Chính sách phát triển chế biến lâm sản được quy định thế nào? Cơ sở chế biến lâm sản có những quyền và nghĩa vụ nào?

Tôi có thắc mắc liên quan đến vấn đề về chế biến lâm sản. Cho tôi hỏi chính sách phát triển chế biến lâm sản được quy định thế nào? Cơ sở chế biến lâm sản có những quyền và nghĩa vụ nào? Câu hỏi của chị Phương Quỳnh ở Kiên Giang.

Chính sách phát triển chế biến lâm sản được quy định thế nào?

Căn cứ Điều 66 Luật Lâm nghiệp 2017 quy định về chính sách phát triển chế biến lâm sản như sau:

Chính sách phát triển chế biến lâm sản
1. Chính sách phát triển chế biến lâm sản được quy định như sau:
a) Hỗ trợ doanh nghiệp hợp tác, liên doanh, liên kết với chủ rừng để tạo vùng nguyên liệu, quản lý rừng bền vững, tiêu thụ sản phẩm, ứng dụng khoa học, công nghệ cao, công nghệ tiên tiến, công nghệ mới và giải pháp tăng trưởng xanh, nâng cao giá trị gia tăng;
b) Ưu tiên phát triển công nghiệp hỗ trợ trong chế biến lâm sản;
c) Hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực trong chế biến lâm sản.
2. Chính sách phát triển chế biến lâm sản quy định tại khoản 1 Điều này thực hiện theo quy định của Chính phủ.

Theo đó, chính sách phát triển chế biến lâm sản bao gồm những chính sách sau:

+ Hỗ trợ doanh nghiệp hợp tác, liên doanh, liên kết với chủ rừng để tạo vùng nguyên liệu, quản lý rừng bền vững, tiêu thụ sản phẩm, ứng dụng khoa học, công nghệ cao, công nghệ tiên tiến, công nghệ mới và giải pháp tăng trưởng xanh, nâng cao giá trị gia tăng.

+ Ưu tiên phát triển công nghiệp hỗ trợ trong chế biến lâm sản.

+ Hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực trong chế biến lâm sản.

Chế biến lâm sản

Chế biến lâm sản (Hình từ Internet)

Việc chế biến mẫu vật các loài thực vật rừng, động vật rừng được thực hiện thế nào?

Theo Điều 67 Luật Lâm nghiệp 2017 quy định về chế biến mẫu vật các loài thực vật rừng, động vật rừng như sau:

Chế biến mẫu vật các loài thực vật rừng, động vật rừng
1. Cơ sở chế biến và hoạt động chế biến mẫu vật các loài thực vật rừng, động vật rừng phải tuân thủ quy định của Luật này, pháp luật về đầu tư, doanh nghiệp, bảo vệ môi trường, bảo vệ và kiểm dịch thực vật, thú y, chất lượng sản phẩm, hàng hóa, an toàn thực phẩm và phù hợp với Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp.
2. Việc chế biến mẫu vật các loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và mẫu vật các loài thực vật rừng hoang dã, động vật rừng hoang dã thuộc Phụ lục của Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp phải bảo đảm các điều kiện sau đây:
a) Mẫu vật có nguồn gốc hợp pháp từ cơ sở trồng cấy nhân tạo hoặc gây nuôi;
b) Mẫu vật có nguồn gốc khai thác hợp pháp từ tự nhiên;
c) Mẫu vật sau xử lý tịch thu theo quy định của pháp luật.
3. Chế biến mẫu vật các loài thực vật rừng, động vật rừng thông thường phải bảo đảm có nguồn gốc hợp pháp.

Theo đó, việc chế biến mẫu vật các loài thực vật rừng, động vật rừng được thực hiện theo quy định tại Điều 67 nêu trên.

Cơ sở chế biến lâm sản có những quyền và nghĩa vụ nào?

Theo quy định tại Điều 68 Luật Lâm nghiệp 2017 về quyền và nghĩa vụ của cơ sở chế biến lâm sản như sau:

Quyền và nghĩa vụ của cơ sở chế biến lâm sản
1. Cơ sở chế biến lâm sản có quyền sau đây:
a) Sản xuất những mặt hàng lâm sản Nhà nước không cấm;
b) Được Nhà nước bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp; hỗ trợ liên kết chuỗi sản xuất, chế biến; áp dụng chính sách quy định tại Điều 66 của Luật này và pháp luật về đầu tư, doanh nghiệp trong khu vực nông thôn, nhất là khu vực vùng sâu, vùng xa.
2. Cơ sở chế biến lâm sản có nghĩa vụ sau đây:
a) Tuân thủ quy định của pháp luật về đầu tư, doanh nghiệp, bảo vệ môi trường, lao động, tài chính; quy định về hồ sơ lâm sản hợp pháp và kiểm tra nguồn gốc lâm sản;
b) Chế biến mẫu vật các loài thực vật rừng, động vật rừng phải thực hiện theo quy định tại Điều 67 của Luật này;
c) Chấp hành sự quản lý, kiểm tra, thanh tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong quá trình sản xuất.

Như vậy, cơ sở chế biến lâm sản có những quyền và nghĩa vụ được quy định tại Điều 68 nêu trên.

Trong đó có quyền được Nhà nước bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp; hỗ trợ liên kết chuỗi sản xuất, chế biến.

Và có trách nhiệm tuân thủ quy định của pháp luật về đầu tư, doanh nghiệp, bảo vệ môi trường, lao động, tài chính; quy định về hồ sơ lâm sản hợp pháp và kiểm tra nguồn gốc lâm sản.

Chế biến lâm sản
Lâm sản Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Lâm sản
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Lâm sản đã qua chế biến (cửa gỗ bằng cây sao) có được vận chuyển đi nơi khác được không?
Pháp luật
Mẫu báo cáo tình hình nhập xuất lâm sản mới nhất? Tổ chức kinh doanh xuất bán lâm sản phải báo cáo định kỳ bao nhiêu tháng một lần?
Pháp luật
Hoạt động khai thác gỗ tròn dùng cho ngành chế biến lâm sản được phân vào nhóm ngành kinh tế nào?
Pháp luật
Sau khi khai thác lâm sản thì ai có trách nhiệm lập bảng kê lâm sản? Thẩm quyền xác nhận bảng kê lâm sản thuộc về cơ quan nào?
Pháp luật
Chính sách phát triển chế biến lâm sản được quy định thế nào? Cơ sở chế biến lâm sản có những quyền và nghĩa vụ nào?
Pháp luật
Hành vi vận chuyển lâm sản thuộc danh mục thực vật rừng nguy cấp quý, hiếm thì bị xử phạt hành chính như thế nào?
Pháp luật
Thủ tướng yêu cầu đẩy mạnh triển khai gói tín dụng 15000 tỷ đồng cho lĩnh vực lâm sản, thủy sản thế nào?
Pháp luật
Chủ cơ sở chế biến lâm sản không lập sổ theo dõi theo quy định thì có thể bị xử phạt như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Chế biến lâm sản
2,355 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Chế biến lâm sản Lâm sản

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Chế biến lâm sản Xem toàn bộ văn bản về Lâm sản

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào