Chi cục Thi hành án dân sự cấp huyện có được tạm hoãn xuất cảnh đối với người nước ngoài đang thực hiện nghĩa vụ thi hành án dân sự tại Việt Nam?
- Chi cục Thi hành án dân sự cấp huyện có được tạm hoãn xuất cảnh đối với người nước ngoài đang thực hiện nghĩa vụ thi hành án dân sự tại Việt Nam?
- Thời hạn tạm hoãn xuất cảnh trong khi đang thực hiện nghĩa vụ thi hành án dân sự đối với người nước ngoài tại Việt Nam?
- Trường hợp nào khi đang thực hiện nghĩa vụ thi hành án dân sự mà có thể xuất cảnh ra nước ngoài?
Chi cục Thi hành án dân sự cấp huyện có được tạm hoãn xuất cảnh đối với người nước ngoài đang thực hiện nghĩa vụ thi hành án dân sự tại Việt Nam?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 29 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014 quy định như sau:
"1. Thủ trưởng cơ quan điều tra, Viện trưởng Viện kiểm sát, Chánh án Tòa án, Thủ trưởng cơ quan thi hành án, Chủ tịch Hội đồng cạnh tranh trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình quyết định tạm hoãn xuất cảnh đối với các trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 28 của Luật này."
Theo đó tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 29 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014 quy định:
"1. Người nước ngoài có thể bị tạm hoãn xuất cảnh nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Đang là bị can, bị cáo, người có nghĩa vụ liên quan trong vụ án hình sự hoặc đang là bị đơn, người bị kiện, người có nghĩa vụ liên quan trong vụ việc dân sự, kinh doanh thương mại, lao động, hành chính, hôn nhân và gia đình;
b) Đang có nghĩa vụ chấp hành bản án, quyết định của Tòa án, quyết định của Hội đồng xử lý cạnh tranh."
Như vậy, căn cứ theo qui định trên thì Thủ trưởng cơ quan thi hành án (ở cấp huyện là Chi cục trưởng chi cục thi hành án) có thẩm quyền ra quyết định hoãn xuất cảnh đối với Công dân nước ngoài tại Việt Nam. Do đó, chi cục Thi hành án dân sự Quận Tân Bình có quyền tạm hoãn xuất cảnh đối với người nước ngoài đang thực hiện nghĩa vụ thi hành án dân sự tại Việt Nam.
Tạm hoãn xuất cảnh với người nước ngoài khi đang thực hiện thi hành án dân sự
Thời hạn tạm hoãn xuất cảnh trong khi đang thực hiện nghĩa vụ thi hành án dân sự đối với người nước ngoài tại Việt Nam?
Căn cứ quy định tại khoản 3 Điều 28 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014 quy định:
"3. Thời hạn tạm hoãn xuất cảnh không quá 03 năm và có thể gia hạn."
Theo đó, thời hạn tạm hoãn xuất cảnh trong khi đang thực hiện nghĩa vụ thi hành án dân sự đối với người nước ngoài tại Việt Nam là không quá 3 năm và có thể gia hạn thêm.
Trường hợp nào khi đang thực hiện nghĩa vụ thi hành án dân sự mà có thể xuất cảnh ra nước ngoài?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 51 Nghị định 62/2015/NĐ-CP sửa đổi bởi Điểm b Khoản 15 Điều 1 Nghị định 33/2020/NĐ-CP quy định về việc xuất cảnh của người phải thi hành án như sau:
"2. Đối với người phải thi hành án đang có nghĩa vụ thi hành bản án, quyết định về tiền, tài sản mà thuộc một trong các trường hợp sau thì có thể không bị xem xét tạm hoãn xuất cảnh:
a) Có đủ tài sản để thực hiện nghĩa vụ và đã ủy quyền cho người khác thay mặt họ giải quyết việc thi hành án liên quan đến tài sản đó; việc ủy quyền phải có công chứng và không được hủy ngang.
b) Đã ủy quyền cho người khác mà người được ủy quyền có đủ tài sản và cam kết thi hành thay nghĩa vụ của người ủy quyền; việc ủy quyền phải có công chứng và không được hủy ngang.
c) Có sự đồng ý của người được thi hành án;
d) Hết thời hiệu yêu cầu thi hành án mà không có căn cứ chấp nhận yêu cầu thi hành án quá hạn;
đ) Là người nước ngoài phạm tội ít nghiêm trọng đang bị bệnh hiểm nghèo hoặc không có tài sản, thu nhập tại Việt Nam, có đơn cam kết thực hiện nghĩa vụ sau khi về nước.
Đơn cam kết phải có xác nhận của cơ quan đại diện ngoại giao tại Việt Nam của nước mà người đó có quốc tịch về việc đôn đốc người đó thực hiện nghĩa vụ thi hành khoản thu, nộp ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật Việt Nam;
e) Có văn bản của cơ quan Công an hoặc cơ quan đại diện ngoại giao đề nghị cho xuất cảnh trong trường hợp cá nhân là người phạm tội nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng đang bị bệnh hiểm nghèo hoặc không có tài sản, thu nhập tại Việt Nam nhưng không được người được thi hành án cho xuất cảnh hoặc không xác định được địa chỉ của người được thi hành án hoặc người được thi hành án là người nước ngoài đã về nước và các trường hợp đặc biệt khác. Việc xuất cảnh trong trường hợp này do Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với các Bộ Ngoại giao, Bộ Công an, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao xem xét, quyết định.
3. Trường hợp người phải thi hành án ủy quyền cho người thay mặt họ giải quyết việc thi hành án thì cơ quan thi hành án dân sự thông báo việc thi hành án cho người được ủy quyền.
Trường hợp người phải thi hành án xuất cảnh ra nước ngoài thì việc thông báo được thực hiện bằng hình thức điện tín, fax, email hoặc hình thức khác nếu họ có yêu cầu và không gây trở ngại cho cơ quan thi hành án dân sự."
Theo đó, nếu bạn thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 51 Nghị định 62/2015/NĐ-CP thì có thể không bị xem xét tạm hoãn xuất cảnh. Còn trường hợp bạn không thuộc trường hợp không bị xem xét tạm hoãn xuất cảnh khi đang thực hiện nghĩa vụ thi hành án dân sự thì bạn có thể ủy quyền cho người khác thay mặt bạn giải quyết việc thi hành án theo quy định tại khoản 3 Điều 51 Nghị định 62/2015/NĐ-CP.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Dấu hợp quy được sử dụng như thế nào? Tổ chức công bố hợp quy sử dụng dấu hợp quy đối với sản phẩm hàng hóa khi nào?
- 09 Trường hợp miễn nhiệm thành viên Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp y tế công lập theo Thông tư 53?
- Đánh giá độ không chắc chắn kết quả kiểm kê khí nhà kính cấp lĩnh vực thực hiện với nguồn phát thải khí nhà kính nào?
- Chi phí bán hàng là gì? Cách hạch toán chi phí bán hàng theo Thông tư 200? Tài khoản chi phí bán hàng?
- Quy định 22 về đình chỉ sinh hoạt đảng? Đảng viên bị khởi tố có bị đình chỉ sinh hoạt đảng không?