Chiến sĩ Cảnh sát biển được trang bị vũ khí quân dụng được nổ súng phải cảnh báo trong những trường hợp nào?

Tôi là chiến sĩ Cảnh sát biển Việt Nam mới thì có được trang bị vũ khí quân dụng không? Trong đó súng tiểu liên có được xem là vũ khí quân dụng không? Cảnh sát biển được trang bị vũ khí quân dụng được nổ súng phải cảnh báo trong những trường hợp nào? Trên đây là thắc mắc của bạn Hoàng Phúc, tại Thành phố KonTum.

Súng tiểu liên có được xem là vũ khí quân dụng không?

Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 3 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2017, được sửa đổi bởi điểm a khoản 1 Điều 1 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ sửa đổi 2019 như sau:

Giải thích từ ngữ
...
2. Vũ khí quân dụng bao gồm:
a) Vũ khí được chế tạo, sản xuất bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật, thiết kế của nhà sản xuất hợp pháp, được trang bị cho lực lượng vũ trang nhân dân và các lực lượng khác theo quy định của Luật này để thi hành công vụ, bao gồm:
Súng cầm tay: súng ngắn, súng trường, súng tiểu liên, súng trung liên, súng chống tăng, súng phóng lựu;
Vũ khí hạng nhẹ: súng đại liên, súng cối, súng ĐKZ, súng máy phòng không, tên lửa chống tăng cá nhân;
Vũ khí hạng nặng: máy bay chiến đấu, trực thăng vũ trang, xe tăng, xe thiết giáp, tàu chiến, tàu ngầm, pháo mặt đất, pháo phòng không, tên lửa;
Bom, mìn, lựu đạn, ngư lôi, thủy lôi; đạn sử dụng cho các loại vũ khí quy định tại điểm này;
b) Vũ khí được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, không theo tiêu chuẩn kỹ thuật, thiết kế của nhà sản xuất hợp pháp, có khả năng gây sát thương, nguy hại cho tính mạng, sức khỏe của con người, phá hủy kết cấu vật chất tương tự như vũ khí quy định tại điểm a khoản này, không được trang bị cho lực lượng vũ trang nhân dân và các lực lượng khác quy định tại Điều 18 của Luật này để thi hành công vụ.

Theo đó, vũ khí quân dụng bao gồm các loại vũ khí cụ thể nêu trên trong đó có súng cầm tay. Súng cầm tay bao gồm súng ngắn, súng trường, súng tiểu liên, súng trung liên, súng chống tăng, súng phóng lựu.

Như vậy, súng tiểu liên là vũ khí quân dụng.

Cảnh sát biển

Chiến sĩ Cảnh sát biển Việt Nam có được trang bị vũ khí quân dụng? (Hình từ Internet)

Chiến sĩ Cảnh sát biển Việt Nam có được trang bị vũ khí quân dụng không?

Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 14 Luật Cảnh sát biển Việt Nam 2018 như sau:

Sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ
1. Khi thi hành nhiệm vụ, cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát biển Việt Nam sử dụng vũ khí quân dụng, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ và được nổ súng quân dụng theo quy định của Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ.
...

Theo Điều 18 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2017 quy định:

Đối tượng được trang bị vũ khí quân dụng
1. Đối tượng được trang bị vũ khí quân dụng bao gồm:
a) Quân đội nhân dân;
b) Dân quân tự vệ;
c) Cảnh sát biển;
d) Công an nhân dân;
đ) Cơ yếu;
e) Cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
g) Kiểm lâm, Kiểm ngư;
h) An ninh hàng không;
i) Hải quan cửa khẩu, lực lượng chuyên trách chống buôn lậu của Hải quan.
2. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng căn cứ vào tính chất, yêu cầu, nhiệm vụ quy định việc trang bị vũ khí quân dụng đối với đối tượng thuộc Quân đội nhân dân, Dân quân tự vệ, Cảnh sát biển và Cơ yếu thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng.

Theo đó, Cảnh sát biển thuộc đối tượng được trang bị vũ khí quân dụng. Như vậy, chiến sĩ Cảnh sát biển Việt Nam được trang bị vũ khí quân dụng theo quy định trên.

Cảnh sát biển được trang bị vũ khí quân dụng được nổ súng phải cảnh báo trong những trường hợp nào?

Căn cứ quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 14 Luật Cảnh sát biển Việt Nam 2018 về sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ như sau:

Sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ
...
2. Ngoài các trường hợp nổ súng quân dụng theo quy định của Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ, khi thi hành nhiệm vụ đấu tranh phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật, bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn, cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát biển Việt Nam được nổ súng vào tàu thuyền trên biển, trừ tàu thuyền của cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự nước ngoài, cơ quan đại diện tổ chức quốc tế, tàu thuyền có chở người hoặc có con tin, để dừng tàu thuyền, thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Đối tượng điều khiển tàu thuyền đó tấn công hoặc đe dọa trực tiếp đến tính mạng người thi hành công vụ hoặc người khác;
b) Khi biết rõ tàu thuyền do đối tượng phạm tội điều khiển cố tình chạy trốn;
c) Khi biết rõ tàu thuyền chở đối tượng phạm tội hoặc chở vũ khí, vật liệu nổ trái phép, tài liệu phản động, bí mật nhà nước, ma tuý, bảo vật quốc gia cố tình chạy trốn;
d) Khi tàu thuyền có đối tượng đã thực hiện hành vi cướp biển, cướp có vũ trang theo quy định của điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, quy định của pháp luật về hình sự cố tình chạy trốn.
3. Trường hợp nổ súng theo quy định tại khoản 2 Điều này, cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát biển Việt Nam phải cảnh báo bằng hành động, mệnh lệnh, lời nói hoặc bắn chỉ thiên trước khi nổ súng vào tàu thuyền; phải tuân theo mệnh lệnh của người có thẩm quyền khi thực hiện nhiệm vụ có tổ chức.

Tại khoản 1 Điều 23 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2017 quy định:

Các trường hợp nổ súng quân dụng khi thực hiện nhiệm vụ bảo đảm an ninh, trật tự
1. Người thi hành nhiệm vụ độc lập phải cảnh báo bằng hành động, mệnh lệnh lời nói hoặc bắn chỉ thiên trước khi nổ súng vào đối tượng trong trường hợp sau đây:
a) Đối tượng đang sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, vũ lực hoặc công cụ, phương tiện khác tấn công hoặc chống trả đe dọa tính mạng, sức khỏe của người thi hành công vụ hoặc người khác;
b) Đối tượng đang sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, vũ lực hoặc công cụ, phương tiện khác gây rối trật tự công cộng đe dọa tính mạng, sức khỏe, tài sản của người khác;
c) Người đang bị truy nã, bị bắt, người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, tạm giữ, tạm giam, người đang bị áp giải, xét xử hoặc chấp hành hình phạt tù đang chống trả, đe dọa tính mạng, sức khỏe của người thi hành công vụ hoặc người khác; đối tượng đang đánh tháo người bị dẫn giải, người bị giam, giữ, áp giải do phạm tội nghiêm trọng, phạm tội rất nghiêm trọng, phạm tội đặc biệt nghiêm trọng, tái phạm nguy hiểm;
d) Khi biết rõ đối tượng đang thực hiện hành vi phạm tội nghiêm trọng, phạm tội rất nghiêm trọng, phạm tội đặc biệt nghiêm trọng;
đ) Được nổ súng vào phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, phương tiện giao thông đường thủy nội địa, trừ phương tiện giao thông của cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự nước ngoài, cơ quan đại diện tổ chức quốc tế để dừng phương tiện đó trong trường hợp đối tượng điều khiển phương tiện đó tấn công hoặc đe dọa trực tiếp đến tính mạng người thi hành công vụ hoặc người khác; khi biết rõ phương tiện do đối tượng phạm tội điều khiển cố tình chạy trốn, trừ trường hợp trên phương tiện có chở người hoặc có con tin; khi biết rõ trên phương tiện chở đối tượng phạm tội hoặc vũ khí, vật liệu nổ trái phép, tài liệu phản động, bí mật nhà nước, ma túy, bảo vật quốc gia cố tình chạy trốn, trừ trường hợp trên phương tiện có chở người hoặc có con tin.
...

Theo đó, Cảnh sát biển được trang bị vũ khí quân dụng được nổ súng phải cảnh báo trong những trường hợp cụ thể trên.

Cảnh sát biển Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Cảnh sát biển Việt Nam
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Lễ phục của đội danh dự và tiêu binh Cảnh sát biển
Pháp luật
04 Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển của Việt Nam? Phạm vi hoạt động, địa bàn quản lý của các Bộ Tư lệnh?
Pháp luật
Nhà nước quản lý đối với Cảnh sát biển Việt Nam thông qua những nội dung gì theo quy định của pháp luật?
Pháp luật
Cảnh sát biển Việt Nam có quyền truy đuổi tàu thuyền không chấp hành hiệu lệnh dừng tàu thuyền theo quy định không?
Pháp luật
Lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam có quyền tiến hành hoạt động điều tra hình sự theo quy định của pháp luật không?
Pháp luật
Hợp tác quốc tế của lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam có gồm việc bảo đảm độc lập, chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia không?
Pháp luật
Chính ủy Cảnh sát biển Việt Nam do Thủ tướng bổ nhiệm có hạn tuổi phục vụ cao nhất đến năm bao nhiêu?
Pháp luật
Khi tiếp nhận vụ việc có tính chất phức tạp mà chưa có dấu hiệu của tội phạm thì Cảnh sát biển Việt Nam phải tiến hành xác minh những nội dung nào?
Pháp luật
Trinh sát viên của Cảnh sát biển Việt Nam là ai? Ai có quyền quyết định bổ nhiệm Trinh sát viên?
Pháp luật
Công dân phục vụ trong lực lượng Cảnh sát biển có được coi là thực hiện nghĩa vụ quân sự tại ngũ không?
Pháp luật
Thẩm quyền xử phạt của Cảnh sát biển năm 2022: Tăng giá trị tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính của Hải đội trưởng Hải đội Cảnh sát biển?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Cảnh sát biển
3,035 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Cảnh sát biển

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Cảnh sát biển

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào