Chế tài đối với tổ chức kinh doanh du lịch không phối hợp với cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc cứu hộ, cứu nạn cho khách du lịch là gì?
- Chế tài đối với tổ chức kinh doanh du lịch không phối hợp với cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc cứu hộ, cứu nạn cho khách du lịch là gì?
- Việc bảo đảm an toàn cho khách du lịch đối với tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch được quy định như thế nào?
- Chính sách phát triển du lịch được quy định như thế nào?
Chế tài đối với tổ chức kinh doanh du lịch không phối hợp với cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc cứu hộ, cứu nạn cho khách du lịch là gì?
Căn cứ tại khoản 6 Điều 6 Nghị định 45/2019/NĐ-CP vi phạm quy định chung về hoạt động kinh doanh du lịch như sau:
Vi phạm quy định chung về hoạt động kinh doanh du lịch
...
6. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi không phối hợp với cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc cứu hộ, cứu nạn cho khách du lịch.
7. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không áp dụng biện pháp bảo đảm tính mạng, sức khỏe, tài sản của khách du lịch.
8. Hình thức xử phạt bổ sung:
Đình chỉ hoạt động từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi quy định tại các khoản 5, 6 và 7 Điều này.
9. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi quy định tại điểm a khoản 3, điểm c khoản 4 Điều này.
Lưu ý: theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định 45/2019/NĐ-CP thì mức phạt trên là mức phạt đối với cá nhân. Mức phạt tiền đối với tổ chức gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Như vậy, tổ chức kinh doanh du lịch không phối hợp với cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc cứu hộ, cứu nạn cho khách du lịch thì có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng.
Đồng thời bị đình chỉ hoạt động từ 01 tháng đến 03 tháng.
Chế tài đối với tổ chức kinh doanh du lịch không phối hợp với cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc cứu hộ, cứu nạn cho khách du lịch là gì? (Hình từ Internet)
Việc bảo đảm an toàn cho khách du lịch đối với tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch được quy định như thế nào?
Căn cứ tại Điều 13 Luật Du lịch 2017 về bảo đảm an toàn cho khách du lịch như sau:
Bảo đảm an toàn cho khách du lịch
1. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có biện pháp bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội tại khu du lịch, điểm du lịch.
2. Tổ chức, cá nhân quản lý khu du lịch, điểm du lịch có biện pháp phòng, tránh rủi ro và tổ chức bộ phận bảo vệ, cứu hộ, cứu nạn cho khách du lịch.
3. Tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch có trách nhiệm cảnh báo nguy cơ gây nguy hiểm cho khách du lịch; thông báo, chỉ dẫn kịp thời cho khách du lịch trong trường hợp khẩn cấp; áp dụng biện pháp cần thiết, phối hợp với cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc cứu hộ, cứu nạn cho khách du lịch.
Như vậy, tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch có trách nhiệm trong việc bảo đảm an toàn cho khách du lịch như sau:
- Cảnh báo nguy cơ gây nguy hiểm cho khách du lịch;
- Thông báo, chỉ dẫn kịp thời cho khách du lịch trong trường hợp khẩn cấp;
- Áp dụng biện pháp cần thiết, phối hợp với cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc cứu hộ, cứu nạn cho khách du lịch.
Chính sách phát triển du lịch được quy định như thế nào?
Chính sách phát triển du lịch được quy định tại Điều 5 Luật Du lịch 2017; cụ thể như sau:
- Nhà nước có chính sách huy động mọi nguồn lực cho phát triển du lịch để bảo đảm du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước.
- Tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch được hưởng mức ưu đãi, hỗ trợ đầu tư cao nhất khi Nhà nước ban hành, áp dụng các chính sách về ưu đãi và hỗ trợ đầu tư.
- Nhà nước ưu tiên bố trí kinh phí cho các hoạt động sau đây:
+ Điều tra, đánh giá, bảo vệ, tôn tạo, phát triển giá trị tài nguyên du lịch;
+ Lập quy hoạch về du lịch;
+ Xúc tiến du lịch, xây dựng thương hiệu du lịch quốc gia, địa phương;
+ Xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ phát triển du lịch.
- Nhà nước có chính sách khuyến khích, hỗ trợ cho các hoạt động sau đây:
+ Đầu tư phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật, dịch vụ du lịch chất lượng cao;
+ Nghiên cứu, định hướng phát triển sản phẩm du lịch;
+ Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực du lịch;
+ Đầu tư phát triển sản phẩm du lịch mới có tác động tích cực tới môi trường, thu hút sự tham gia của cộng đồng dân cư; đầu tư phát triển sản phẩm du lịch biển, đảo, du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, du lịch văn hóa và sản phẩm du lịch đặc thù khác;
+ Ứng dụng khoa học, công nghệ hiện đại phục vụ quản lý và phát triển du lịch;
+ Phát triển du lịch tại nơi có tiềm năng du lịch; sử dụng nhân lực du lịch tại địa phương;
+ Đầu tư hình thành khu dịch vụ du lịch phức hợp, có quy mô lớn; hệ thống cửa hàng miễn thuế, trung tâm mua sắm phục vụ khách du lịch.
- Nhà nước có chính sách tạo điều kiện thuận lợi về đi lại, cư trú, thủ tục xuất cảnh, nhập cảnh, hải quan, hoàn thuế giá trị gia tăng và bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp khác cho khách du lịch.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu công văn yêu cầu bảo hành hàng hóa theo hợp đồng mua bán hàng hóa? Khi nào bên mua phải chịu chi phí bảo hành?
- Việc quản lý trật tự xây dựng phải được thực hiện từ khi nào? Ủy ban nhân dân cấp xã có phải chịu trách nhiệm về quản lý trật tự xây dựng không?
- Mẫu Biên bản thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động mới nhất? Hai bên có thể thỏa thuận để chấm dứt hợp đồng lao động không?
- Sản phẩm hàng hóa vật liệu xây dựng có khả năng gây mất an toàn là gì? Yêu cầu chung về quản lý chất lượng như thế nào?
- Tổng hợp mẫu vẽ tranh vẽ ngày tết đơn giản 2025 đẹp nhất? Đánh giá định kỳ, thường xuyên học sinh tiểu học thế nào?