Chỉ có Cơ quan điều tra mới có quyền ra quyết định tạm hoãn xuất cảnh khi có căn cứ xác định việc bị can có dấu hiệu bỏ trốn ra nước ngoài đúng không?

Thời hạn tạm hoãn xuất cảnh đối với người bị kết án phạt tù được quy định như thế nào? Chỉ có Cơ quan điều tra mới có quyền ra quyết định tạm hoãn xuất cảnh khi có căn cứ xác định việc bị can có dấu hiệu bỏ trốn ra nước ngoài đúng không? Thẩm phán chủ tọa phiên tòa có được tự ý thay thế biện pháp ngăn chặn khác trong trường hợp biện pháp tạm hoãn xuất cảnh hết thời hạn áp dụng không? - Câu hỏi của Mỹ Ái (Ninh Thuận)

Thời hạn tạm hoãn xuất cảnh đối với người bị kết án phạt tù được quy định như thế nào?

Thời hạn tạm hoãn xuất cảnh đối với người bị kết án phạt tù được quy định như thế nào?

Thời hạn tạm hoãn xuất cảnh đối với người bị kết án phạt tù được quy định như thế nào? (hình từ Internet)

Căn cứ Điều 124 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định như sau:

Tạm hoãn xuất cảnh
1. Có thể tạm hoãn xuất cảnh đối với những người sau đây khi có căn cứ xác định việc xuất cảnh của họ có dấu hiệu bỏ trốn:
a) Người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố mà qua kiểm tra, xác minh có đủ căn cứ xác định người đó bị nghi thực hiện tội phạm và xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn hoặc tiêu hủy chứng cứ;
b) Bị can, bị cáo.
2. Những người có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 113 của Bộ luật này, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa có quyền quyết định tạm hoãn xuất cảnh. Quyết định tạm hoãn xuất cảnh của những người được quy định tại điểm a khoản 1 Điều 113 của Bộ luật này phải được thông báo ngay cho Viện kiểm sát cùng cấp trước khi thi hành.
3. Thời hạn tạm hoãn xuất cảnh không được quá thời hạn giải quyết nguồn tin về tội phạm, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử theo quy định của Bộ luật này. Thời hạn tạm hoãn xuất cảnh đối với người bị kết án phạt tù không quá thời hạn kể từ khi tuyên án cho đến thời điểm người đó đi chấp hành án phạt tù.

Theo đó, thời hạn tạm hoãn xuất cảnh không được quá thời hạn giải quyết nguồn tin về tội phạm, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử.

Chỉ có Cơ quan điều tra mới có quyền ra quyết định tạm hoãn xuất cảnh khi có căn cứ xác định việc bị can có dấu hiệu bỏ trốn ra nước ngoài đúng không?

Căn cứ Điều 20 Quyết định 111/QĐ-VKSTC năm 2020 quy định như sau:

Thực hành quyền công tố, kiểm sát việc tạm hoãn xuất cảnh
1. Ngay sau khi nhận được thông báo về việc quyết định tạm hoãn xuất cảnh của Cơ quan điều tra, Kiểm sát viên phải kiểm sát căn cứ, thẩm quyền, thời hạn tạm hoãn xuất cảnh. Trường hợp xét thấy quyết định tạm hoãn xuất cảnh của Cơ quan điều tra không có căn cứ thì Kiểm sát viên báo cáo, đề xuất lãnh đạo đơn vị, lãnh đạo Viện ra văn bản yêu cầu Cơ quan điều tra hủy bỏ quyết định tạm hoãn xuất cảnh. Nếu Cơ quan điều tra không thực hiện thì Kiểm sát viên báo cáo, đề xuất lãnh đạo đơn vị, lãnh đạo Viện ra quyết định hủy bỏ quyết định tạm hoãn xuất cảnh của Cơ quan điều tra theo quy định tại Điều 41 và khoản 5 Điều 165 Bộ luật Tố tụng hình sự. Nếu có căn cứ xác định việc bị can có dấu hiệu bỏ trốn ra nước ngoài mà Cơ quan điều tra không ra quyết định tạm hoãn xuất cảnh thì Kiểm sát viên báo cáo, đề xuất lãnh đạo đơn vị, lãnh đạo Viện ra văn bản yêu cầu Cơ quan điều tra ra quyết định tạm hoãn xuất cảnh. Nếu Cơ quan điều tra không thực hiện thì Kiểm sát viên báo cáo, đề xuất lãnh đạo đơn vị, lãnh đạo Viện ra quyết định tạm hoãn xuất cảnh và gửi ngay cho Cơ quan điều tra, Cơ quan quản lý xuất nhập cảnh.

Chiếu theo quy định này, nếu có căn cứ xác định việc bị can có dấu hiệu bỏ trốn ra nước ngoài mà Cơ quan điều tra không ra quyết định tạm hoãn xuất cảnh thì Kiểm sát viên báo cáo, đề xuất lãnh đạo đơn vị, lãnh đạo Viện ra văn bản yêu cầu Cơ quan điều tra ra quyết định tạm hoãn xuất cảnh.

Nếu Cơ quan điều tra không thực hiện thì Kiểm sát viên báo cáo, đề xuất lãnh đạo đơn vị, lãnh đạo Viện ra quyết định tạm hoãn xuất cảnh và gửi ngay cho Cơ quan điều tra, Cơ quan quản lý xuất nhập cảnh.

Như vậy, ngoài Cơ quan điều tra thì lãnh đạo đơn vị, lãnh đạo Viện kiểm sát vẫn có quyền ra quyết định tạm hoãn xuất cảnh trong trường hợp trên.

Thẩm phán chủ tọa phiên tòa có được tự ý thay thế biện pháp ngăn chặn khác trong trường hợp biện pháp tạm hoãn xuất cảnh hết thời hạn áp dụng không?

Căn cứ Điều 125 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định như sau:

Hủy bỏ hoặc thay thế biện pháp ngăn chặn
1. Mọi biện pháp ngăn chặn đang áp dụng phải được hủy bỏ khi thuộc một trong các trường hợp:
a) Quyết định không khởi tố vụ án hình sự;
b) Đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án;
c) Đình chỉ điều tra đối với bị can, đình chỉ vụ án đối với bị can;
d) Bị cáo được Tòa án tuyên không có tội, miễn trách nhiệm hình sự hoặc miễn hình phạt, hình phạt tù nhưng được hưởng án treo hoặc hình phạt cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ.
2. Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án hủy bỏ biện pháp ngăn chặn khi thấy không còn cần thiết hoặc có thể thay thế bằng biện pháp ngăn chặn khác.
Đối với những biện pháp ngăn chặn do Viện kiểm sát phê chuẩn trong giai đoạn điều tra thì việc hủy bỏ hoặc thay thế bằng biện pháp ngăn chặn khác phải do Viện kiểm sát quyết định; trong thời hạn 10 ngày trước khi hết thời hạn áp dụng biện pháp ngăn chặn, trừ biện pháp tạm giữ do Viện kiểm sát phê chuẩn, cơ quan đã đề nghị áp dụng biện pháp ngặn chặn này phải thông báo cho Viện kiểm sát để quyết định hủy bỏ hoặc thay thế biện pháp ngăn chặn khác.

Như vậy, đối với những biện pháp ngăn chặn do Viện kiểm sát phê chuẩn trong giai đoạn điều tra thì việc hủy bỏ hoặc thay thế bằng biện pháp ngăn chặn khác phải do Viện kiểm sát quyết định.

Thẩm phán chủ tọa phiên tòa đã đề nghị áp dụng biện pháp ngặn chặn này phải thông báo cho Viện kiểm sát để quyết định hủy bỏ hoặc thay thế biện pháp ngăn chặn khác, mà không được quyền tự ban hành quyết định thay thế biện pháp ngăn chặn khác.

Tạm hoãn xuất cảnh Tải trọn bộ các văn bản hiện hành về Tạm hoãn xuất cảnh
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Người nước ngoài bị tạm hoãn xuất cảnh trong các trường hợp nào và thời hạn tạm hoãn xuất cảnh ra sao?
Pháp luật
Ai có nghĩa vụ nộp thuế? Trách nhiệm hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế của người nộp thuế trong trường hợp xuất cảnh?
Pháp luật
Công văn 4216 TCT QLN Hướng dẫn phân loại, tăng cường đôn đốc thu hồi nợ thuế chuẩn Tổng cục Thuế ban hành?
Pháp luật
Người lao động thuộc trường hợp bị tạm hoãn xuất cảnh thì công ty có được đưa người này đi làm việc ở nước ngoài không?
Pháp luật
Tạm hoãn xuất cảnh là gì? Trường hợp nào một cá nhân bị tạm hoãn xuất cảnh theo quy định của pháp luật Việt Nam?
Pháp luật
Những đối tượng nào bị tạm hoãn xuất cảnh theo quy định của pháp luật? Khi nào được hủy bỏ lệnh tạm hoãn xuất cảnh?
Pháp luật
Phải hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế trước khi xuất cảnh? Bị tạm hoãn xuất cảnh do chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế thì được xuất cảnh khi nào?
Pháp luật
Đang người chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ có được xuất cảnh hay không? Thời hạn hoãn xuất cảnh là bao lâu?
Pháp luật
Trường hợp nào cá nhân nợ thuế bị tạm hoãn xuất cảnh? Ai có thẩm quyền quyết định tạm hoãn xuất cảnh?
Pháp luật
Một số lưu ý để tránh bị tạm hoãn xuất cảnh do nợ thuế? Văn bản tạm hoãn xuất cảnh được đăng tải ở đâu?
Pháp luật
Có tạm hoãn xuất cảnh đối với người đang trong thời gian chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tạm hoãn xuất cảnh
Phạm Thị Xuân Hương Lưu bài viết
1,355 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Tạm hoãn xuất cảnh

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Tạm hoãn xuất cảnh

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào