Chi cục Quản lý đầu tư xây dựng đường bộ có nhiệm vụ và quyền hạn gì trong công tác lựa chọn nhà thầu?
Chi cục Quản lý đầu tư xây dựng đường bộ có tư cách pháp nhân không?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 1 Quyết định 1234/QĐ-BGTVT năm 2022, có quy định về vị trí, chức năng như sau:
Vị trí, chức năng
1. Chi cục Quản lý đầu tư xây dựng đường bộ là tổ chức thuộc Cục Đường bộ Việt Nam, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Cục trưởng Cục Đường bộ Việt Nam (sau đây gọi tắt là Cục trưởng) thực hiện quản lý và thực thi nhiệm vụ trong lĩnh vực quản lý đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ thuộc phạm vi quản lý của Cục Đường bộ Việt Nam (sau đây gọi tắt là Cục); thực hiện nhiệm vụ cơ quan chuyên môn về xây dựng theo phân cấp, uỷ quyền của Cục trưởng.
2. Chi cục Quản lý đầu tư xây dựng đường bộ có tư cách pháp nhân, có con dấu, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước, có trụ sở tại thành phố Hà Nội.
Như vậy, theo quy định trên thì Chi cục Quản lý đầu tư xây dựng đường bộ có tư cách pháp nhân, có con dấu, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước, có trụ sở tại thành phố Hà Nội.
Chi cục Quản lý đầu tư xây dựng đường bộ (Hình từ Internet)
Chi cục Quản lý đầu tư xây dựng đường bộ có nhiệm vụ và quyền hạn gì trong công tác lựa chọn nhà thầu?
Căn cứ tại khoản 6 Điều 2 Quyết định 1234/QĐ-BGTVT năm 2022, có quy định về nhiệm vụ, quyền hạn như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn
…
4. Chủ trì thực hiện nhiệm vụ của cơ quan chuyên môn trực thuộc người quyết định đầu tư trong việc thẩm định, tham mưu phê duyệt dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ được Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải phân cấp, uỷ quyền quyết định đầu tư cho Cục trưởng.
5. Tham mưu cho Cục trưởng về công tác kiểm tra việc thực hiện quản lý dự án và chất lượng công trình các dự án đầu tư xây dựng, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo phân công, phân cấp, ủy quyền của Cục trưởng.
6. Về công tác lựa chọn nhà thầu:
a) Tham mưu cho Cục trưởng công tác kiểm tra, theo dõi, xử lý vi phạm của các tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc thực hiện chính sách, pháp luật về lựa chọn nhà thầu đối với các dự án do Cục quản lý theo phân công, phân cấp, uỷ quyền của Cục trưởng;
b) Thẩm định, trình Cục trưởng phê duyệt, điều chỉnh kế hoạch lựa chọn nhà thầu đối với các dự án đầu tư xây dựng, bảo trì do Cục trưởng quyết định đầu tư theo phân công, phân cấp, ủy quyền của Cục trưởng; tham mưu cho Cục trưởng trình Bộ Giao thông vận tải phê duyệt, điều chỉnh kế hoạch lựa chọn nhà thầu đối với các dự án do Bộ Giao thông vận tải quyết định đầu tư;
c) Thẩm định, trình Cục trưởng phê duyệt hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu, kết quả lựa chọn danh sách ngắn, danh sách nhà thầu đạt yêu cầu về kỹ thuật, danh sách xếp hạng nhà thầu, kết quả lựa chọn nhà thầu đối với các dự án do Cục làm chủ đầu tư.
…
Theo đó, trong công tác lựa chọn nhà thầu thì Chi cục Quản lý đầu tư xây dựng đường bộ có các nhiệm vụ và quyền hạn sau:
- Tham mưu cho Cục trưởng công tác kiểm tra, theo dõi, xử lý vi phạm của các tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc thực hiện chính sách, pháp luật về lựa chọn nhà thầu đối với các dự án do Cục quản lý theo phân công, phân cấp, uỷ quyền của Cục trưởng;
- Thẩm định, trình Cục trưởng phê duyệt, điều chỉnh kế hoạch lựa chọn nhà thầu đối với các dự án đầu tư xây dựng, bảo trì do Cục trưởng quyết định đầu tư theo phân công, phân cấp, ủy quyền của Cục trưởng; tham mưu cho Cục trưởng trình Bộ Giao thông vận tải phê duyệt, điều chỉnh kế hoạch lựa chọn nhà thầu đối với các dự án do Bộ Giao thông vận tải quyết định đầu tư;
- Thẩm định, trình Cục trưởng phê duyệt hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu, kết quả lựa chọn danh sách ngắn, danh sách nhà thầu đạt yêu cầu về kỹ thuật, danh sách xếp hạng nhà thầu, kết quả lựa chọn nhà thầu đối với các dự án do Cục làm chủ đầu tư.
Phòng Quản lý đầu tư xây dựng 1 trực thuộc Chi cục Quản lý đầu tư xây dựng đường bộ có đúng không?
Căn cứ tại khoản 3 Điều 3 Quyết định 1234/QĐ-BGTVT năm 2022, có quy định về cơ cấu tổ chức như sau:
Cơ cấu tổ chức
1. Phòng Tổng hợp.
2. Phòng Thể chế - Đấu thầu.
3. Phòng Quản lý đầu tư xây dựng 1.
4. Phòng Quản lý đầu tư xây dựng 2.
Chi Cục trưởng Chi cục Quản lý đầu tư xây dựng đường bộ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và mối quan hệ công tác của các phòng tham mưu giúp việc Chi Cục trưởng.
Như vậy, theo quy định trên thì phòng Quản lý đầu tư xây dựng 1 trực thuộc Chi cục Quản lý đầu tư xây dựng đường bộ
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thời hạn sử dụng đất nông nghiệp là bao lâu? Theo Luật Đất đai 2024 chuyển nhượng đất nông nghiệp hết thời hạn sử dụng có được không?
- Phương pháp xác định từ khối lượng xây dựng tính theo thiết kế cơ sở có phải cơ sở xác định tổng mức đầu tư xây dựng không?
- Thời hạn sử dụng của đất trồng cây lâu năm theo hình thức giao đất tối đa hiện nay là bao nhiêu?
- Bị mất Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược thì có được cấp lại không? Ai có thẩm quyền cấp lại giấy chứng nhận?
- Tài sản cơ sở của hợp đồng tương lai chỉ số là gì? Quy mô hợp đồng tương lai chỉ số được xác định như thế nào?