Chính phủ xây dựng đề án thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính được cơ quan nào tham mưu?
- Chính phủ xây dựng đề án thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính được cơ quan nào tham mưu?
- Cơ quan nào thẩm tra đề án thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính của Chính phủ?
- Việc lấy ý kiến Nhân dân địa phương về việc thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính được quy định thế nào?
Chính phủ xây dựng đề án thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính được cơ quan nào tham mưu?
Căn cứ theo Điều 130 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015 quy định như sau:
Xây dựng đề án thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính
1. Bộ Nội vụ tham mưu, giúp Chính phủ xây dựng đề án thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính cấp tỉnh trình Quốc hội.
2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng đề án thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trực thuộc báo cáo Chính phủ.
3. Kinh phí xây dựng đề án thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính do ngân sách nhà nước bảo đảm theo quy định của Chính phủ.
Theo đó, Bộ Nội vụ là cơ quan tham mưu, giúp Chính phủ xây dựng đề án thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính cấp tỉnh trình Quốc hội.
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng đề án thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trực thuộc báo cáo Chính phủ.
Chính phủ xây dựng đề án thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính được cơ quan nào tham mưu? (Hình từ Internet)
Cơ quan nào thẩm tra đề án thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính của Chính phủ?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 133 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015 quy định như sau:
Thẩm tra đề án thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính
1. Ủy ban pháp luật của Quốc hội thẩm tra đề án của Chính phủ về việc thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính cấp tỉnh để báo cáo Quốc hội; thẩm tra đề án của Chính phủ về việc thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã để báo cáo Ủy ban thường vụ Quốc hội.
2. Hồ sơ thẩm tra gồm có:
a) Tờ trình về thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính;
b) Đề án thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính;
c) Báo cáo đánh giá tác động của việc thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính;
d) Báo cáo tổng hợp ý kiến của cử tri, của Hội đồng nhân dân các cấp và các cơ quan, tổ chức có liên quan;
đ) Dự thảo nghị quyết thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính.
Như vậy, Ủy ban pháp luật của Quốc hội thẩm tra đề án của Chính phủ về việc thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính cấp tỉnh để báo cáo Quốc hội.
Việc lấy ý kiến Nhân dân địa phương về việc thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính được quy định thế nào?
Việc lấy ý kiến Nhân dân địa phương về việc thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính được quy định cụ thể tại Điều 131 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015 như sau:
- Đề án thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính phải được lấy ý kiến của Nhân dân là cử tri ở đơn vị hành chính cấp xã chịu ảnh hưởng trực tiếp của việc thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính. Việc lấy ý kiến cử tri được thực hiện theo hình thức phát phiếu lấy ý kiến cử tri.
- Chính phủ chịu trách nhiệm tổ chức lấy ý kiến cử tri đối với việc thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính và thực hiện các công việc sau đây:
+ Quyết định thời gian lấy ý kiến, mẫu phiếu lấy ý kiến và các tài liệu phục vụ việc lấy ý kiến;
+ Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra Ủy ban nhân dân các cấp trong việc lấy ý kiến cử tri; chỉ đạo công tác thông tin, tuyên truyền về nội dung lấy ý kiến;
+ Bảo đảm kinh phí và các điều kiện cần thiết cho việc tổ chức lấy ý kiến cử tri;
+ Công khai kết quả lấy ý kiến cử tri trên trang thông tin điện tử của Chính phủ.
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có liên quan có trách nhiệm thực hiện các công việc sau đây:
+ Tổ chức việc lấy ý kiến cử tri trên địa bàn tỉnh;
+ Phân bổ kinh phí và bảo đảm các điều kiện cần thiết cho việc tổ chức lấy ý kiến cử tri trên địa bàn;
+ Hướng dẫn, kiểm tra Ủy ban nhân dân cấp dưới trong việc thực hiện lấy ý kiến cử tri;
+ Tổng hợp và lập báo cáo kết quả lấy ý kiến cử tri trên địa bàn tỉnh.
- Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm thực hiện các công việc sau đây:
+ Hướng dẫn, kiểm tra Ủy ban nhân dân cấp xã trong việc thực hiện lấy ý kiến cử tri;
+ Thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền về nội dung lấy ý kiến trên địa bàn;
+ Tổng hợp và lập báo cáo kết quả lấy ý kiến cử tri địa phương.
- Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm thực hiện các công việc sau đây:
+ Lập danh sách cử tri trên địa bàn tại thời điểm tổ chức lấy ý kiến;
+ Quyết định việc phát phiếu lấy ý kiến cử tri tại xã, phường, thị trấn phù hợp với đặc điểm khu dân cư trên địa bàn;
+ Tổ chức lấy ý kiến cử tri theo từng thôn, tổ dân phố;
+ Tổng hợp biên bản họp, phiếu lấy ý kiến của cử tri; lập báo cáo kết quả lấy ý kiến cử tri địa phương.
- Báo cáo kết quả lấy ý kiến cử tri phải thể hiện tổng số cử tri trên địa bàn, số cử tri tham gia lấy ý kiến, số cử tri đồng ý, số cử tri không đồng ý, các ý kiến khác. Báo cáo kết quả lấy ý kiến cử tri trên địa bàn cấp huyện, cấp xã được gửi đến Hội đồng nhân dân cùng cấp và Ủy ban nhân dân cấp trên; báo cáo kết quả lấy ý kiến cử tri trên địa bàn cấp tỉnh được gửi đến Chính phủ và Hội đồng nhân dân cấp tỉnh.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu biên bản họp Hội đồng thành viên về việc thay đổi vốn điều lệ đối với công ty TNHH một thành viên là mẫu nào?
- Tứ hành xung là gì? Các tuổi xung khắc nhau trong 12 con giáp là tuổi nào? Xem bói toán có phải mê tín không?
- 5+ mẫu viết đoạn văn tả bạn thân lớp 5 ngắn gọn điểm cao? Quy định về quyền và nghĩa vụ học tập của công dân?
- Xe mô tô có phải là xe gắn máy không? Xe mô tô được cấp những loại giấy phép lái xe nào theo quy định?
- Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về giao thông 2025 là bao lâu? Các hình thức xử phạt vi phạm chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ?