứng, giám biệt mùi hơi người, phát hiện các chất ma túy, vật liệu nổ;
- Hỗ trợ tìm kiếm cứu nạn và phục vụ các hoạt động nghiệp vụ khác.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Sổ đăng ký thế chấp tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai chuẩn Nghị định 99? Hướng dẫn ghi Sổ đăng ký thế chấp?
- Thông tư 12 2024 sửa đổi 10 Thông tư về tiền lương thù lao tiền thưởng người lao động? Thông tư 12 2024 có hiệu lực khi nào?
- Kinh doanh là gì? Có thể hoạt động kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp mà không cần đăng ký kinh doanh hay không?
- Đơn vị sự nghiệp công lập có phát sinh nước thải sinh hoạt thì có thuộc đối tượng phải đóng phí bảo vệ môi trường?
- Thông qua Nghị quyết giảm thuế GTGT 06 tháng đầu năm 2025 ngay trong tháng 11/2024 đúng không? Công văn 12477 lập đề nghị giảm thuế GTGT thế nào?