Chi nhánh ngân hàng thương mại có thể là Thành viên giao dịch đặc biệt của Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam không?
- Chi nhánh ngân hàng thương mại có thể là thành viên giao dịch đặc biệt của Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam không?
- Thành viên giao dịch đặc biệt là chi nhánh ngân hàng thương mại có chịu sự kiểm tra giám sát của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước không?
- Chi nhánh ngân hàng thương mại tạm ngừng hoạt động thì có bị mất tư cách thành viên giao dịch đặc biệt không?
Chi nhánh ngân hàng thương mại có thể là thành viên giao dịch đặc biệt của Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam không?
Theo căn cứ tại Điều 6 Thông tư 30/2019/TT-BTC quy định như sau:
Tiêu chuẩn làm thành viên giao dịch
...
2. Đối với thành viên giao dịch đặc biệt:
a) Là ngân hàng thương mại hoặc chi nhánh ngân hàng thương mại có giấy phép đăng ký kinh doanh, giấy phép hoạt động hợp lệ do cơ quan có thẩm quyền cấp;
b) Có số vốn điều lệ thực góp hoặc được cấp tối thiểu bằng mức vốn pháp định theo quy định hiện hành của Chính phủ về ban hành danh mục mức vốn pháp định của các tổ chức tín dụng và các quy định hiện hành có liên quan;
c) Có đủ điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật, nhân sự phục vụ hoạt động giao dịch công cụ nợ do Sở Giao dịch Chứng khoán quy định đối với thành viên giao dịch đặc biệt trên hệ thống giao dịch.
Như vậy, chi nhánh ngân hàng thương mại có giấy phép đăng ký kinh doanh, giấy phép hoạt động hợp lệ do cơ quan có thẩm quyền cấp thì có thể là thành viên giao dịch đặc biệt của Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam.
Chi nhánh ngân hàng thương mại có thể là Thành viên giao dịch đặc biệt của Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam không? (hình từ internet)
Thành viên giao dịch đặc biệt là chi nhánh ngân hàng thương mại có chịu sự kiểm tra giám sát của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước không?
Theo căn cứ tại Điều 8 Thông tư 30/2019/TT-BTC quy định như sau:
Quyền và nghĩa vụ của thành viên giao dịch
...
2. Nghĩa vụ của thành viên giao dịch
Thành viên giao dịch thông thường và thành viên giao dịch đặc biệt có các nghĩa vụ sau:
a) Duy trì việc đáp ứng tiêu chuẩn trở thành thành viên giao dịch quy định tại Điều 6 Thông tư này;
b) Tuân thủ các quy định về thành viên giao dịch của Sở Giao dịch Chứng khoán;
c) Chịu sự kiểm tra giám sát của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và Sở Giao dịch Chứng khoán;
d) Nộp tiền sử dụng dịch vụ quản lý thành viên giao dịch, dịch vụ giao dịch và các dịch vụ khác theo quy định của pháp luật;
đ) Tuân thủ chế độ báo cáo và công bố thông tin theo quy định tại Thông tư này và pháp luật khác có liên quan;
e) Khi tham gia giao dịch công cụ nợ trên hệ thống giao dịch của Sở Giao dịch Chứng khoán với tư cách tự doanh hay môi giới phải thông báo với đối tác tư cách của mình trong giao dịch, đồng thời phải bảo đảm giữ bí mật thông tin của đối tác trong giao dịch ngoại trừ các trường hợp: các bên có liên quan đồng ý bằng văn bản; theo yêu cầu bằng văn bản của các cơ quan chức năng có thẩm quyền; khi giao dịch chính thức bị xem là không thể tiếp tục do các bên tham gia từ chối hoặc mất khả năng thực hiện các nghĩa vụ trong giao dịch.
Như vậy, thành viên giao dịch đặc biệt là chi nhánh ngân hàng thương mại có chịu sự kiểm tra giám sát của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và cả Sở Giao dịch Chứng khoán.
Chi nhánh ngân hàng thương mại tạm ngừng hoạt động thì có bị mất tư cách thành viên giao dịch đặc biệt không?
Theo căn cứ tại Điều 9 Thông tư 30/2019/TT-BTC quy định như sau:
Chấm dứt tư cách thành viên giao dịch
1. Thành viên giao dịch tự nguyện xin chấm dứt tư cách thành viên và được Sở Giao dịch Chứng khoán chấp thuận.
2. Thành viên giao dịch bị buộc chấm dứt tư cách thành viên khi thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Không còn đáp ứng các tiêu chuẩn làm thành viên giao dịch quy định tại Điều 6 Thông tư này;
b) Vi phạm nghiêm trọng hoặc mang tính hệ thống quy định về thành viên giao dịch công cụ nợ theo quy định Sở Giao dịch Chứng khoán đối với thành viên giao dịch;
c) Giải thể, phá sản, tạm ngừng hoạt động hoặc bị thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động; hoặc tổ chức chấm dứt tồn tại sau khi hợp nhất (công ty bị hợp nhất), sáp nhập (công ty bị sáp nhập), chia (công ty bị chia); hoặc tổ chức hình thành sau khi sáp nhập (công ty nhận sáp nhập), tách (công ty bị tách) nhưng không đáp ứng một trong các điều kiện quy định tại Điều 6 Thông tư này.
3. Trường hợp chấm dứt tư cách thành viên giao dịch là nhà tạo lập thị trường, Sở Giao dịch Chứng khoán báo cáo Bộ Tài chính trước khi thực hiện.
4. Sở Giao dịch Chứng khoán quy định cụ thể về chấm dứt tư cách thành viên giao dịch sau khi được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận.
Theo quy định, thành viên giao dịch bị buộc chấm dứt tư cách thành viên khi thuộc một trong các trường hợp sau:
- Không còn đáp ứng các tiêu chuẩn làm thành viên giao dịch.
- Vi phạm nghiêm trọng hoặc mang tính hệ thống quy định về thành viên giao dịch công cụ nợ theo quy định Sở Giao dịch Chứng khoán đối với thành viên giao dịch;
- Giải thể, phá sản, tạm ngừng hoạt động hoặc bị thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động; hoặc tổ chức chấm dứt tồn tại sau khi hợp nhất (công ty bị hợp nhất), sáp nhập (công ty bị sáp nhập), chia (công ty bị chia); hoặc tổ chức hình thành sau khi sáp nhập (công ty nhận sáp nhập), tách (công ty bị tách) nhưng không đáp ứng một trong các điều kiện quy định tại Điều 6 Thông tư
Như vậy, chi nhánh ngân hàng thương mại tạm ngừng hoạt động thì bị mất tư cách thành viên giao dịch đặc biệt.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Số tiền chiết khấu thương mại của hàng hóa đã bán được tính điều chỉnh trên hóa đơn bán hàng trong trường hợp nào?
- Thời hạn lập giao kế hoạch đầu tư công hằng năm vốn ngân sách trung ương trên Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về đầu tư công?
- Thưởng Tết là gì? Tiền thưởng Tết Âm lịch giữa các nhân viên trong công ty có khác nhau hay không?
- Người yêu cầu giải quyết việc dân sự là ai? Đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự có nội dung như thế nào?
- Hồ sơ, thủ tục xét công nhận đảng viên dự bị thành đảng viên chính thức? Đảng viên dự bị có được biểu quyết không?